Image

Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS

Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS

Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn có ý nghĩa thế nào?

Xạ trị sau phẫu thuật giúp chữa khỏi hầu hết bệnh ung thư vú giai đoạn đầu. Xạ trị kỹ thuật cao đã tiên phong phát triển một số kỹ thuật bức xạ giúp việc điều trị hiệu quả và an toàn hơn cho người bệnh.

Sự thành công của điều trị ung thư vú ngày càng tăng nhờ vào việc sử dụng hiệu quả liệu pháp xạ trị. Người bệnh thường được xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn (cắt bỏ vú hoặc cắt bỏ khối u) để tiêu diệt tế bào ung thư sót lại ở vú và khu vực hạch bạch huyết xung quanh. Kết quả, hầu hết người bệnh ung thư vú giai đoạn đầu đều được chữa khỏi và ít tái phát.

xạ trị ung thư biểu mô ống tại chỗ
Xạ trị sau phẫu thuật giúp chữa khỏi hầu hết bệnh ung thư vú giai đoạn đầu.

Khi nào cần xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS?

Phụ nữ mắc ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS – dạng ung thư vú giai đoạn đầu có nguy cơ thấp) có thể được xạ trị sau khi khối u được cắt bỏ (phẫu thuật bảo tồn vú) để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Một nghiên cứu mới cung cấp thêm bằng chứng cho thấy, xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS có thể làm giảm đáng kể nguy cơ DCIS tái phát.

Khi nào có thể không cần xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS?

Các bệnh nhân lớn tuổi (trên 65 tuổi, loại DCIS nhỏ và ác tính thấp và rìa cắt an toàn, nhiều yếu tố tiên lượng tốt thì nguy cơ tái phát thấp nhất) có thể không cần xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS.

Phương pháp xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn

Một số phương pháp xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS hiện nay, bao gồm:

1. Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài (EBRT)

Liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài (EBRT) này sử dụng máy hướng chùm tia bức xạ đến vị trí khối u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và ngừa tổn thương đến mô khỏe mạnh xung quanh ở mức tối đa. Phương pháp xạ trị này phổ biến nhất trong việc điều trị ung thư. Các liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài như:

2. Xạ trị trong phẫu thuật (IORT)

Xạ trị trong phẫu thuật (IORT) diễn ra cùng lúc với phẫu thuật nếu một phần khối u không thể được cắt bỏ an toàn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ bảo vệ mô khỏe mạnh bằng tấm chắn trong khi máy chiếu xạ vào vị trí ung thư.

3. Xạ trị điều chỉnh cường độ (IMRT)

Xạ trị điều chỉnh cường độ (IMRT) là dạng xạ trị bảo vệ 3D tiên tiến. Việc phát triển liệu pháp xạ trị điều chỉnh cường độ (IMRT) sẽ nhắm vào khối u bằng nhiều chùm tia ở các góc và cường độ khác nhau để phù hợp với hình dạng khối u. Kỹ thuật này đã chứng minh giá trị lâm sàng to lớn, bác sĩ xạ trị đã sử dụng IMRT như phương pháp điều trị ung thư vú tiêu chuẩn trong 10 năm nay. Hơn nữa, bác sĩ ngày càng tiếp tục cải tiến liệu pháp xạ trị để an toàn và hiệu quả hơn.

4. Xạ trị giảm phân liều

Liệu pháp xạ trị giảm phân liều là dạng bức xạ có cường độ cao hơn liệu pháp xạ trị tiêu chuẩn và được thực hiện trong thời gian ngắn hơn với liều lượng cao hơn trong mỗi đợt xạ trị. Nhiều người bệnh ung thư vú hiện nay được điều trị bằng liệu pháp giảm phân liều.

Ngoài việc thuận tiện cho người bệnh vì cần ít lần khám hơn. Nghiên cứu dài hạn còn cho thấy, liệu pháp giảm phân liều cũng hiệu quả hơn trong điều trị ung thư và xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS. Bác sĩ cho biết, kết quả tốt hơn gồm: tăng tỷ lệ kiểm soát bệnh, tăng kết quả thẩm mỹ, giảm mô sẹo xơ chai do xạ trị,… tuy với thời gian xạ trị ngắn hơn. Đây là tình huống đôi bên cùng có lợi cho người bệnh.

5. Liệu pháp xạ trị áp sát

Liệu pháp xạ trị áp sát (xạ trị bên trong) cung cấp bức xạ tăng tốc một phần vú với liều bức xạ lớn trong thời gian ngắn chỉ cho một phần vú có ung thư, thay vì toàn bộ vú. Phương pháp xạ trị áp sát thường sử dụng các mảnh nhỏ vật liệu phóng xạ (gọi là hạt) đặt vào khu vực xung quanh nơi có ung thư.

xạ trị ung thư biểu mô ống tại chỗ
Liệu pháp xạ trị giảm phân liều là dạng bức xạ có cường độ cao hơn liệu pháp xạ trị tiêu chuẩn và được thực hiện trong thời gian ngắn với liều lượng cao hơn trong mỗi đợt xạ trị.

Quy trình xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn vú bao gồm

1. Chuẩn bị trước khi xạ trị

Một số việc cần thực hiện trước khi xạ trị, bao gồm cả xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS, sẽ cần chuẩn bị:

  • Bác sĩ khám lâm sàng và xem bệnh sử để xác định xem cơ thể người bệnh có được chỉ định xạ trị không.
  • Bác sĩ lựa chọn liệu pháp thích hợp với tình trạng của người bệnh, theo dõi tình trạng của người bệnh và điều chỉnh phương pháp nếu cần.
  • Bác sĩ trao đổi với người bệnh về lợi ích và tác dụng phụ của phương pháp xạ trị.
  • Với xạ trị ngoài, người bệnh sẽ trải qua 1 buổi lập kế hoạch xạ trị (mô phỏng), bác sĩ sẽ lập bản đồ vùng vú để nhắm chính xác vùng cần điều trị.
  • Với xạ trị trong, bác sĩ sẽ đặt thiết bị đặc biệt chứa chất phóng xạ vào khu vực điều trị (đã cắt bỏ khối u) thông qua quá trình phẫu thuật hoặc thủ thuật riêng biệt vài ngày sau đó.

2. Thực hiện xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS

  • Xạ trị ngoài:
    • Người bệnh thay quần áo bệnh viện và được đưa đến phòng đặc biệt về xạ trị.
    • Người bệnh được đưa vào vị trí cần điều trị đã đánh dấu sẵn trong quá trình mô phỏng.
    • Bác sĩ chụp X-quang để đảm bảo người bệnh đã được đặt đúng tư thế.
    • Bác sĩ rời khỏi phòng, bật và vận hành máy phát bức xạ (máy xạ trị gia tốc), theo dõi người bệnh từ phòng khác trên màn hình tivi. Thông thường, người bệnh và bác sĩ có thể nói chuyện qua hệ thống liên lạc nội bộ. Nếu người bệnh cảm thấy mệt hoặc không thoải mái, hãy báo với bác sĩ để được dừng xạ trị nếu cần.
  • Xạ trị trong:
    • Phương pháp này sử dụng nguồn phóng xạ nằm trong thiết bị phân phối bức xạ nên người bệnh sẽ được đặt 1-2 lần/ngày trong vài phút. Điều này thường được thực hiện ở người bệnh ngoại trú và nghỉ giữa các buổi.

3. Sau xạ trị

  • Xạ trị ngoài: Sau buổi xạ trị, người bệnh vẫn có thể tiếp tục hoạt động thường ngày, bao gồm cả bước tự chăm sóc tại nhà mà bác sĩ đã hưỡng dẫn như chăm sóc da sau xạ trị. Một số trường hợp, sau khi hoàn thành các đợt xạ trị chính, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xạ trị tăng cường.
  • Xạ trị trong: Sau quá trình điều trị, thiết bị phóng xạ sẽ được tháo ra và người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau trước khi thực hiện việc này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở khu vực điều trị trong vài ngày hoặc vài tuần khi mô phục hồi.

Khách hàng đang khám vú tại PlinkCare TP.HCM.

Biến chứng rủi ro sau xạ trị

Một số biến chứng rủi ro sau xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS, bao gồm:

  • Mệt.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Nhức đầu.
  • Rụng tóc.
  • Khó nuốt.
  • Hụt hơi.
  • Đi tiểu khó hoặc không tự chủ.
  • Da kích ứng, mẩn đỏ.
  • Đau và viêm tại vùng điều trị.

Chăm sóc sau xạ trị

Chăm sóc sau xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Đi đúng lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển của cơ thể người bệnh, tìm tác dụng phụ muộn và kiểm tra dấu hiệu tái phát ung thư.
  • Người bệnh và gia đình có thể hỏi bác sĩ điều cần lưu ý và cách chăm sóc đúng sau xạ trị.
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng như:
    • Đau dai dẳng.
    • Xuất hiện cục u, vết bầm, phát ban hoặc sưng.
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    • Sốt hoặc ho không thuyên giảm.
    • Bất kỳ triệu chứng nào gây khó chịu khác.

Người bệnh được chỉ định xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn bao nhiêu lần?

Số lần người bệnh được chỉ định xạ trị sẽ tùy vào tình trạng của mỗi người, kể cả xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS. Có lẽ bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư vú liên quan đến xạ trị là cố gắng hiểu tại sao với cùng một liều lượng, người bệnh A lại khỏi bệnh tốt hơn người bệnh B. Nghiên cứu cho biết, các đột biến khác nhau có thể ảnh hưởng đến độ nhạy phóng xạ của tế bào ở một người.

Một số bệnh ung thư vú có thể nhạy cảm bức xạ hơn so với những bệnh do đột biến gen BRCA. Mặt khác, nếu ung thư vú không nhạy cảm với tia xạ, người bệnh có thể tránh được sự bất tiện và tác dụng phụ của việc điều trị không hiệu quả. Mỗi bước tiến đều giúp cải thiện kết quả và giảm thiểu gánh nặng điều trị. Điều này quan trọng nhất.

Ung thư ống tuyến vú tại chỗ có tái phát sau khi xạ trị không?

Ung thư ống tuyến vú tại chỗ có tái phát sau xạ trị nhưng nguy cơ này rất thấp. Nghiên cứu do bác sĩ xạ trị ung thư của bệnh viện Memorial Sloan Kettering tại Mỹ cho thấy, với một số phụ nữ mắc DCIS, việc xạ trị sau mổ cắt rộng bướu (bảo tồn vú) có thể giảm đáng kể nguy cơ vốn đã thấp sẽ càng thấp hơn. Phát hiện này đang được Tiến sĩ McCormick trình bày gần đây tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư Bức xạ Hoa Kỳ.

Tiến sĩ McCormick – Giám đốc Dịch vụ Xạ trị ngoài, cho biết: “Đây là tác động lớn hơn nhiều so với những gì mong đợi”. Cô là một trong 18 tác giả của nghiên cứu lớn, có sự tham gia của 629 người và được Viện Ung thư Quốc gia tài trợ thông qua Nhóm Ung thư Liệu pháp Xạ trị (hiện là một phần của NRG Oncology).

Mặc dù bức xạ có tác dụng lớn hơn dự kiến ​​nhưng không có nghĩa phụ nữ mắc DCIS đều phải điều trị bằng phương pháp này sau phẫu thuật bảo tồn vú. Thay vào đó, phát hiện trong nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin giúp cuộc trao đổi giữa người bệnh ung thư và bác sĩ về việc có nên theo đuổi liệu pháp bổ sung không.

Tiến sĩ McCormick nói: “Bức xạ làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát, nhưng người bệnh đã có tỷ lệ tái phát rất thấp ngay cả khi không xạ trị. DCIS của mỗi người khác nhau và chúng tôi khuyến khích các bác sĩ thảo luận về tất cả các yếu tố để quyết định phương án hành động tốt nhất dựa trên rủi ro, lợi ích và mức độ thoải mái của chính người bệnh.”

Các thắc mắc thường gặp

1. Có nên xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS mang tính phòng ngừa?

Việc quyết định nên xạ trị phòng ngừa sẽ tùy vào việc trao đổi với bác sĩ về vấn đề này và tình trạng sức khỏe của người bệnh. DCIS là dạng ung thư vú rất sớm, chỉ giới hạn ở các ống dẫn sữa nên được gọi “ung thư trong ống dẫn sữa”. Nghiên cứu đã xem ảnh hưởng của bức xạ đến khả năng tái phát ở phụ nữ mắc DCIS “nguy cơ tốt” – khối u nhỏ và chỉ được tìm thấy khi chụp quang tuyến vú hoặc tình cờ trong quá trình phẫu thuật vú vì một lý do khác.

Trong nghiên cứu này, phụ nữ đã loại bỏ DCIS bằng phẫu thuật bảo tồn vú từ năm 1999-2006 được chỉ định ngẫu nhiên để nhận liệu pháp xạ trị toàn bộ vú hoặc theo dõi. Cả 2 nhóm đều được theo dõi trong thời gian trung bình 12 năm sau khi điều trị. Kết quả 2,8% phụ nữ trong nhóm xạ trị bị tái phát cục bộ – ung thư tái phát ở cùng bên vú đã mổ. Ở những phụ nữ được quan sát, tỷ lệ tái phát tại chỗ 11,4%. Ở cả 2 nhóm, khoảng ½ ca tái phát là DCIS, ½ còn lại tiến triển thành ung thư xâm lấn – tế bào ung thư đã lan sang mô vú gần đó. [1]

Tiến sĩ McCormick lưu ý, không có khối u tái phát nào ở cả 2 nhóm nguy hiểm đến tính mạng – ngay cả bệnh ung thư xâm lấn cũng không phải loại lan rộng đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác. Vì vậy, phụ nữ mắc ung thư vú DCIS sau khi mổ bảo tồn vú hãy trao đổi về các quyết định điều trị tiếp với bác sĩ dựa trên sở thích và mong muốn của bản thân.

Một đợt điều trị xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS bao gồm 16 buổi/3 tuần. Tiến sĩ McCormick cho biết, một số phụ nữ thấy việc thực hiện lịch trình điều trị này quá khó, thậm chí không thể hoặc cần phải tránh tác dụng phụ của bức xạ gồm: sưng, đau, đổi màu da và co rút kích thước ngực. Nhiều người bệnh muốn làm mọi thứ hợp lý để tránh hoặc giảm tối đa nguy cơ phải đối mặt với bệnh ung thư một lần nữa.

Tiến sĩ McCormick nói: “Tất cả chúng ta đều có định nghĩa khác nhau về rủi ro có thể chấp nhận được. Với một số người mắc DCIS, nguy cơ tái phát 11% trong 12 năm quá cao và người bệnh muốn làm nhiều hơn nữa để đảm bảo ung thư không tái phát. Với người khác, tỷ lệ tái phát này đủ nhỏ trong một thời gian dài và người bệnh sẵn sàng từ bỏ việc điều trị xạ trị sau đó. Đây là lý do tại sao việc bác sĩ và người bệnh thảo luận về những vấn đề này rất quan trọng”. [2]

xạ trị DCIS
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, PlinkCare TP.HCM đang tư vấn cho khách hàng về xạ trị sau phẫu thuật trong điều trị DCIS.

2. Xạ trị sau bảo tồn vú có cho con bú được không?

Phụ nữ mắc ung thư vú đang xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS hoặc bệnh khác được khuyến cáo không cho con bú. Bởi, xạ trị có thể làm thay đổi mô vú và dễ viêm nhiễm mô vú, giảm sữa và dễ viêm quầng vú, núm vú. [3]

3. Xạ trị sau bảo tồn có ảnh hưởng tới tim không?

Có, xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn vú ảnh hưởng tới tim, và xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS cũng có ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi ung thư ở bên vú trái, bác sĩ có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để hạn chế bức xạ gây ra những tổn thương không đáng có cho tim. Cách để thực hiện điều này là chiếu xạ vú nằm sấp, trong đó người bệnh sẽ nằm sấp và chiếu tia trực tiếp vào vú bị ảnh hưởng khi treo qua một lỗ trên bàn điều trị. Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích cho người bệnh lớn tuổi và phụ nữ có bộ ngực lớn, vì trọng lực sẽ kéo mô tuyến vú tránh xa tim.

Một kỹ thuật bảo vệ tim khác được áp dụng gần đây được gọi là “hít sâu nín thở”. Người bệnh được hướng dẫn hít một hơi thật sâu và nín thở để phổi đẩy tim ra xa tuyến vú trong khi bức xạ truyền đi. Bác sĩ có thể đo dung tích phổi của người bệnh và chương trình máy tính sẽ tắt bức xạ ngay khi người bệnh bắt đầu ngừng thở để chùm tia không chiếu vào tim khi di chuyển vào trường bức xạ.

Một số phụ nữ có thể được hưởng lợi từ hình thức xạ trị tiên tiến gọi là liệu pháp proton. Liệu pháp này tiêu diệt tế bào ung thư thông qua quá trình tương tự như quá trình được sử dụng trong bức xạ tia X bằng cách làm hỏng DNA của tế bào ung thư, với đặc tính vật lý độc đáo của proton cho phép bức xạ phân phối liều lượng ở một độ sâu cụ thể trong cơ thể. Công nghệ tiên tiến này hiện có sẵn ở một số trung tâm xạ trị tiên tiến.

Khoa Ngoại Vú, PlinkCare TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.

Ngoài ra, PlinkCare TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.

Xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn trong điều trị DCIS là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả và làm giảm nguy cơ tái phát. Thông qua bài này, người bệnh hiểu hơn về phương pháp điều trị này bao gồm cả chỉ định và điều trị. Đặc biệt, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề liên quan đến xạ trị ung thư ống tuyến vú tại chỗ để có lựa chọn phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send