
Viêm tuyến vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa
Viêm tuyến vú là gì?
Viêm tuyến vú là tình trạng viêm của mô tuyến vú đôi khi có liên quan đến nhiễm trùng. Tình trạng viêm này làm cho vú sưng, nóng, đỏ và đau, đôi khi có thể bị sốt và ớn lạnh.
Viêm tuyến vú thường xảy ra nhất ở phụ nữ đang cho con bú (viêm tuyến vú do tiết sữa), nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ không cho con bú và ở nam giới.
Viêm tuyến vú do cho con bú có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, gây khó khăn cho việc chăm sóc em bé. Đôi khi bệnh viêm tuyến vú khiến người mẹ phải cai sữa cho con trước dự định. Việc tiếp tục cho con bú ngay cả khi đang dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến vú có thể lại tốt hơn cho cả mẹ và bé. [1]

Xem thêm: Viêm tuyến vú ở nam giới
Dấu hiệu viêm tuyến vú
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm [2]:
- Mô vú dày lên hoặc có khối u ở vú
- Vú sưng tấy lên
- Sờ vào vú cảm thấy ấm, nóng
- Một mảng đỏ da, thường có dạng hình nêm
- Cảm giác đau hoặc nóng rát xuất hiện liên tục hoặc khi cho con bú
- Sốt từ 38,5 độ C
Nguyên nhân gây viêm tuyến vú ở phụ nữ
- Tắc ống dẫn sữa. Nếu vú không hết sữa hoàn toàn sau khi cho bú, sữa tồn dư vón cục lại có thể làm một trong các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này lại càng khiến sữa bị ứ đọng, dẫn đến viêm tuyến vú. [3]
- Do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú. Vi khuẩn từ bề mặt da của bạn và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa qua vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú không được vắt sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Các yếu tố tăng nguy cơ viêm tuyến vú
- Từng bị viêm tuyến vú trước đó khi đang cho con bú.
- Núm vú bị đau hoặc nứt – viêm tuyến vú thậm chí có thể phát triển mà không thông qua một vết nứt trên núm vú hoặc da [4].
- Mặc áo ngực chật hoặc tạo áp lực lên ngực khi sử dụng đai an toàn (trên xe ôtô) hay khi đeo túi nặng, có thể hạn chế dòng sữa.
- Kỹ thuật chăm sóc không đúng cách.
- Quá căng thẳng hoặc mệt mỏi.
- Dinh dưỡng kém.
- Hút thuốc lá.
Viêm tuyến vú có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?
Viêm tuyến vú không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến vú tương tự như các triệu chứng của ung thư vú dạng viêm (IBC – Inflammatory Breast Cancer). Đây là loại ung thư hiếm gặp và nguy hiểm, có phát ban ở ngực. Giống như viêm tuyến vú, một hoặc cả hai vú có thể đỏ, sưng lên. Ung thư vú dạng viêm thường không gây ra khối u ở vú. [5]
Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm hoặc chụp quang tuyến vú hoặc cả hai. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng vẫn còn ngay cả sau khi bạn hoàn thành một đợt điều trị bằng kháng sinh, bạn có thể cần làm sinh thiết để đảm bảo rằng bạn không bị ung thư vú.
Biến chứng tác hại có thể gặp viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú không được điều trị đầy đủ hoặc do tắc ống dẫn sữa có thể gây ra một khối mủ (áp xe) phát triển trong tuyến vú của bạn. Áp xe thường cần phẫu thuật dẫn lưu. Để tránh biến chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay khi bạn xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm tuyến vú. [6]
Phương pháp chẩn đoán viêm tuyến vú
Bác sĩ sẽ khám sức khỏe toàn diện cũng như hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Cấy vi khuẩn sữa mẹ có thể giúp bác sĩ xác định loại kháng sinh tốt nhất cho bạn, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm trùng nặng. [7]

Cách điều trị bệnh
Điều trị viêm tuyến vú có thể bao gồm [8]:
- Thuốc kháng sinh. Nếu có nhiễm trùng, có thể bạn cần dùng một đợt kháng sinh dài ngày. Quan trọng là phải dùng đủ liều thuốc để giảm thiểu khả năng tái phát. Nếu viêm tuyến vú không khỏi sau khi dùng thuốc kháng sinh, hãy liên hệ lại với bác sĩ.
- Thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol hay những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil hay Motrin IB hay những loại khác).
- Bạn có thể tiếp tục cho con bú nếu bị viêm tuyến vú. Cho con bú thực sự giúp loại bỏ nhiễm trùng. Cai sữa cho bé đột ngột có khả năng làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
- Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia tư vấn cho con bú để được giúp đỡ và hỗ trợ liên tục. Các đề xuất để điều chỉnh kỹ thuật cho con bú có thể bao gồm:
- Tránh để vú của mẹ đầy sữa trong thời gian dài trước khi cho con bú.
- Cố gắng đảm bảo rằng em bé ngậm vú đúng cách – điều này có thể hơi khó khi vú đang bị căng sữa. Vắt một lượng nhỏ sữa bằng tay trước khi cho con bú có thể hữu ích.
- Xoa bóp vú trong khi cho con bú hoặc vắt sữa, bắt đầu từ vùng bầu vú bị ảnh hưởng xoa bóp hướng dẫn đến núm vú.
- Đảm bảo bầu vú không còn sữa thừa sau khi cho con bú. Nếu bạn gặp khó khăn khi vắt hết một phần vú, hãy chườm ấm lên bầu vú trước khi cho con bú hoặc vắt sữa.
- Nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này khi trẻ đói sẽ bú mạnh hơn để hút sữa mẹ, nhờ đó khai thông các ống dẫn sữa bị tắc.
- Thay đổi tư thế cho con bú.
Xem thêm: 8 cách điều trị viêm tắc tuyến sữa tại nhà, giảm triệu chứng hiệu quả
Lối sống và biện pháp điều trị tại nhà
Để giảm bớt sự khó chịu của bạn:
- Tránh để vú đầy sữa quá lâu trước khi cho con bú
- Chườm lạnh hoặc túi nước đá lên ngực sau khi cho con bú
- Mặc áo ngực hỗ trợ
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
Biện pháp phòng ngừa
Để quá trình nuôi con bằng sữa mẹ có khởi đầu tốt nhất với bé và để tránh các biến chứng như viêm tuyến vú thì hãy cân nhắc gặp chuyên gia tư vấn cho con bú để có những lời khuyên về kỹ thuật cho con bú đúng cách. [9]

Có thể giảm thiểu khả năng bị viêm tuyến vú bằng cách làm theo các lưu ý sau:
- Hút hết sữa ra khỏi tuyến vú mỗi khi cho con bú xong.
- Trong khi bú, cho bé bú hết một bên vú trước khi chuyển sang vú bên kia.
- Thay đổi tư thế bạn dùng để cho con bú từ lần bú này sang lần bú tiếp theo.
- Hãy chắc chắn rằng em bé ngậm vú đúng cách trong khi bú.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc cai thuốc lá
Khi nào cần gặp bác sĩ ?
Khi xuất hiện các triệu chứng: đau vú, tiết dịch núm vú, cảm giác xấu đi sau 24 giờ dùng kháng sinh hoặc vài ngày tự điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ. [10]
1. Bạn có thể chuẩn bị gì?
- Viết ra các triệu chứng, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào, kể cả có vẻ không liên quan đến lý do bạn hẹn khám bác sĩ.
- Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
- Viết ra thông tin y tế quan trọng, bao gồm cả các bệnh khác.
- Viết ra thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm mọi sự thay đổi gần đây hay những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
- Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ. Dưới đây là gợi ý câu hỏi để bạn hỏi bác sĩ:
- Bệnh viêm tuyến vú của tôi sẽ tự khỏi hay tôi cần phải điều trị?
- Tôi có thể làm gì ở nhà để giảm các triệu chứng của mình?
- Tình trạng của tôi có thể ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?
- Nếu tôi tiếp tục cho con bú, thuốc mà bác sĩ kê đơn có an toàn cho con tôi không?
- Tôi sẽ phải dùng thuốc trong bao lâu?
- Yếu tố nguy cơ nào có thể làm nhiễm trùng tái phát? Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ tái phát?
- Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác nảy ra trong cuộc hẹn.
2. Bác sĩ sẽ hỏi gì?
Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi. Chuẩn bị sẵn câu trả lời có thể giúp bạn tiết kiệm thì giờ cho những điều mà bạn muốn dành nhiều thời gian hơn. Bạn có thể được hỏi:
- Chị đã có các dấu hiệu và triệu chứng bao lâu rồi? Chúng ở một hay cả hai vú?
- Mức độ đau của chị nghiêm trọng như thế nào?
- Chị cho con bú bằng tư thế nào?
- Trước giờ chị từng bị viêm tuyến vú chưa?
Tóm lại, viêm tuyến vú không phải nguyên nhân gây ung thư vú nhưng khiến người mẹ đang cho con bú đau nhức, kiệt sức. Tình trạng này cũng dễ nhầm lần với ung thư vú dạng viêm. Do đó, khi bị viêm tuyến vú, người bệnh nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, điều trị, xác định có phải ung thư vú không.
Hệ thống PlinkCare với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình. Đặc biệt với việc chẩn đoán và điều trị đa mô thức các bệnh về vú, đặc biệt là ung thư vú đòi hỏi phải có sự liên kết đa chuyên khoa.
Khoa Ngoại vú làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: hệ thống máy nhũ ảnh kỹ thuật số 3D (DBT) Mammomat Inspiration; Máy siêu âm GE Logiq E10S, với đầu dò có hỗ trợ siêu âm đàn hồi vú, khảo sát vi mạch và hỗ trợ định hướng sinh thiết dưới siêu âm; Máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị một cách an toàn, hiệu quả với các bệnh lý liên quan đến tuyến vú.
Ngoài ra, tại PlinkCare còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa với nhau như: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Sản phụ khoa, Nội tiết, Gây mê hồi sức, Dinh dưỡng, Tâm lý, Vật lý trị liệu… giúp cho việc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân được toàn diện, đa mô thức và cá thể hóa nhằm rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị.
Để đặt lịch khám và điều trị viêm tuyến vú với các chuyên gia đầu ngành tại khoa Ngoại vú, PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:
Viêm tuyến vú gây đau nhức, khó chịu nhưng nếu chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ tự khỏi. Khi tình trạng không cải thiện, thậm chí đau nhức, gây sốt… bạn nên khám tại bệnh viện đa khoa để được phối hợp điều trị đúng cách, hiệu quả. Khi sức khỏe cải thiện, tinh thần thoải mái, người mẹ sẽ chăm con tốt hơn.