Image

Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi bệnh?

Tổng quan về viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt, gây đau vùng chậu, háng, bộ phận sinh dục và triệu chứng khó tiểu.(1) Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn, chiếm đa số trong các trường hợp viêm. Theo đó, tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là giai đoạn từ 30 – 50 tuổi.

Cụ thể, tuyến tiền liệt là một phần trong hệ thống sinh sản ở nam giới, có kích thước bằng quả óc chó, nằm ngay dưới bàng quang. Tuyến bao quanh phần trên cùng của niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang), phối hợp cùng các tuyến sinh dục khác thực hiện nhiệm vụ sản xuất chất lỏng để vận chuyển tinh trùng trong quá trình xuất tinh. Khi mắc viêm tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ nhận thấy một số triệu chứng bất thường sau:

  • Khó tiểu, tiểu đau hoặc đi tiểu thường xuyên.
  • Đi tiểu ra máu, nước tiểu đục.
  • Đau ở vùng bụng, cơ quan sinh dục hoặc lưng dưới.
  • Đau ở vùng giữa trực tràng và cơ quan sinh dục.
  • Cơ thể đau nhức, sốt, ớn lạnh…
  • Niệu đạo tiết dịch bất thường.
  • Nóng rát sau khi xuất tinh hoặc rối loạn chức năng tình dục.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tinh hoàn bị đau tức hoặc đau nhói khi thay đổi vị trí của tinh hoàn.

khái quát về bệnh viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Cụ thể như sau:

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Tình trạng này thường do vi khuẩn gây ra, về lâu dài nhiễm trùng có thể lây lan sang nhiều bộ phận khác trong hệ thống tiết niệu và sinh sản gây biến chứng tắc ống dẫn tinh hoặc xuất tinh ra máu.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: Tình trạng này thường xuất phát từ nguyên nhân tương tự viêm cấp tính, phần lớn do điều trị không dứt điểm, vi khuẩn không được tiêu diệt sạch.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính/hội chứng đau vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân vẫn chưa được xác định chính xác, có thể do nhiễm trùng trước đó, rối loạn chức năng hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch, căng thẳng tâm lý hoặc rối loạn hormone.
  • Viêm tuyến tiền liệt viêm không triệu chứng: Tình trạng này không xác định được nguyên nhân, thường chỉ phát hiện thông qua quá trình thăm khám một số bệnh lý khác.

Yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử mắc viêm tuyến tiền liệt.
  • Háng bị chấn thương.
  • Sử dụng ống thông tiểu.
  • Nam giới đã từng trải qua sinh thiết tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm HIV/AIDS.
  • Tâm lý căng thẳng.
  • Tổn thương dây thần kinh ở vùng chậu do phẫu thuật hoặc chấn thương.

yếu tố nguy cơ

 Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?

Bên cạnh một số phương pháp điều trị y tế, chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi tổn thương do viêm tuyến tiền liệt. Dưới đây là các gợi ý hữu ích giải đáp thắc mắc viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì🙁2)

  • Cà chua: Cà chua có chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là Lycopene, giúp làm giảm tổn thương và bảo vệ tế bào khỏi quá trình hư hại. Ngoài ra, chất này còn có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
  • Các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất…): Đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại ra khỏi cơ thể, góp phần làm giảm viêm tuyến tiền liệt.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều hợp chất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là Sulforaphane, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư có chọn lọc, bảo vệ các tế bào tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Ngoài ra, một số loại rau họ cải khác như súp lơ, bắp cải, cải xoăn… cũng đem lại lợi ích tương tự.
  • Trà xanh: Trà xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, tế bào chết tại tuyến tiền liệt và ổn định hormone.
  • Nước ép lựu: Lựu rất giàu chất chống oxy hóa và một số thành phần hoạt tính sinh học, có khả năng giảm viêm, ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
  • Các loại đậu (lạc, đậu lăng, đậu nành…): Các loại đậu chứa nhiều hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học (Phytoestrogen), trong đó quan trọng là Isoflavones. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nam giới tiêu thụ nhiều Phytoestrogen có khả năng giảm 20% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và giảm viêm hiệu quả. Nguyên nhân bởi hợp chất này mang đặc tính chống oxy hóa, có lợi cho quá trình điều hòa hormone.
  • Trái cây họ cam, quýt: Nhóm trái cây này rất giàu Vitamin C, giúp chống oxy hóa và bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh.
  • Thực phẩm chứa Omega 3: Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu… rất giàu axit béo Omega-3 và một số chất béo lành mạnh khác, giúp ngăn ngừa, giảm viêm tuyến tiền liệt.

viêm tuyến tiền liệt nên ăn những gì

Viêm tuyến tiền liệt kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, người bệnh cũng cần biết một số loại thực phẩm, đồ uống cần kiêng để tránh triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể bao gồm:

  • Thịt đỏ và thịt chế biến: Loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, triệu chứng viêm khó cải thiện, thậm chí làm tăng nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.
  • Rượu: Rượu có thể sẽ làm tăng sản xuất nước tiểu, xuất hiện hiện tượng tiểu tách dòng, làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm tuyến tiền liệt và một số tình trạng khác.
  • Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phô mai…) có nguy cơ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt.
  • Caffeine: Caffeine gây co thắt hoành niệu dục và cơ bàng quang, khiến triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính càng trở nên nghiêm trọng.
  • Thực phẩm cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là đau vùng chậu, lưng, nóng rát khi đi tiểu…
  • Thực phẩm nhiều Natri hoặc muối: Thực phẩm chứa nhiều muối hoặc Natri có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.

viêm tuyến tiền liệt kiêng ăn gì

Một số lưu ý cần biết trong giai đoạn điều trị 

1. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh không thể chữa khỏi viêm tuyến tiền liệt nhưng đem lại nhiều lợi ích quan trọng như:(3)

  • Làm chậm tốc độ tổn thương của tế bào.
  • Giảm kích ứng, giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị.

Do đó, người bệnh nên nắm rõ viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, nên tránh gì để xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp, cân bằng và lành mạnh. Trong các trường hợp viêm do vi khuẩn, bác sĩ có thể khuyên nam giới cần tăng cường uống nhiều nước, giảm các thức ăn gây kích thích bàng quang để cải thiện triệu chứng.

Vì vậy, tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng để được xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý nhất.

>> Xem thêm: Cách chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả? Có tự khỏi được không?

2. Chế độ sinh hoạt

  • Quản lý cân nặng hợp lý: Việc duy trì cân nặng hợp lý, đặc biệt là giảm mỡ bụng có thể hạn chế sự phát triển của các chất gây viêm.
  • Ngừng hút thuốc: Việc bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá có khả năng cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, một số trường hợp nhận thấy kết quả tích cực chỉ sau vài tuần.
  • Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng và lo âu: Quản lý tốt cảm xúc cũng là cách hữu ích, góp phần cải thiện tình trạng viêm gặp phải.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách: Điều này giúp bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh luôn sạch sẽ, hạn chế sự lây lan vi khuẩn có hại cũng như cải thiện một số triệu chứng khó chịu do viêm.
  • Tập thể dục đều đặn: Thói quen này không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu của viêm tuyến tiền liệt. Đặc biệt, một số bài tập thể dục nhịp điệu cho thấy đem lại hiệu quả tích cực.

chế độ sinh hoạt

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học Hệ thống PlinkCare, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến thắc mắc thường gặp này. Hy vọng qua những cập nhật trên, người bệnh có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh nhất, nhằm cải thiện hiệu quả triệu chứng gặp phải.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send