Image

Viêm tụy hoại tử: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm tụy hoại tử là gì?

Tuyến tụy là cơ quan ở phía sau dạ dày. Cơ quan này tạo ra những enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Khi tuyến tụy khỏe mạnh, các enzym đi đến ruột non qua một ống dẫn. Tuy nhiên, khi viêm tuyến tụy, những enzym của tuyến tụy có thể bị rò rỉ, gây tổn thương các mô tuỵ.

Khi tụy bị tổn thương nặng, máu và oxy có thể không tới được một số bộ phận trong tuyến tụy, từ đó dẫn tới tình trạng chết mô. Do đó, việc theo dõi sức khỏe và điều trị viêm tụy hoại tử là vô cùng cấp bách.

viêm tụy hoại tử là gì

Ai có nguy cơ bị viêm tụy hoại tử? 

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm tụy hoại tử cao nhất là những người bị viêm tụy cấp. Nguy cơ thấp hơn là ở các trường hợp viêm tụy mạn.

Triệu chứng nhận biết viêm tụy hoại tử

Phần lớn người bệnh viêm tụy cấp đều có triệu chứng đau bụng. Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn no, diễn ra liên tục. Người bệnh thậm chí có thể cảm nhận cơn đau lan sang những khu vực xung quanh như lưng, ngực…

Triệu chứng nôn ói cũng xảy ra phổ biến ở người bệnh viêm tụy cấp. Người bệnh thường ói dịch mật hay dịch dạ dày. Trong trường hợp viêm tụy cấp xuất huyết hoại tử, khi nôn, người bệnh có thể nhìn thấy có dịch lẫn máu.

Đặc biệt, viêm tụy cấp khi phát triển đến thể hoại tử có thể xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, khó chịu, thậm chí là bí trung đại tiện. Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới ngay những cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu trì hoãn điều trị, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Thực tế, viêm tụy cấp không chỉ ảnh hưởng đến tuyến tụy mà còn gây tác động tiêu cực tới chức năng của một số cơ quan khác. Trong đó bao gồm các vấn đề sức khỏe như suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn hay tiết niệu. Khi đó, bác sĩ cần điều trị cùng lúc nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, làm mất nhiều thời gian điều trị.(1)

dấu hiệu viêm tụy hoại tử

Nguyên nhân gây viêm tụy hoại tử

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tụy cấp. Đa phần là do thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng các loại thức uống có cồn. Thành phần trong những sản phẩm này có khả năng làm tổn thương tế bào nang tuyến, gây ra những triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, một số loại ký sinh trùng hay vi rút cũng là tác nhân dẫn đến viêm tụy cấp, nhất là viêm tụy cấp thể hoại tử.

Người bệnh mới phẫu thuật khu vực xung quanh tụy cũng cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Bởi một số trường hợp có khả năng phải đối mặt với tình trạng viêm tụy cấp do viêm nhiễm sau phẫu thuật. Ngoài ra, nếu trong gia đình đã có người mắc viêm tụy, nguy cơ người thân mắc bệnh cũng sẽ gia tăng.

Phần lớn người bệnh bị viêm tụy hoại tử sau một thời gian không điều trị, theo dõi bệnh cẩn thận. Tình trạng này là do hoạt động của men tiêu protein và lipid làm tổn thương tuyến tụy. Đây là lý do vì sao người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi có những dấu hiệu bệnh viêm tụy cấp.

nguyên nhân viêm tụy hoại tử

Viêm tụy hoại tử được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán viêm tụy hoại tử, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp như:

  • Thăm khám vùng bụng và hỏi triệu chứng của người bệnh
  • Xét nghiệm máu: Nồng độ men tụy, kali, natri hay glucose, nồng độ triglyceride.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp cộng hưởng từ.

Nếu những phương pháp chẩn đoán này cho thấy một phần tuyến tụy đã bị hoại tử, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xét nghiệm nhiễm trùng.

chẩn đoán viêm tụy hoại tử

Các biến chứng của viêm tụy hoại tử là gì?

Như đã đề cập, không thể chủ quan khi phát hiện bị viêm tụy cấp, nhất là tình trạng viêm tụy hoại tử. Đây là một dạng cấp cứu nội khoa vô cùng nghiêm trọng. Bệnh thường chuyển biến xấu với tốc độ nhanh chóng, rất khó lường.

Ngoài tình trạng viêm tụy hoại tử, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp hay liệt ruột cơ năng. Đây là các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thường tiên lượng xấu. Viêm tụy hoại tử thậm chí có thể gây ra các biến chứng toàn thân như trụy tim mạch, chảy máu trong tụy… Nếu không kịp thời phát hiện và thực hiện cấp cứu, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Điều trị viêm tụy hoại tử

Các phương pháp điều trị viêm tụy hoại tử gồm 2 giai đoạn: điều trị viêm tụy và điều trị phần tụy đã hoại tử.

1. Điều trị viêm tụy

Điều trị viêm tụy bao gồm việc sử dụng dịch truyền tĩnh mạch, sử dụng thuốc giảm đau, áp dụng chế độ nghỉ ngơi phù hợp, sử dụng thuốc chống buồn nôn và nôn, cho ăn qua dạ dày, cho ăn qua đường mũi để giúp tuyến tụy được nghỉ ngơi nhằm sản xuất các enzym tiêu hóa.

2. Điều trị mô tụy bị chết hoặc bị nhiễm trùng

  • Những mô chết cần được loại bỏ, còn mô tuỵ bị nhiễm trùng có thể điều trị với thuốc kháng sinh.
  • Phương pháp phẫu thuật nội soi có thể được chỉ định để loại bỏ mô tụy chết. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tới chỉ định mổ mở.
  • Thời gian lý tưởng để thực hiện phẫu thuật điều trị viêm tụy hoại tử là 3 – 4 tuần sau khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật loại bỏ mô chết hoặc nhiễm trùng có thể cần tiến hành sớm hơn dự kiến.

3. Điều trị nhiễm trùng huyết

Nếu người bệnh bị nhiễm trùng huyết do viêm tụy hoại tử, tình trạng này vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Những phương pháp điều trị nhiễm trùng huyết bao gồm sử dụng dịch truyền tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh, hỗ trợ thở.

Cách hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng huyết là điều trị những dấu hiệu sớm của nhiễm trùng.

4. Chế độ dinh dưỡng

Viêm tụy hoại tử là tình trạng bệnh rất nghiêm trọng. Người bệnh cần được chăm sóc tại cơ sở hồi sức tích cực và cần theo dõi liên tục Điều trị đòi hỏi cân bằng về dinh dưỡng (có thể qua đường miệng, đường tĩnh mạch, qua sonde), dịch vào ra được kiểm soát nghiêm ngặt. Do đó, nếu người bệnh vẫn còn trong tình trạng điều trị hồi sức, cần tuân theo chế độ dinh dưỡng do bác sĩ thiết lập, cụ thể:

  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch trong khoảng 24 – 48 giờ đầu. Sau đó, người bệnh được cho ăn sớm qua đường miệng, qua ống thông dạ dày với mức độ tăng dần dựa theo khả năng dung nạp của người bệnh. Khi cho ăn lại, cần theo dõi những triệu chứng đau ở vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, tăng áp lực ổ bụng.
  • Trong 48 – 72 giờ, người bệnh không thu nạp đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa sẽ cần kết hợp nuôi dưỡng tĩnh mạch để đảm bảo mức 25 – 30kcal/kg/24 giờ.
  • Đầu tiên cho người bệnh ăn chất lỏng qua ống thông, sau đó cho ăn đặc hơn. Khi người bệnh không còn triệu chứng buồn nôn, chuyển sang chế độ ăn qua đường miệng.
  • Theo khuyến cáo, ban đầu cần chú trọng thành phần carbohydrate (150 – 300g/ngày), hạn chế protein (10 – 50g/ngày), loại trừ các chất béo.
  • Người bệnh cần được cho uống nước đẳng trương, có thể uống nước trà xanh không đường.

Cách phòng viêm tụy hoại tử

Không có biện pháp ngăn ngừa viêm tụy và những biến chứng từ viêm tụy. Tuy nhiên, bệnh lý này ít xuất hiện ở người có tuyến tụy khỏe mạnh. Vì thế, để tuyến tụy luôn khỏe mạnh, cần lưu ý:

  • Không sử dụng quá nhiều bia rượu
  • Luôn kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Hạn chế ăn kiêng và không bỏ bữa
  • Các món ăn nhiều đồ chiên rán và dầu mỡ cần hạn chế dùng
  • Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe tuyến tụy

phòng ngừa viêm tụy hoại tử

Các thắc mắc về viêm tụy hoại tử

1. Viêm tụy hoại tử có chữa khỏi được không?

Các trường hợp viêm tụy hoại tử có thể điều trị. Những phương pháp điều trị thường nhắm vào bệnh viêm tụy, sau đó là các mô chết hoặc mô nhiễm trùng. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh viêm tụy hoại tử có khả năng phục hồi hoàn toàn.

2. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh viêm tụy hoại tử cao không?

Viêm tụy hoại tử là sự tiến triển đáng sợ nhất liên quan đến viêm tụy cấp. Tỷ lệ tử vong viêm tụy cấp khoảng 15%. Tỷ lệ tử vong lên đến 30 – 39% trong trường hợp hoại tử nhiễm trùng (nguyên nhân chính gây tử vong). (2)

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (PlinkCare Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:

Viêm tụy hoại tử là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để kiểm soát bệnh, người bệnh nên tích cực điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Chẩn đoán và điều trị sớm là biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ viêm tụy hoại tử hoặc những biến chứng khác như nhiễm trùng huyết, áp xe tụy…

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send