Image

Viêm túi mật mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm túi mật mạn là gì?

Viêm túi mật mạn là tình trạng viêm kéo dài, bao gồm cả các đợt bán cấp, xảy ra do rối loạn chức năng túi mật, các yếu tố cơ học hoặc quá trình tiết mật. Triệu chứng của quá trình viêm, sưng phù nề túi mật kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu cấp tính, điển hình là những cơn đau quặn mật đột ngột.

Nếu tình trạng này không được điều trị đúng cách, túi mật có nguy cơ bị hoại tử vỡ. Đây là trường hợp cần được cấp cứu y tế để kiểm soát kịp thời. Phương pháp điều trị thường được chỉ định bao gồm: Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Túi mật là túi nhỏ chứa mật hình quả lê, nằm ở phía dưới gan. Chức năng chính là trữ mật do gan tạo ra và vận chuyển đến ruột non qua ống mật chủ để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Sỏi túi mật mật hoặc sỏi ống mật chủ gây tắc nghẽn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm túi mật.

viêm túi mật mãn tính
Quá trình hình thành viêm túi mật

Nguyên nhân gây viêm túi mật mạn tính

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật mạn là tác động của sỏi mật. Sỏi mật là các tinh thể rắn, hình thành do quá trình mất cân bằng các thành phần dịch mật (Cholesterol, muối mật và sắc tố mật) hoặc do quá trình viêm nhiễm bên trong túi mật.

Sỏi mật có thể kích thích và gây nhiễm trùng túi mật, hoặc gây tắc nghẽn, làm cho thành túi mật bắt đầu dày lên theo thời gian. Trong quá trình túi mật co bóp, sỏi có thể làm tắc ống cổ túi mật, gây ra các cơn đau cấp, ứ trệ dịch mật, dẫn đến viêm nhiễm túi mật và cản trở đến cơ chế hoạt động bình thường. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình hình thành sỏi mật bao gồm:

  • Di truyền
  • Cân nặng
  • Ít vận động
  • Thói quen ăn uống

95% muối mật trong dịch mật khi xuống ruột được hấp thu ở hồi tràng, thành phần Bilirubin liên hợp trong dịch mật khi xuống ruột được vi khuẩn chuyển hóa thành Urobilirubin, sau đó một phần được hấp thu qua ruột và một phần thải qua phân. Thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động cũng làm thay đổi bài tiết dịch mật. Ngoài ra, các yếu tố rối loạn chuyển hóa, các yếu tố ứ đọng, viêm nhiễm tại túi mật cũng là điều kiện thuận lợi hình thành sỏi túi mật.(1)

Ngoài sỏi mật, viêm túi mật mạn cũng có thể do:

  • Nhiễm trùng ống mật chủ
  • Ký sinh trùng
  • Tắc nghẽn ống mật chủ
  • Hẹp đường mật, viêm đường mật và tiền sử đã can thiệp đường mật
  • Tích tụ cholesterol dư thừa trong túi mật, thường xảy ra trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi giảm cân cấp tốc
  • Bệnh đái tháo đường làm giảm lưu lượng máu đến túi mật
  • Khối u ở túi mật, gan hoặc tuyến tụy gây chèn ép tắc nghẽn đường mật
nguyên nhân viêm túi mật mạn tính
Sỏi túi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật mạn tính

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm túi mật mạn tính?

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc viêm túi mật mạn bao gồm:

  • Nữ giới, đặc biệt là nhóm có chế độ ăn kiêng, béo phì, ít vận động
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang điều trị bằng các liệu pháp hormone
  • Người trên 40 tuổi
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Người bệnh đái tháo đường

Triệu chứng viêm túi mật mạn tính

Người bệnh mắc viêm túi mật mạn tính thường gặp phải các triệu chứng điển hình sau:

  • Đau âm ỉ vùng bụng hạ sườn phải, có thể lan lên trên bên phải, đau lan ra quanh thắt lưng đến giữa lưng hoặc đầu xương bả vai phải.
  • Tình trạng đau tăng nên khi ăn, đặc biệt là ăn thực phẩm nhiều chất béo.
  • Buồn nôn và thỉnh thoảng nôn mửa.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Sốt, tim đập nhanh.

Một số trường hợp sỏi túi mật, viêm túi mật hoặc có kèm sỏi ống mật chủ có thể dẫn đến biến chứng viêm tụy, làm cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn. Triệu chứng thường thấy là bụng chướng tăng dần, chuyển sang đau vùng trên rốn, sau đó đau khắp bụng, đau tăng lên khi ăn, thậm chí tiến triển nặng có thể có sốc, suy đa tạng.

Các cơn đau do viêm túi mật mạn thường xảy ra vào lúc ăn hoặc sau ăn, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, trái ngược với biểu hiện nghiêm trọng, đột ngột của viêm túi mật cấp tính. Trong một số trường hợp, viêm túi mật mạn có thể tiến triển viêm túi mật cấp, hoại tử túi mật gây viêm phúc mạc mật. Triệu chứng có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn hoặc tăng tần suất xuất hiện cơn đau.

Tuy nhiên, tình trạng này thường không biểu hiện rõ ràng ở người bệnh cao tuổi, nguy cơ cao tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Các cơn đau của viêm túi mật mạn cũng có thể khiến người bệnh nhầm tưởng viêm dạ dày.

dấu hiệu viêm túi mật mạn
Đau vùng bụng trên bên phải do viêm túi mật mạn tính

Phương pháp chẩn đoán viêm túi mật mạn

Triệu chứng viêm túi mật mạn có thể gây nhầm lẫn với một số tình trạng khác, chẳng hạn như: Viêm túi mật cấp tính, ung thư túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, nhồi máu cơ tim… Bác sĩ cần khám trực triếp để biết các biểu hiện và dấu hiệu lâm sàng của bệnh và sẽ chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán sau để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh: (2)

  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm troponin
  • Siêu âm: Siêu âm trong viêm túi mật mạn là một xét nghiệm dễ thực hiện và phổ biến, không phức tạp nhưng lại có độ nhạy cao.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp chẩn đoán này giúp phát hiện sỏi mật, tình trạng bất thường ở thành túi mật có sỏi túi mật kèm theo, tình trạng kết hợp viêm tụy cấp hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) đối với người bệnh không thể chụp CT
  • Xạ hình gan mật, ít được chỉ định.

Biến chứng của viêm túi mật mạn

Vi khuẩn phát triển trong túi mật có thể dẫn đến viêm túi mật cấp tính hoặc viêm mủ hoại tử. Viêm túi mật do các vi khuẩn Gram âm, các vi khuẩn yếm khí thường gây biến chứng nặng với tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nhóm nguy cơ là những người mắc bệnh đái tháo đường, xơ gan, tim mạch, người cao tuổi, có thể đối mặt với tình trạng nhiễm trùng tiến triển, sốc, suy đa tạng và nguy cơ tử vong cao.

Viêm túi mật mạn tính được chứng minh có liên quan đến nguy cơ gây ung thư túi mật nhưng vẫn chưa có kết luận chính xác.

Điều trị viêm túi mật mạn tính

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được chỉ định đối với viêm túi mật mạn:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật: Đây là phương pháp điều trị ưu tiên đối với viêm túi mật mạn tính, ít xâm lấn, sau mổ có thể được điều trị ngoại trú sớm và hạn chế để lại biến chứng nghiêm trọng.
  • Phẫu thuật mổ mở cắt bỏ túi mật: Phương pháp thường áp dụng với các trường hợp có các bệnh lý chống chỉ định với phẫu thuật nội soi, viêm túi mật hoại tử gây viêm phúc mạc nặng, các trường hợp có kèm sỏi lớn ống mật chủ có kèm viêm tụy. Thời gian nhập viện và phục hồi thường lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện khi chẩn đoán có sỏi đường mật kết hợp. Người bệnh cần thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ trước khi phẫu thuật cắt túi mật.

Đối với người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật, có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa sau:

  • Xây dựng chế độ ăn ít chất béo để giảm tần suất xuất hiện triệu chứng viêm túi mật mạn
  • Uống axit ursodeoxycholic để làm giảm tỷ lệ đau quặn mật và các cơn đau do viêm túi mật cấp tính

nội soi mật

Phòng ngừa viêm túi mật mạn như thế nào?

Một số biện pháp hữu ích sau sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm túi mật mạn:

  • Giảm lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm nguy cơ hình thành sỏi mật bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, thực hiện giảm cân từ từ theo đúng lộ trình an toàn

Điều trị viêm túi mật mạn tính ở đâu tốt?

Hiện nay, dịch vụ điều trị viêm túi mật mạn tính tại Hệ thống PlinkCare đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều trị cao.

Đặc biệt phải kể đến là phòng mổ Hybrid vô khuẩn, tích hợp các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, bao gồm: máy chụp mạch số hoá xoá nền (DSA), máy nội soi và máy tán laser công suất lớn, dao mổ siêu âm, dao Ligasure. Đây cũng là lợi thế của Trung tâm CĐHA&ĐQCT PlinkCare, tự hào sở hữu dàn thiết bị tối tân, hỗ trợ tốt nhất cho bác sĩ trong quá trình thao tác.

Sự khác biệt giữa viêm túi mật cấp tính và mãn tính là gì?

1. Viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp tính xảy ra đột ngột, gây ra những cơn đau liên tục ở vùng bụng trên, với 95% trường hợp có sỏi mật. Tình trạng viêm hầu như luôn bắt đầu mà không có nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng chỉ xảy ra sau đó. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy túi mật chứa đầy dịch và thành túi mật dày lên. Có thể gặp viêm túi mật cấp không có sỏi, hoặc cũng có thể chứa bùn (các hạt tinh thể siêu nhỏ tương tự như sỏi) và thường gặp ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi.

Cơn đau do viêm túi mật cấp tương tự như cơn đau quặn mật nhưng nghiêm trọng và kéo dài hơn, thường tiến triển tăng dần. Khi có hoại tử, viêm phúc mạc mật, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau đau lan khắp bụng, bụng chướng, sốt, tình trạng nhiễm trùng nặng dần lên. Triệu chứng có thể lên đến đỉnh điểm sau 15 – 60 phút và không cải thiện. Cơn đau thường xảy ra ở phần trên bên phải bụng, trở nên trầm trọng hơn khi ấn tay vào dưới hạ sườn phải (dưới bờ sườn phải) hoặc hít thở sâu. Sau đó, người bệnh nhận thấy đau lan dần xuống phần dưới bả vai phải hoặc ra sau lưng. Buồn nôn và ói mửa cũng là triệu chứng phổ biến.

Trong vòng vài giờ, cơ bụng bên phải có thể bị cứng. Sốt xảy ra ở khoảng ⅓ trường hợp bị viêm túi mật cấp, có xu hướng tăng dần lên 38 độ C kèm hiện tượng ớn lạnh. Ở người cao tuổi, triệu chứng thường không rõ ràng, phổ biến nhất là chán ăn, mệt mỏi, sốt và nôn mửa.

Thông thường, cơn đau viêm túi mật cấp có xu hướng cải thiện trong vòng 2 – 3 ngày và biến mất hoàn toàn trong một tuần nếu đáp ứng với điều trị nội khoa. Nếu thời gian kéo dài hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng. Cơn đau ngày càng dữ dội, kèm sốt, ớn lạnh là triệu chứng của áp xe hoặc vết thủng túi mật.

2. Viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật mạn thường xảy ra trong một thời gian dài, có thể do tác động của sỏi mật hoặc các đợt viêm cấp tính trước đó. Triệu chứng điển hình là những cơn đau quặn mật tái phát. Trái ngược với viêm túi mật cấp tính, sốt hiếm khi xảy ra ở tình trạng này và cơn đau cũng ít nghiêm trọng hơn.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng viêm túi mật mạn, nguyên nhân, triệu chứng thường gặp và cách phân biệt với viêm túi mật cấp, viêm dạ dày tá tràng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send