Image

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thống kê cho thấy, độ tuổi trung bình mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn từ 36-60 tuổi, tần suất mắc bệnh sẽ tăng dần theo tuổi: 5/100.000 người ở độ tuổi dưới 50, 15/100.000 người ở độ tuổi trên 65.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

Hình ảnh sùi trên van ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Hình ảnh sùi trên van ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (tiếng Anh là Infective Endocarditis) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng van tim hoặc các van bị viêm hoặc nhiễm trùng.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Tổn thương tim và các vấn đề ở tim: Van tim bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng suy tim, dẫn đến tim gặp khó khăn trong việc bơm máu đi khắp cơ thể.
  • Những mảng sùi nhỏ hình thành trên van tim: Những khối sùi này có thể vỡ ra, theo các mạch máu đi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Sau đó chúng có thể bị mắc kẹt và tắc nghẽn các mạch máu nhỏ. Điều này có thể gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng. (1)

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn?

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng ở các van tim, do vi khuẩn gây ra, xảy ra khi:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn từ đó có thể di chuyển theo dòng máu, đi đến tim và gây nhiễm trùng tại tim.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc miệng, sau đó đi vào máu đến tim. Điều này có thể xảy ra trong phẫu thuật nha khoa, hoặc nếu được đặt ống thông tĩnh mạch (một ống mỏng đi vào tĩnh mạch) trong một thời gian dài. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tĩnh mạch thông qua tiêm truyền tĩnh mạch không an toàn, sau đó theo dòng máu đến tim. (2)

Nhiều người bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đã có vấn đề về tim, hoặc đã từng có phẫu thuật van tim trong quá khứ.

Triệu chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường gặp

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc, Bác sĩ Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, PlinkCare TP.HCM cho biết, sốt và ớn lạnh là triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu bệnh gây ra các vấn đề ở tim hoặc các cơ quan khác, người bệnh cũng có thể có những triệu chứng khác như những người bị suy tim có thể khó thở hoặc sưng phù ở chân hoặc bàn chân; người bị tổn thương thận (từ các mảnh sùi bị vỡ và di chuyển theo dòng máu đến thận) có thể có nước tiểu màu đỏ hoặc nâu…

“Trường hợp các mảnh sùi lớn di chuyển và gây tắc nghẽn các mạch máu trong não có thể gây ra đột quỵ não. Tình trạng đột quỵ máu não là do một phần não đột ngột bị tổn thương khi lưu lượng máu nuôi não bị giảm. Các triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm khó nói, yếu hoặc tê ở một hoặc cả hai cánh tay”, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc chia sẻ thêm. (3)

Nốt osler là một trong những triệu chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Nốt osler là một trong những triệu chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Khuyến cáo người bệnh cần đến gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu gặp triệu chứng sốt kéo dài nhiều ngày, đặc biệt nếu người bệnh bị bệnh tim. Hoặc khi có bất kỳ triệu chứng nào khác được đề cập ở trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời.

Người bệnh có cần làm xét nghiệm không?

Đầu tiên, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ thăm hỏi các triệu chứng của người bệnh và tiến hành làm một cuộc kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, người bệnh được lắng nghe nhịp tim. Thông qua tiếng thở ở tim, cũng có thể xác định đây là một dấu hiệu của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Các xét nghiệm có thể được bác sĩ hoặc điều dưỡng chỉ định người bệnh thực hiện để xác định tình trạng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm được gọi là “cấy máu”.
  • Chụp X-quang phổi.
  • Điện tâm đồ – phương pháp cận lâm sàng giúp theo dõi hoạt động điện của tim phổ biến hiện nay.
  • Siêu âm tim – phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim của người bệnh khi nó đập.
Hệ thống X-Quang KTS treo trần cao cấp 52KW – 640mA tại PlinkCare với Module AI cho phép sàng lọc và phân loại 15 bệnh lý trên X-Quang phổi
Hệ thống X-Quang KTS treo trần cao cấp 52KW – 640mA tại PlinkCare với Module AI cho phép sàng lọc và phân loại 15 bệnh lý trên X-Quang phổi

Phương pháp điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc cho biết, hầu hết các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường được điều trị tại bệnh viện bằng thuốc kháng sinh. Những kháng sinh này sẽ đi vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch.

Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng. Trường hợp kháng sinh không thể loại bỏ nhiễm trùng, hoặc do bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây ra các biến chứng nặng về van tim thì có thể cần phải phẫu thuật. (4)

Phẫu thuật cho bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thường bao gồm việc thay thế van tim bị bệnh bằng một van tim hoạt động bình thường.

Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS Nguyễn Minh Trí Viên (cố vấn phẫu thuật tim), TS.BS Trần Văn Hùng, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, BSCKII Huỳnh Ngọc Long, BSCKI Vũ Năng Phúc, TS.BS Nguyễn Thị Duyên, TS.BS Lê Thị Thanh Hằng, BS Nguyễn Đức Hưng, BS Nguyễn Phạm Thùy Linh, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, ThS.BS Huỳnh Khiêm Huy, BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao, BS.CKI Hoàng Thị Bình, ThS.BS Nguyễn Quốc Khánh…

Trung tâm Tim mạch, PlinkCare tự tin làm chủ những kỹ thuật điều trị hiện đại nhất thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ở từng bệnh nhân.

Các yếu tố tiên lượng xấu ở người bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi cao, có thay van cơ học, đái tháo đường, bệnh kết hợp (suy kiệt, ức chế miễn dịch, bệnh thận hoặc bệnh phổi).

Xuất hiện các biến chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Suy tim, suy thận, nhũn não kích thước lớn, xuất huyết não, choáng nhiễm khuẩn.

Biến chứng gây ra trên van và tim gây suy tim, hở van nặng, tổn thương sùi lớn, tim giảm chức năng co bóp.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm nội tâm mạc tái phát?

Một số trường hợp người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh phòng ngừa trước khi đến nha sĩ hoặc trước thực hiện một số thủ thuật nhất định để giúp ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tái phát.

Đối với các trường hợp bệnh tim cần có kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

  • Bệnh nhân có van tim nhân tạo hoặc được sửa van với vật liệu nhân tạo.
  • Tiền sử đã từng bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Các bệnh tim bẩm sinh: Tất cả bệnh tim bẩm sinh có tím hoặc mọi tim bẩm sinh được sửa chữa với vật liệu nhân tạo cho đến 6 tháng sau phẫu thuật hoặc suốt đời nếu thông tồn lưu.
  • Kháng sinh dự phòng trước các thủ thuật răng miệng ở bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao.

Tùy theo tình trạng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị khác nhau. Do đó, khuyến cáo người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh lý ngay từ giai đoạn đầu.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send