
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?
Tổng quan bệnh viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn sưng đau dữ dội, có thể dẫn đến sưng cả tinh hoàn. Cụ thể, mào tinh hoàn là một ống nằm phía sau tinh hoàn, thực hiện chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Hiện tượng viêm xảy ra khi vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu cầu. (1)
Tình trạng này có nguy cơ xuất hiện ở nam giới trong mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là giai đoạn 20 – 40 tuổi. Hầu hết các trường hợp đều có khả năng cải thiện hiệu quả sau khi dùng thuốc kháng sinh.
1. Nguyên nhân
- Các bệnh lây truyền đường tình dục (STI): Đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm mào tinh hoàn, trong đó bệnh lậu và chlamydiac chiếm tỷ lệ cao nhất. Những yếu tố này có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo, lan xuống ống dẫn tinh, cuối cùng là mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn, gây viêm.
- Nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình dục: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc bệnh lao (TB) có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể và mào tinh hoàn cũng không phải ngoại lệ.
Trẻ em cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn nhưng thường xuất phát từ các nguyên nhân khác với người lớn. Cụ thể như sau:
- Chấn thương trực tiếp.
- Nhiễm trùng đường tiểu lây lan đến niệu đạo và mào tinh hoàn.
- Trào ngược nước tiểu vào mào tinh hoàn.
- Xoắn mào tinh hoàn
2. Các yếu tố rủi ro
Nam giới có nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn cao hơn nếu thuộc các nhóm sau:
- Không cắt bao quy đầu.
- Cấu trúc trong đường tiết niệu gặp vấn đề bất thường.
- Mắc bệnh lao. Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp.
- Phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn bàng quang.
- Phẫu thuật đường tiết niệu gần đây.
- Trải qua chấn thương háng gần đây.
- Sử dụng ống thông tiểu.
- Sử dụng thuốc chổng rối loạn nhịp tim (Amiodarone).
3. Triệu chứng
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Tình trạng này thường chỉ bắt đầu với một vài triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời, viêm có thể tiến triển nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như sau:
- Sốt nhẹ.
- Ớn lạnh.
- Đau vùng xương chậu.
- Đau tinh hoàn.
- Khó chịu vùng bụng dưới.
- Bìu bị đỏ và có cảm giác ấm.
- Xuất hiện các hạch bạch huyết ở háng.
- Đau khi quan hệ tình dục và xuất tinh.
- Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.
- Tiểu gấp và thường xuyên.
- Dương vật tiết dịch bất thường.
- Xuất hiện máu trong tinh dịch.
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không?
Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Hầu hết các trường hợp cấp tính đều có thể tự khỏi sau khi dùng thuốc kháng sinh mà không gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục hoặc sinh sản. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể tái phát trở lại và nguy cơ đem đến một số biến chứng như sau: (2)
- Viêm mào tinh hoàn mãn tính.
- Áp xe mào tinh hoàn.
- Viêm tinh hoàn.
- Áp xe tinh hoàn.
- Nhiễm trùng huyết.
- Vô sinh do tắc nghẽn ống dẫn tinh trùng.
- Teo tinh hoàn và chết mô.
- Xuất hiện lỗ rò bất thường trong bìu.
Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng viêm mào tinh hoàn tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, nam giới cần liên hệ sớm với bác sĩ để được theo dõi. Quá trình điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các biến chứng nghiêm trọng về lâu dài.
Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi không?
Nếu áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, viêm mào tinh hoàn có thể tự khỏi, đặc biệt đối với tình trạng cấp tính thường chỉ cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn. (3)
Phương pháp chẩn đoán viêm mào tinh hoàn
Đối với tình trạng viêm mào tinh hoàn, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra thể chất để xem xét mức độ sưng đau và phát hiện hạch bạch huyết vùng bẹn (nếu có). Ngoài ra, dịch tiết bất thường từ dương vật cũng được mang đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tiếp theo đó, một vài thủ tục có thể được yêu cầu thực hiện để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:
- Khám trực tràng để kiểm tra liệu nguyên nhân gây viêm có phải do phì đại tuyến tiền liệt hay không.
- Xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), để xác định mầm bệnh truyền nhiễm (nếu có).
- Xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (nếu có).
- Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm cũng có thể được thực hiện để quan sát chi tiết về cấu trúc bên trong tinh hoàn và các mô xung quanh bìu.
Cách điều trị viêm mào tinh hoàn an toàn hiệu quả
Quá trình điều trị viêm mào tinh hoàn tập trung vào hai mục tiêu chính là loại bỏ nhiễm trùng và làm dịu các triệu chứng. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Thuốc kháng sinh (Doxycycline và Ceftriaxone): Thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng từ 4 – 6 tuần đối với tình trạng viêm mào tinh hoàn mãn tính.
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Codeine hoặc morphine.
- Phương pháp điều trị tại nhà: nghỉ ngơi, nâng cao bìu trong ít nhất 2 ngày, chườm lạnh, tránh nâng vật nặng, kiêng quan hệ tình dục cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh…
Với những phương pháp này, thời gian để cơn đau biến mất hoàn toàn kéo dài khoảng từ vài tuần đến 3 tháng. Ngoài ra, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, không thể cải thiện triệu chứng khi dùng thuốc hoặc chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định điều trị xâm lấn. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn tùy theo từng mức độ viêm.
Những lưu ý cần biết
- Nếu triệu chứng đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng, đặc biệt khi tình trạng không cải thiện trong vòng 4 ngày, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ. (4)
- Trong trường hợp cơn đau ở bìu tiến triển dữ dội kèm sốt cao, nam giới cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị, người bệnh phải dùng hết toàn bộ liệu trình kháng sinh để, ngay cả khi cảm thấy không có triệu chứng.
- Sau khi dùng hết thuốc, nam giới nên đến bác sĩ để được tiến hành kiểm tra, đảm bảo nhiễm trùng đã hết hoàn toàn, tổn thương đã được phục hồi tuyệt đối.
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm mào tinh hoàn cho đến khi phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ra, dưới đây là một số biện pháp nam giới có thể tham khảo, áp dụng để hạn chế nguy cơ bị viêm mào tinh hoàn:
- Sử dụng bao cao su khi giao hợp để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
- Không nên quan hệ tình dục với nhiều người.
- Cắt bao quy đầu.
- Thường xuyên khử trùng và làm sạch khu vực vệ sinh chung sau khi sử dụng.
- Tiêm phòng lao.
- Tiến hành điều trị kịp thời đối với viêm mào tinh hoàn cấp tính để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng mãn tính.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu.
Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống PlinkCare, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến thắc mắc Viêm mào tinh hoàn có nguy hiểm không. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để theo dõi, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.