Image

Viêm giáp Hashimoto có thai được không? Có ảnh hưởng tới con?

Viêm giáp Hashimoto có thai được không?

Câu trả lời là có. Phụ nữ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto có thể mang thai, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn người không mắc bệnh và có thể để lại di chứng cho thai nhi. (1)

Tuyến giáp là cơ quan có hình cánh bướm nằm trước cổ. Khi mắc bệnh Hashimoto, hệ miễn dịch nhầm tuyến giáp là mầm bệnh nên sản sinh kháng thể tấn công phá huỷ các tế bào tuyến giáp. Hậu quả khiến tuyến giáp hoạt động kém, sau cùng là suy giáp dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khiến phụ nữ khó thụ thai hơn.

Ngoài ra, người bệnh viêm giáp Hashimoto còn có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic Ovary Syndrome – PCOS). Hội chứng này gây ra do rối loạn cân bằng hormone, gia tăng bất thường về nồng độ androgen (hormon nam) trong cơ thể phụ nữ, chất này gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn làm cho nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng.

Khi phụ nữ có hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai. Chưa kể, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2, cao huyết áp và ung thư cổ tử cung. (2)

Viêm giáp Hashimoto là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm giáp Hashimoto là bệnh viêm tuyến giáp mạn tính.

Rủi ro khi mang thai với bệnh viêm giáp Hashimoto

Bệnh viêm giáp Hashimoto nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ra một số vấn đề trong thai kỳ, ảnh hưởng cả mẹ và bé như tiền sản giật, thiếu máu, sảy thai, sinh non.

1. Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm thường xảy ra vào cuối thai kỳ. Thai phụ mắc tiền sản giật sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn con, nguy cơ sinh non, thai chết lưu.

Các triệu chứng tiền sản giật thường gặp phụ nữ như: sưng ở mặt và tay, đau đầu, mờ mắt, đau bụng bên phải, hàm lượng protein trong nước tiểu cao. Việc điều trị tiền sản giật nên được thực hiện sớm từ tuần thứ 12 – 28 của thai kỳ, lý tưởng nhất là trước tuần thứ 16.

2. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai do lưu lượng máu gia tăng, cơ thể người mẹ cần nhiều sắt hơn để tạo máu nhưng không được bổ sung đầy đủ. Thiếu máu có thể do thiếu hụt sắt hoặc hồng cầu. Đây không được xem là bệnh và có thể khắc phục bằng cách áp dụng một chế độ dinh dưỡng giàu sắt và vitamin. (3)

Tuy nhiên, ở phụ nữ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto, quá trình trao đổi chất chậm cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Khoảng 45% – 65% trường hợp suy giáp do bệnh Hashimoto có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt. (4)

Thiếu máu có thể khiến phụ nữ mang thai trông nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, nhịp tim rối loạn, khó tập trung. Nếu không bổ sung chất sắt, hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, làm tăng nguy cơ mất máu khi chuyển dạ, khả năng bé bị sinh non, nhẹ cân.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu sắt là cách đơn giản nhất ngăn nguy cơ thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Trong trường thiếu máu nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm sắt qua đường tĩnh mạch (IV) hoặc truyền hồng cầu.

3. Sảy thai

Các nghiên cứu từ lâu chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh Hashimoto với nguy cơ sảy thai. Nguyên nhân do mất cân bằng hormone tuyến giáp và rối loạn chức năng miễn dịch.

Thai nhi được xem là một “mô ngoại lai” nằm trong cơ thể người mẹ. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ huy động kháng thể tấn công nhằm phá hủy “mô ngoại lai” này. Tuy nhiên khi mang thai, hệ miễn dịch sẽ tự động tắt tính năng tấn công “mô ngoại lai” giúp cho thai nhi phát triển bình thường.

Mặt khác, ở phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm giáp Hashimoto, chức năng miễn dịch bị rối loạn nên tính năng tạo kháng thể tấn công “mô ngoại lai” của hệ miễn dịch vẫn hoạt động bình thường. Hệ quả là bào thai bị kháng thể tấn công dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Phụ nữ sảy thai gặp tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng và có thể bị chuột rút. Dù vậy, không phải tình trạng chảy máu âm đạo nào diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu sảy thai. Để tránh nguy cơ sảy thai, phụ nữ nên điều trị bệnh Hashimoto trước khi mang thai.

4. Nhau bong non

Nhau thai là “sợi dây kết nối” vô cùng quan trọng giữa mẹ và em bé. Nhờ nhau thai, các chất dinh dưỡng, oxy từ người mẹ vận chuyển để cung cấp, nuôi dưỡng sự sống cho sinh linh trong bụng.

Nhau thai bong non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi hạ sinh em bé. Tình trạng này thường gặp trong tam cá nguyện thứ ba, tức khoảng tuần 29 – 40 của thai kỳ. Khi nhau thai bong non, dưỡng chất và oxy không thể đưa đến cho thai nhi, dẫn đến sinh non, thậm chí thai chết lưu. Ngoài ra, tình trạng này có thể khiến người mẹ mất nhiều máu khi sinh con, đe dọa tính mạng cả hai mẹ con.

Một số dấu hiệu cảnh báo nhau thai bong non phụ nữ nên lưu ý bao gồm: chảy máu âm đạo, đau bụng, chuột rút, sự chuyển động bất thường của thai nhi. Nhau thai đã bong ra không thể gắn lại nhưng một số trường hợp vết bong có thể tự lành, thường là bong nhẹ.

Viêm giáp Hashimoto có thể khiến phụ nữ bị sảy thai
Viêm giáp Hashimoto có thể khiến phụ nữ bị sảy thai.

Chẩn đoán bệnh viêm giáp Hashimoto khi mang thai

Mắc bệnh viêm giáp Hashimoto khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo vì ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Theo thống kê, 2% – 3% phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh viêm giáp Hashimoto.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: cơ thể mệt mỏi, bị chuột rút, táo bón nặng, khả năng tập trung kém, trí nhớ giảm sút, dễ cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng này tương đồng với một số triệu chứng khác khi mang thai nên khó phát hiện bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng.

Để có chẩn đoán bệnh, bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating hormone – TSH), T3, T4 và kháng thể peroxidase tuyến giáp. Qua đó, bác sĩ cũng phần nào biết được tuyến giáp của người bệnh đang ở trạng thái như thế nào.

Điều trị viêm giáp Hashimoto phụ thuộc vào tình trạng suy giáp của bệnh nhân. Phương pháp được dùng hiện nay là thay thế bằng hormon giáp tổng hợp, một loại thuốc có cấu trúc và tác dụng giống hormon giáp tự nhiên – thuốc L. Thyroxin, nhằm ức chế và điều chỉnh sự suy giáp.

phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm giáp Hashimoto
Có khoảng 2% – 3% phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh viêm giáp Hashimoto.

Các biến chứng sau sinh tiềm ẩn với Hashimoto

Bệnh viêm giáp Hashimoto có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với thai phụ sau khi sinh.

1. Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu nhiều, từ 500ml trở lên đối với sinh thường và 1000ml trở lên đối với sinh mổ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có bệnh Hashimoto. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau sinh.

2. Ảnh hưởng đến sự phục hồi sau sinh

Với phụ nữ mắc bệnh Hashimoto, việc theo dõi nồng độ hormone kích thích tuyến giáp rất quan trọng, nhất là khi bạn đã tăng liều dùng thuốc levothyroxine (thuốc điều trị bệnh viêm giáp Hashimoto) trong thời kỳ mang thai.

Mang thai không làm bệnh Hashimoto nặng hơn, do đó ngay sau khi sinh, sản phụ vẫn tiếp tục duy trì thuốc điều trị như trước khi mang thai. Tuy nhiên, người bệnh và người thân nên thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy một số dấu hiệu bất thường như: dễ nổi nóng, lo lắng, cơ thể yếu, khó chịu được nhiệt độ cao, tay chân run, tim đập nhanh và loạn nhịp, tâm trạng thất thường, tiêu chảy, bướu cổ gây khó thở khó nuốt.

Phụ nữ mắc viêm giáp Hashimoto có thể mang thai
Phụ nữ mắc viêm giáp Hashimoto có thể mang thai nhưng cần theo dõi cẩn thận.

>>>Có thể bạn chưa biết: Viêm giáp Hashimoto có nguy hiểm không?

Hashimoto có ảnh hưởng đến việc cho con bú không?

Câu trả lời cho bạn là không. Bệnh viêm giáp Hashimoto không ảnh hưởng tới khả năng cho con bú của người mẹ. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú mắc bệnh này, phải điều trị với thuốc levothyroxine có thể khiến sữa tiết ra có lẫn một lượng nhỏ của thuốc. Tuy nhiên, hàm lượng thuốc được đánh giá an toàn với trẻ sơ sinh.

Mặt khác, nếu không dùng thuốc điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của mẹ. Nếu mẹ vẫn lo sợ thuốc sẽ ảnh hưởng đến con thì có thể cho con bú xong rồi mới uống thuốc.

Bệnh viêm tuyến giáp là bệnh nguy hiểm, vì thế người bệnh nên khám bệnh định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Hashimoto có ảnh hưởng đến việc cho con bú không
Bệnh viêm giáp Hashimoto không làm ảnh hưởng tới khả năng cho con bú của người mẹ.

Phụ nữ đang mang thai nghi ngờ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto hoặc lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi có thể đến khám tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, PlinkCare TP.HCM theo địa chỉ:

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc được nhiều phụ nữ quan tâm đó là bệnh viêm giáp Hashimoto có thai được không và có ảnh hưởng gì đến em bé trong và sau khi sinh hay không. Dù bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng cho phụ nữ mang thai và thai nhi, tuy nhiên nếu điều trị sớm và đúng cách có thể giảm thiểu những rủi ro này.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send