Image

Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc bao tử bị viêm hoặc kích ứng đột ngột, gây đau dữ dội và dai dẳng. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan đã kích hoạt phản ứng miễn dịch, thu hút các tế bào bạch cầu đến vị trí tổn thương, gây viêm. Mức độ nghiêm trọng càng cao, viêm dạ dày cấp tính càng có nguy cơ sẽ tiến triển thành tình trạng ăn mòn, tạo nên vết loét cùng những vùng xuất huyết nhỏ bên trong niêm mạc.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trung niên và người già. Viêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương, vi khuẩn, virus xâm nhập, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống…

viêm dạ dày cấp là gì

Triệu chứng viêm dạ dày cấp

Một số trường hợp viêm dạ dày cấp không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu phổ biến sau:

  • Dạ dày đau hoặc khó chịu.
  • Ợ nóng.
  • Ăn mất ngon.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Nôn ra máu (xảy ra khi viêm dẫn đến rách hoặc hình thành vết loét sâu trong niêm mạc dạ dày).
  • Giảm cân bất thường.
  • Sốt.
  • Cảm giác đầy bụng bất thường
  • Cảm thấy no quá nhanh sau khi ăn.
  • Đi đại tiện phân đen.

nguyên nhân viêm dạ dày cấp

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính

Bệnh viêm dạ dày cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình phải kể đến như:

1. Nhiễm vi sinh vật

Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm bao tử cấp, cụ thể chiếm đến ⅔ dân số thế giới. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm… khác cũng là tác nhân nhưng không chiếm tỉ lệ cao.

2. Phản ứng chống lại các yếu tố gây kích ứng

  • Trào ngược mật: Mật được đào thải tự nhiên vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa, nếu vô tình di chuyển đến dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc.
  • Tiêu thụ rượu bia: Đồ uống có cồn gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm.
  • Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Thuốc giảm đau, chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen… có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày do ức chế các chất bảo vệ được gọi là Prostaglandin. Việc lạm dụng uống thường xuyên với liều lượng cao sẽ dẫn đến viêm.
  • Chất sắt: Sắt có khả năng gây tổn hại cho niêm mạc bao tử nếu uống lúc bụng đói.

3. Rối loạn hệ miễn dịch

Đây là một sự cố của hệ thống miễn dịch, gây ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, phản ứng này sẽ khiến hàng rào bảo vệ bao tử bị bào mòn. Theo đó, viêm dạ dày cấp do rối loạn hệ miễn dịch thường xảy ra phổ biến ở những người mắc tiểu đường loại 1, bệnh Hashimoto, cơ thể thiếu hụt Vitamin B12…

4. Vấn đề về mạch máu

Các dị dạng hiếm gặp của mạch máu hay biến chứng từ suy tim mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến dạ dày. Trong một số trường hợp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao tử cấp tính.

5. Thiếu máu cục bộ

Khi lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, tình trạng viêm có thể xảy ra. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:

  • Lạm dụng thuốc Cocaine.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Chấn thương hoặc bỏng nặng.

6. Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Tình trạng dị ứng thực phẩm trong bao tử sẽ khiến cho lượng bạch cầu tăng cao, gây kích ứng, tổn thương niêm mạc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày cấp. (1)

7. Bệnh u hạt

Viêm bao tử cấp có thể là biến chứng của bệnh u hạt. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn thương dạ dày.

Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm bao tử cấp tính?

Viêm bao tử cấp có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, giới tính… Tuy nhiên những người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ có xu hướng dễ mắc phải hơn, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).
  • Sử dụng Corticosteroid.
  • Uống nhiều rượu.
  • Trải qua cuộc phẫu thuật lớn.
  • Người bệnh bị suy thận, suy gan, suy hô hấp.

ai dễ mắc bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính được chẩn đoán như thế nào?

Đối với tình trạng viêm dạ dày cấp, trước tiên, bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, mức độ cơn đau, tiền sử bệnh… để tìm hiểu chi tiết. Sau đó các phương pháp chẩn đoán sẽ được tiến hành thực hiện nhằm đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC): Xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra sức khỏe tổng thể.
  • Xét nghiệm hơi thở, nước bọt: Mục đích để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Xét nghiệm phân: Mục đích để kiểm tra máu trong phân.
  • Nội soi dạ dày thực quản: Mục đích để kiểm tra niêm mạc dạ dày.
  • Sinh thiết mô dạ dày: Một mẫu mô nhỏ của dạ dày được lấy ra để mang đi giải phẫu bệnh (kiểm tra dưới kính hiển vi).
  • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể được thực hiện để kiểm tra các vấn đề liên quan đến cấu trúc hệ tiêu hóa.

Biến chứng viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, bệnh còn làm tăng nguy cơ gây ung thư bao tử, đặc biệt là khi lớp niêm mạc bị mỏng.

Cách điều trị viêm dạ dày cấp tính

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị viêm bao tử cấp khác nhau.

Cụ thể bao gồm:

1. Dùng thuốc điều trị

Thuốc điều trị viêm dạ dày cấp bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn. Thông thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (aluminum phosphalugel hoặc magnesium hydroxide): Loại này được sử dụng để trung hòa axit dạ dày, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định liều dùng nhiều lần trong ngày.
  • Thuốc kháng H2 (Famotidine (Pepcid ), Cimetidine (Tagamet )…): Loại này được sử dụng để giảm tiết axit dạ dày, có thể uống từ 10 – 60 phút trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Thuốc ức chế bơm Proton (Omeprazole (Prilosec ), Esomeprazole (Nexium)…): Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất axit dạ dày, chỉ nên được sử dụng mỗi 24 giờ và thường uống trước ăn 30 – 60 phút.
  • Thuốc kháng sinh đối với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter Pylori: Amoxicillin, Tetracycline (không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi) và Clarithromycin.

Thuốc kháng sinh có thể sử dụng cùng lúc với thuốc kháng Axit, kháng H2, thuốc ức chế bơm Proton. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 – 28 ngày. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về việc dùng thuốc để hạn chế tối đa các vấn đề không mong muốn. (2)

2. Thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách lành mạnh, cân bằng cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng viêm dạ dày cấp. Một số giải pháp hữu ích như:

  • Hạn chế tối đa uống rượu bia.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng.
  • Giảm cân nếu cơ thể đang bị thừa cân.

điều trị viêm dạ dày cấp

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Để giảm bớt các triệu chứng của viêm dạ dày cấp, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Tránh thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, chua, cay nóng vì dễ gây kích ứng bao tử.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi cho dạ dày: chuối, nước dừa, sữa chua, rau củ, gừng, ngũ cốc…

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày cấp

  • Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn để làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Ăn chín uống sôi để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Tránh hoặc hạn chế tối đa uống rượu bia.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trước bữa ăn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm H. pylori .
  • Nấu chín kỹ thức ăn. Điều này cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tránh uống rượu hoặc hạn chế uống rượu.
  • Tránh sử dụng thuốc chống viêm không Steroid NSAID thường xuyên.

phòng ngừa viêm dạ dày cấp

Các thắc mắc về viêm dạ dày cấp

1. Viêm dạ dày cấp tính kéo dài bao lâu?

Thời gian kéo dài của bệnh viêm dạ dày cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thời gian bắt đầu điều trị và liệu pháp điều trị. Thông thường, các triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm từ vài ngày đến vài tuần nếu tình trạng chưa tiến triển đến mức nghiêm trọng. (3)

2. Bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì?

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu…
  • Nhóm thực phẩm ít chất béo: Rau, thịt nạc, cá…
  • Nhóm thực phẩm có độ axit thấp: Rau, đậu.
  • Đồ uống không chứa gas, caffeine, cồn.
  • Nhóm thực phẩm chứa Probiotic có lợi cho sức khỏe: kim chi, sữa chua, trà nấm thủy sâm (kombucha)…

viêm dạ dày cấp nên ăn gì

3. Bệnh viêm dạ dày cấp có lây không?

Viêm dạ dày cấp có khả năng lây nhiễm nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori. Các cách lây truyền phổ biến gồm:

  • Bơi ở sông, suối, hồ bơi.
  • Ăn uống các loại thực phẩm chưa qua nấu chín.
  • Gia đình có người thân bị mắc bệnh và sống chung.

Trường hợp tiếp xúc với nước bọt của người bệnh vẫn chưa được chứng minh là một con đường lây truyền. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc tự bảo vệ bản thân vẫn rất cần thiết.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (PlinkCare Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng viêm dạ dày cấp. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send