Image

Viêm cơ tim cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm cơ tim cấp là gì?

Viêm cơ tim cấp tính là tình trạng cơ tim bị viêm chủ yếu do virus, nhưng cũng có thể không do nhiễm trùng. Tình trạng viêm có thể khu trú hoặc lan tỏa trong cơ tim. Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng, không đặc hiệu, bao gồm khó thở, sốt, đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, sốc tim, tử vong,…

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh hơn. (1)

Xem thêm: Viêm cơ tim ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Triệu chứng viêm cơ tim cấp tính thường gặp

1. Triệu chứng tim mạch

Bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp tính có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng tim mạch sau:

Để xác định liệu đó có phải là dấu hiệu của viêm cơ tim cấp tính hay không, cần có các xét nghiệm, siêu âm mới có thể kết luận được.

2. Triệu chứng toàn thân

Một số bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân khi mắc viêm cơ tim cấp như:

  • Sốt cao;
  • Lạnh người;
  • Đau nhức cơ;
  • Da và môi tím tái lại;
  • Phát ban dát sẩn, ban đỏ;
  • Bệnh nhân mắc Chagas có thể kèm theo triệu chứng khó nuốt.

Tuy nhiên, ở những độ tuổi khác nhau thì triệu chứng viêm cơ tim cấp cũng sẽ không giống nhau. Biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng có thể thay đổi nhanh.

Khó thở, đau tức ngực trái là triệu chứng điển hình của viêm cơ tim cấp
Khó thở, đau tức ngực trái là triệu chứng điển hình của viêm cơ tim cấp

Nguyên nhân viêm cơ tim cấp

1. Nguyên nhân truyền nhiễm

Viêm cơ tim cấp tính xuất phát từ nguyên nhân truyền nhiễm có thể kể đến như:

  • Virus: Coxsackie và echoviruses là những loại virus phổ biến nhất gây bệnh viêm cơ tim. Ngoài ra, các mầm bệnh virus khác gây suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng như HIV, viêm gan B, C, Parvovirus B19,…
  • Vi khuẩn: Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra các triệu chứng viêm cơ tim cấp điển hình là Clostridium, legionella, Salmonella, bệnh lao,…
  • Ký sinh trùng: Thường gặp là: Toxoplasma, trypanosoma cruzi, ký sinh trùng gây bệnh Chagas,…
  • Xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (2)

2. Nguyên nhân không nhiễm trùng

Những tác nhân không nhiễm trùng gây bệnh viêm cơ tim bao gồm:

  • Bệnh viêm ruột hoặc viêm động mạch tế bào khổng lồ;
  • Viêm cơ tim tăng bạch cầu ái toan;
  • Bệnh mạch máu collagen;
  • Bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus;
  • Do tiếp xúc với các hóa chất độc hại như hydrocarbon tia xạ hay kim loại nặng;
  • Các chất gây độc tim.

Phương pháp chẩn đoán viêm cơ tim cấp tính

1. Xét nghiệm máu

Được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể, giúp phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và số lượng bạch cầu.

2. Phản ứng viêm

Xét nghiệm các chỉ số CRP, interleukin, interferon, tốc độ lắng máu tăng.

3. Chỉ dẫn sinh học tim

Đây là xét nghiệm thường được sử dụng nhất hiện nay khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, hỗ trợ chẩn đoán ở những bệnh nhân đo điện tim không chẩn đoán được.

4. Điện tâm đồ

Các bất thường ở tim như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,… được phát hiện khi đo điện tâm đồ; từ đó, giúp nhận diện được những dấu hiệu viêm cơ tim cấp.

5. X-quang ngực

Kỹ thuật này giúp phát hiện bóng tim to, sung huyết phổi, phù phổi hoặc tràn dịch màng phổi.

6. Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp giúp chẩn đoán viêm cơ tim cấp được các bác sĩ sử dụng khá nhiều. Phương pháp này giúp đánh giá mức độ tổn thương cơ tim, sự hiện diện của bệnh van tim, huyết khối trong tim.

Siêu âm tim là một trong những phương tiện chẩn đoán bệnh viêm cơ tim cấp tính
Siêu âm tim là một trong những phương tiện chẩn đoán bệnh viêm cơ tim cấp tính

7. MRI tim

MRI tim sẽ cho ra kết quả hình ảnh những lát cắt chi tiết của tim, bao gồm cả mạch máu bên trong. Phương tiện này được dùng để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim.

Chẩn đoán viêm cơ tim cấp bằng phương pháp MRI tim
Chẩn đoán viêm cơ tim cấp bằng phương pháp MRI tim

8. Chụp động mạch vành

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá bất thường của động mạch dẫn máu nuôi tim. Các vùng mạch vành bị tắc nghẽn được xác định, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Kỹ thuật này thường được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu giống hội chứng mạch vành cấp.

Chụp mạch vành là một trong những phương pháp chẩn đoán viêm cơ tim
Chụp mạch vành là một trong những phương pháp chẩn đoán viêm cơ tim

9. Huyết thanh chẩn đoán

Kỹ thuật này liên quan đến việc phân tích mẫu máu của bệnh nhân, để xác định sự hiện diện hoặc vắng mặt của một loại kháng thể virus đặc hiệu, kiểm tra số lượng kháng thể hiện diện. Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim nghi ngờ do nhiễm virus.

10. Sinh thiết nội mạc cơ tim

Phương pháp này rất hữu ích trong chẩn đoán viêm cơ tim, đặc biệt trong trường hợp suy tim mới khởi phát với thời gian dưới 2 tuần.

Các biến chứng của viêm cơ tim cấp

Viêm cơ tim cấp tính là căn bệnh có diễn biến nhanh, phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng:

>> Xem thêm: Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không? 6 Biến chứng thường gặp

Điều trị viêm cơ tim cấp tính

Có nhiều phương pháp để điều trị viêm cơ tim cấp tính, sau khi thăm khám và chẩn đoán các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh.

1. Hạn chế tối đa gắng sức

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân viêm cơ tim cấp không nên vận động mạnh, hạn chế tối đa các môn thể thao dùng sức nhiều. Thay vào đó, chỉ nên tập luyện hít thở sâu đều đặn, vận động nhẹ nhàng, tránh đi lại nhiều.

2. Liệu pháp oxy

Khó thở là triệu chứng điển hình của viêm cơ tim cấp. Sử dụng liệu pháp oxy, đưa một lượng oxy thích hợp vào cơ thể, giúp cung cấp oxy cho máu động mạch và cải thiện tình trạng thiếu oxy.

Điều trị viêm cơ tim cấp bằng liệu pháp oxy
Điều trị viêm cơ tim cấp bằng liệu pháp oxy

3. Điều trị nguyên nhân viêm cơ tim cấp

  • Đối với nguyên nhân bệnh là do truyền nhiễm: Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ truyền bệnh.
  • Đối với nguyên nhân bệnh không do nhiễm trùng: Giải quyết những bệnh học có liên quan, làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm cơ tim cấp.

4. Điều trị suy tim sung huyết tiêu chuẩn

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định cho điều trị suy tim sung huyết tiêu chuẩn:

  • Điều trị nội khoa: Một số loại thuốc được kê cho bệnh suy tim sung huyết như thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta.
  • Điều trị ngoại khoa: Dụng cụ hỗ trợ thất trái, máy tạo nhịp, ghép tim.

5. Theo dõi và điều trị các rối loạn nhịp tim

Viêm cơ tim cấp gây rối loạn nhịp tim, có thể khiến tim đập nhanh hoặc chậm.

  • Đối với nhịp tim chậm: Có thể dùng thuốc. Trường hợp không cải thiện, cho dùng máy tạo nhịp tim, hỗ trợ kích thích và khôi phục tần số tim cần thiết.
  • Đối với nhịp tim nhanh: Sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim để kiểm soát, đốt điện, sốc chuyển nhịp.

6. Các thiết bị hỗ trợ IABP, ECMO, Corticosteroide

  • IABP là phương pháp giúp hỗ trợ tuần hoàn tạm thời. Có tác dụng cải thiện tưới máu mạch vành, tăng cung lượng tim, đồng thời giảm hậu gánh và giảm công cơ tim.
  • ECMO hay còn gọi là tuần hoàn ngoài cơ thể. Đây là kỹ thuật được sử dụng để thay thế tạm thời chức năng phổi và tim trong trường hợp bệnh nặng, tim không đáp ứng với liệu pháp thông thường.
  • Corticosteroide có thể được chỉ định trong một số trường hợp. (3)

7. Thuốc ức chế miễn dịch

Được chỉ định ở những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn hệ thống hoặc viêm hạt.

Cách phòng ngừa viêm cơ tim cấp tính

Hiện nay, viêm cơ tim cấp tính chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, hạn chế được các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
  • Tránh những hành vi có nguy cơ cao gây nhiễm trùng cơ tim như HIV, quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm, không sử dụng các chất kích thích, ma túy,…
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm cơ tim cấp hoặc người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
  • Cần tránh tiếp xúc với côn trùng. Mặc quần áo dài tay, không để lộ da nếu đi qua vùng rậm rạp, rừng cây, nơi ẩm ướt,…
  • Tiêm các loại vaccine phòng bệnh được khuyến cáo, bao gồm vaccine phòng rubella, vaccine phòng cúm,…
  • Khi nhận thấy các bất thường của cơ thể hoặc nghi ngờ triệu chứng của viêm cơ tim cấp, nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Người bị viêm cơ tim cần lưu ý gì?

1. Hạn chế vận động

Trong quá trình điều trị viêm cơ tim cấp, người bệnh không nên vận động mạnh, tránh đi lại nhiều. Không nên tham gia các môn thể thao cần dùng đến sức nhiều. Thay vào đó, bệnh nhân nên dành thời gian để nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.

Bệnh nhân viêm cơ tim nên hạn chế vận động
Bệnh nhân viêm cơ tim nên hạn chế vận động

2. Hạn chế uống rượu

Rượu là loại thức uống có chứa chất kích thích, làm gia tăng nguy cơ viêm cơ tim. Chính vì vậy, hạn chế rượu, tốt nhất là không dùng rượu ở bệnh nhân viêm cơ tim.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm cơ tim cấp

Với một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ hỗ trợ cho việc điều trị viêm cơ tim cấp đạt kết quả tốt hơn.

  • Cân bằng dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm. Ưu tiên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi.
  • Ăn những thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.
  • Cắt giảm bớt lượng muối, hạn chế sử dụng đường tinh chế.
  • Ưu tiên những món luộc, hấp; hạn chế các món chiên, xào nhiều dầu mỡ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

4. Thăm khám định kỳ để phát hiện sớm viêm cơ tim

Các dấu hiệu viêm cơ tim cấp không đặc hiệu nên khó để nhận biết. Trong khi đó, bệnh lại có thể tiến triển nhanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị viêm cơ tim cấp tính với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Hệ thống PlinkCare, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Việc điều trị viêm cơ tim cấp sẽ đem lại hiệu quả cao nên phát hiện và có sự can thiệp sớm. Chính vì vậy, khi có nghi ngờ về dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send