Image

Viêm cầu thận ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Viêm cầu thận ở trẻ em là gì?

Thận là hai cơ quan có hình hạt đậu nằm bên dưới khung sườn non chứa những quả cầu gồm các mạch máu nhỏ bên trong (tiểu cầu thận), giữ vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải vào nước tiểu, đồng thời giữ lại protein và các tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Khi trẻ bị viêm cầu thận, các cầu thận bị sưng, viêm khiến các chức năng của thận không hoạt động bình thường, máu và protein bị rò rỉ vào nước tiểu và các mô của cơ thể, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh khi không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các vấn đề về tiểu tiện, gây sưng ở các bộ phận của cơ thể như mặt, tay,… nguy hiểm hơn là gây tổn thương thận, suy thận. (1)

Viêm cầu thận ở trẻ được chia làm hai loại: Viêm cầu thận cấp (diễn ra một cách nhanh chóng) và viêm cầu thận mãn tính (diễn ra từ từ theo thời gian). Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc, đồng thời, thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Bên trong thận có chứa các tiểu cầu thận
Bên trong thận có chứa các tiểu cầu thận.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận ở trẻ?

Viêm cầu thận cấp tính thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm trùng cổ họng hoặc da do các vi khuẩn, virus gây ra, phổ biến nhất là vi khuẩn liên cầu. Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về miễn dịch như ban xuất huyết Henoch-Schonlein hay Lupus cũng có thể mắc bệnh này.

Đối với các trường hợp mãn tính, bệnh có thể gây ra bởi các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị viêm cầu thận mãn tính không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận?

Nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ có nguy cơ phát triển sỏi thận cao hơn nếu trẻ nằm trong các trường hợp sau: (2)

  • Trẻ dưới 10 tuổi, nhiễm Streptococcus nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn).
  • Trẻ mắc bệnh tự miễn dịch như Lupus, ban xuất huyết Henoch-Schonlein,…
  • Trẻ bị xơ cứng cầu thận cục bộ, sẹo cầu thận.
  • Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
  • Trẻ bị cao huyết áp, tăng huyết áp.
  • Trẻ bị viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch.
  • Trẻ xuất hiện các u hạt, và viêm nhiều mạch.
  • Trẻ mắc hội chứng Alport.
  • Trẻ bị viêm gan B.

Các triệu chứng của bệnh viêm cầu thận ở trẻ em

Trẻ bị viêm cầu thận có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sưng, phù ở mặt (thường gặp vào buổi sáng);
  • Tần suất đi tiểu thấp hơn bình thường;
  • Nước tiểu lẫn máu, màu đục;
  • Nước tiểu có bọt;
  • Tăng huyết áp…

Ngoài ra, viêm cầu thận cấp có thể khiến chất lỏng bị tích tụ đột ngột trong phổi gây ho. Hệ bài tiết bất thường dẫn đến cơ thể giữ nước và muối quá mức khiến mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù, trẻ cảm thấy mệt mỏi hơn và có thể xuất hiện tình trạng khô da, ngứa và bị chuột rút vào ban đêm. Viêm cầu thận cấp ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm cầu thận mãn tính.

Đối với các trường hợp trẻ bị viêm cầu thận mãn tính, triệu chứng bệnh có thể phát triển chậm trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm. Ngoài ra, trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng đặc trưng nào và bệnh chỉ có thể phát hiện khi được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp hoặc khi kết quả xét nghiệm nước tiểu thông thường cho thấy có máu hoặc protein hoặc cả hai.

Chẩn đoán viêm cầu thận trẻ nhỏ

Để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận ở trẻ, đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng và hỏi về các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa để kiểm tra tình trạng bệnh chi tiết hơn như:

  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Siêu âm thận;
  • Siêu âm một số cơ quan, bộ phận khác;
  • Sinh thiết thận.
Viêm cầu thận có thể khiến protein và máu lẫn trong nước tiểu
Viêm cầu thận có thể khiến protein và máu lẫn trong nước tiểu do đó phương pháp xét nghiệm nước tiểu thường được các bác sĩ yêu cầu thực hiện để chẩn đoán bệnh.

Cách điều trị viêm cầu thận ở trẻ em

Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm cầu thận cấp tính có thể tự khỏi mà không cần hỗ trợ điều trị. Việc điều trị viêm cầu thận ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. (3)

  • Trường hợp trẻ mắc bệnh do các vấn đề về hệ thống miễn dịch: bác sĩ có thể kê cho trẻ steroid và các loại thuốc khác nhằm ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng do vi khuẩn: thuốc kháng sinh có thể được sử dụng.
  • Thận bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục: bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp lọc máu với một bộ lọc nhân tạo.
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng khó chịu: bác sĩ có thể kê thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc hỗ trợ thận bài tiết nước tiểu, loại bỏ chất thải ra ngoài. Lúc này, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ uống ít nước hơn bình thường và thực hiện chế độ dinh dưỡng ít protein, muối và kali.

Phần lớn các tổn thương gây ra do viêm cầu thận cấp tính sẽ lành lại. Thời gian hồi phục của quá tình này sẽ phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của từng trẻ. Đối với các trường hợp viêm cầu thận cấp tính không đáp ứng với điều trị, bệnh có thể chuyển thành mãn tính.

Đối với viêm cầu thận mãn tính, bệnh thường được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp:

  • Thường xuyên tập thể dục;
  • Uống ít nước hơn bình thường;
  • Bổ sung canxi;
  • Dùng thuốc hạ huyết áp;
  • Ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế ăn các chất sau trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
    • Protein: Mặc dù chất đạm đóng vai trò rất quan trọng nhưng khi trẻ bị viêm cầu thận, thận không thể loại bỏ quả nhiều chất thải do ăn quá nhiều protein.
    • Kali: Viêm cầu thận ở trẻ có thể khiến kali bị tích tụ trong máu, gây hại đến sức khỏe của trẻ.
    • Photpho: Thông thường, thận sẽ giúp loại bỏ lượng photpho dư thừa ra khỏi cơ thể nhưng khi trẻ mắc bệnh, lượng photpho này sẽ tích tụ trong máu và khiến canxi bị tách khỏi xương, xương của trẻ trở nên yếu và dễ gãy hơn.
    • Natri: Hạn chế ăn natri sẽ giúp thận không phải hoạt động quá nhiều, cơ thể giảm tình trạng tích trữ nước.

Nếu viêm cầu thận mãn tính không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điều trị lọc máu hoặc ghép thận cho trẻ.

Hiện nay, phương pháp lọc máu cho trẻ bị viêm cầu thận được chia làm 2 loại:

  • Giải phẫu tách màng bụng: Đây là phương pháp lọc máu bằng niêm mạc khoang bụng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt một ống thông vào bụng của trẻ, sau đó đưa một dung dịch làm sạch vô trùng qua ống thông đến khoang phúc mạc. Chất lỏng này được để lại trong khoang bụng một khoảng thời gian ngắn để hấp thụ các chất thải qua phúc mạc. Cuối cùng, chất lỏng này được hút ra khỏi khoang bụng, kiểm tra và loại bỏ.
  • Chạy thận nhân tạo: Trước khi chạy thận nhân tạo, trẻ sẽ được thực hiện phẫu thuật nối thông tĩnh mạch để tăng lưu thông máu từ cơ thể đến máy chạy thận và ngược lại. Hiện nay, chạy thận nhân tạo có 3 phương pháp thực hiện gồm lỗ thông tĩnh mạch, AV ghép, và ống thông tĩnh mạch trung ương. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau, trong đó, lỗ thông tĩnh mạch là phương pháp được nhiều người lựa chọn bỏ tính an toàn và hiệu quả cao.

Biến chứng bệnh viêm cầu thận ở trẻ em

Bệnh viêm cầu thận mãn tính ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận. Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp:

  • Tần suất đi tiểu bất thường: quán nhiều hoặc quá ít;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Sụt cân;
  • Thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm;
  • Mệt mỏi, thiếu sức sống;
  • Cao huyết áp;
  • Đau nhức đầu;
  • Sưng/bọng mắt.

Làm thế nào để phòng ngừa chứng viêm cầu thận ở trẻ nhỏ?

Viêm cầu thận ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn nhưng bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.

Uống đủ nước mỗi ngày là cách ngăn ngừa bệnh
Uống đủ nước mỗi ngày là cách ngăn ngừa bệnh viêm cầu thận hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số các phòng ngừa viêm cầu thận cho trẻ nhỏ:

  • Tránh mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh do liên cầu khuẩn gây ra;
  • Tiêm chủng vacxin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi sống sạch sẽ;
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ;
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp cho trẻ;
  • Kiểm soát bệnh (huyết áp hoặc các bệnh lý chuyển hóa) theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Uống đủ nước;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, ưu tiên các sản phẩm tốt cho thận;
  • Kiểm soát hàm lượng kali, protein, photpho và natri nạp vào cơ thể hằng ngày;
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có gas.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến các chứng năng của thận mà còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác và chất lượng cuộc sống của trẻ. Bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm do đó, trẻ mắc bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send