
Bệnh viêm cầu thận có lây không? Lây qua đường nào?
Viêm cầu thận có lây không?
Viêm cầu thận có thể lây, nhưng không phải trường hợp nào mắc viêm cầu thận cũng lây từ người sang người, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và loại viêm cầu thận mắc phải. Trên thực tế, có nhiều tình trạng có thể gây viêm cầu thận. Đôi khi bệnh do di truyền trong gia đình hoặc không rõ nguyên nhân.
1. Viêm cầu thận do nhiễm trùng có thể lây
- Viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn, có thể lây từ người sang người. Viêm cầu thận có thể phát triển 1 hoặc 2 tuần sau khi khỏi bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc hiếm gặp hơn là nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn (bệnh chốc lở) gây ra. Viêm xảy ra khi kháng thể chống lại vi khuẩn tích tụ trong cầu thận.
- Trẻ em có nhiều khả năng phát triển viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn hơn người lớn, khả năng hồi phục nhanh hơn. Người mắc viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn vẫn bị nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A, có thể lây vi khuẩn này sang người khác. Vi khuẩn strep nhóm A rất dễ lây lan. (1)
- Nhiễm trùng thận do virus, như viêm gan B và viêm gan C, gây viêm cầu thận và các mô thận khác.
- Nhiễm HIV, loại virus gây bệnh AIDS, có thể gây viêm cầu thận và tổn thương thận tiến triển, ngay cả trước khi khởi phát bệnh AIDS.
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, là tình trạng nhiễm trùng lớp lót bên trong buồng và van tim.
2. Các loại viêm cầu thận không lây:
- Viêm cầu thận do lupus, là bệnh viêm mạn tính, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm da, khớp, thận, tế bào máu, tim và phổi.
- Viêm cầu thận do hội chứng Goodpasture, là rối loạn hiếm gặp, còn được gọi là bệnh chống GBM, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể cho các mô trong phổi và thận. Nó có thể gây tổn thương thận tiến triển và vĩnh viễn.
- Viêm cầu thận do bệnh thận IgA, globulin miễn dịch A (IgA) là kháng thể của tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân truyền nhiễm. Bệnh thận IgA xảy ra khi kháng thể tích tụ trong cầu thận. Tình trạng viêm và tổn thương sau đó có thể không bị phát hiện trong thời gian dài. Triệu chứng phổ biến nhất là có máu, protein trong nước tiểu.
Hầu hết các loại viêm cầu thận có nguyên nhân do bệnh không lây, như:
Viêm cầu thận do viêm mạch, bao gồm:
- Viêm đa động mạch, ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm thận, da, cơ, khớp và đường tiêu hóa.
- Bệnh u hạt kèm theo viêm nhiều mạch, trước đây gọi là bệnh u hạt Wegener, ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ trong phổi, đường hô hấp trên và thận.
- Huyết áp cao kéo dài không được kiểm soát tốt có thể gây sẹo và viêm cầu thận. Viêm cầu thận ức chế vai trò của thận trong việc điều hòa huyết áp.
- Bệnh thận do tiểu đường, lượng đường trong máu cao góp phần gây ra sẹo ở cầu thận và làm tăng tốc độ lưu lượng máu qua các nephron.
- Xơ hóa cầu thận cục bộ từng đoạn, sẹo nằm rải rác ở 1 số cầu thận. Đây có thể là kết quả của bệnh khác hoặc xảy ra không rõ lý do.
Như vậy, để kết luận viêm cầu thận có lây không? cần phải căn cứ vào loại viêm cầu thận mắc phải và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các tình trạng viêm cầu thận thứ phát do bệnh không lây. Ngược lại, viêm cầu thận do vi khuẩn có thể lây từ người sang người. Lây nhiễm virus là nguyên nhân chính gây bệnh, khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ tấn công hệ tiết niệu và làm bùng phát các đợt viêm cầu thận trong tương lai.

Viêm cầu thận lây qua đường nào?
Viêm cầu thận lây qua các con đường sau đây:
- Lây qua da: vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở hoặc vết trầy xước.
- Đường tiêu hóa: ăn thực phẩm tái hoặc sống, đặc biệt là nội tạng động vật và tiết canh, có thể làm tăng nguy cơ viêm cầu thận. Vi khuẩn đường tiêu hóa Bacillus anthracis gây viêm cầu thận có nhiều trong nội tạng, tiết canh của động vật.
- Đường hô hấp: vi khuẩn có thể xâm nhập vào các tuyến bạch huyết ở ngực và phát triển mạnh trong điều kiện thuận lợi.
- Đường tình dục, máu: virus HIV gây bệnh AIDS có thể dẫn đến viêm cầu thận và tổn thương thận tiến triển. Virus có thể xâm nhập vào hệ tiết niệu khi quan hệ tình dục không an toàn và gây các đợt viêm cầu thận trong tương lai, trước khi bước sang giai đoạn AIDS.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm cầu thận
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm cầu thận gồm: (2)
- Tiểu máu, khiến nước tiểu có màu hồng hoặc màu coca từ các tế bào hồng cầu lẫn trong đó.
- Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt do có quá nhiều protein trong nước tiểu (tiểu đạm).
- Huyết áp cao (tăng huyết áp).
- Giữ nước (phù nề) với tình trạng sưng rõ ở mặt, tay, chân và bụng.
- Đi tiểu ít hơn bình thường.
- Buồn nôn và nôn.
- Chuột rút cơ.
- Mệt mỏi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cầu thận có thể khác nhau tùy thuộc vào dạng cấp tính hay mạn tính và nguyên nhân. Người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển thành mạn tính. Dấu hiệu đầu tiên của viêm cầu thận thường được phát hiện qua kết quả xét nghiệm nước tiểu.

Viêm cầu thận có di truyền không?
Viêm cầu thận có di truyền. Tuy nhiên, khá hiếm khi viêm cầu thận có thể di truyền qua gen, được gọi là hội chứng Alport, làm suy giảm thính giác hoặc thị lực, tăng nguy cơ bị viêm cầu thận.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm thận di truyền xảy ra khi có đột biến ở collagen type IV. Đột biến này ảnh hưởng đến thứ tự lắp ráp của dị vòng alpha 3, 4 và 5 collagen IV, điều này rất quan trọng đối với tính toàn vẹn của thấu kính mắt, cấu trúc ốc tai và GBM. Chính vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm di truyền để xác định xem có biến thể gen liên quan đến bệnh thận di truyền hay không.
Có thể bạn chưa biết:
Bị viêm cầu thận nên làm gì?
Bên cạnh viêm cầu thận có lây không? Bị viêm cầu thận nên làm gì cũng là điều được nhiều người bệnh quan tâm và hỏi bác sĩ khi được chẩn đoán mắc viêm cầu thận. Dưới đây là 1 số điều người bệnh nên làm:
- Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho người bệnh lời khuyên phù hợp về chế độ ăn uống, như giảm lượng muối, chất béo, protein và kali. Điều này giúp kiểm soát huyết áp và đảm bảo lượng chất lỏng trong cơ thể được điều hòa. Người bệnh nên kiểm tra thường xuyên huyết áp, nồng độ muối, protein trong nước tiểu cũng như mức độ hoạt động của thận để đánh giá khả năng hồi phục của viêm cầu thận.
- Ngừng hút thuốc vì hút thuốc làm viêm cầu thận trở nên trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng như bệnh tim và đột quỵ.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị huyết áp, như thuốc ức chế ACE, nhóm thuốc SGLT2 để bảo vệ thận. Nếu bệnh có nguyên nhân do vấn đề về hệ thống miễn dịch, người bệnh cần dùng thuốc ức chế miễn dịch. Đối với những trường hợp nặng, cần dùng steroid, thuốc sinh học hoặc thuốc hóa trị.
- Tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
- Bổ sung canxi vào chế độ ăn, sử dụng thêm thực phẩm chức năng nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
- Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường.

Phương pháp điều trị viêm cầu thận hiệu quả
Các phương pháp điều trị viêm cầu thận phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, triệu chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Dựa trên nguyên nhân gây viêm cầu thận, bác sĩ có thể chọn phương pháp điều trị như:
- Điều trị bằng thuốc, bao gồm kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng. Thuốc ức chế miễn dịch dùng cho các trường hợp viêm cầu thận có nguyên nhân do bệnh tự miễn.
- Lọc huyết tương, thường dùng trong điều trị viêm cầu thận qua trung gian miễn dịch.
- Điều trị các bệnh hệ thống đóng vai trò nguyên nhân nếu viêm cầu thận là biến chứng của các bệnh hệ thống này, ví dụ: tiểu đường.
- Điều trị viêm cầu thận dựa trên triệu chứng gây bệnh, thường áp dụng khi điều trị viêm cầu thận mạn tính hoặc điều trị ức chế miễn dịch ban đầu đối với viêm cầu thận tiến triển nhanh. Bác sĩ có thể lên phác đồ các liệu pháp ức chế miễn dịch và:
- Thuốc lợi tiểu để giải quyết tình trạng phù nề, giữ nước khi bị viêm cầu thận.
- Thuốc kiểm soát huyết áp để ổn định huyết áp.
- Thuốc kiểm soát đường huyết.
- Điều trị viêm cầu thận dựa trên biến chứng và mức độ nguy hiểm của tình trạng viêm. Tùy thuộc vào từng biến chứng cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc các lựa chọn điều trị phù hợp, như:
- Lọc máu hay chạy thận nhân tạo nếu viêm cầu thận gây suy thận cấp.
- Thay huyết tương (TPE) để điều trị, khắc phục các bệnh tự miễn, thường được dùng trong điều trị viêm cầu thận tiến triển nhanh (RPGN).
Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị viêm cầu thận diễn ra thuận lợi, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, bác sĩ có thể khuyên người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt. Xây dựng các lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp điều trị viêm cầu thận nhẹ. Các lưu ý về thay đổi lối sống bao gồm:
- Ăn ít muối (natri) và kiểm soát lượng muối tiêu thụ.
- Hạn chế tiêu thụ đạm (protein) động vật.
- Kiểm soát huyết áp và đường huyết.
- Hạn chế các loại trái cây chứa nhiều kali như: cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi,…
- Kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể theo lời khuyên từ bác sĩ.
- Không làm việc quá sức.
- Tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp.
- Không uống rượu bia, sử dụng thuốc lá, các chất kích thích trong suốt quá trình điều trị.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Như vậy, viêm cầu thận có thể lây hoặc không, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm cầu thận do vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh cao. Bệnh lây qua da, máu, đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường tình dục. Còn viêm cầu thận do các nguyên nhân khác thường không lây nhiễm. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình.
Điều trị viêm cầu thận càng sớm, càng tốt tại Khoa Nội thận – Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, PlinkCare TP.HCM và Đơn vị Nội thận – Lọc máu, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã điều trị thành công nhiều ca bệnh thận nguy hiểm, phức tạp như viêm cầu thận do phức hợp miễn dịch, viêm cầu thận tiến triển nhanh,…
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hệ thống máy móc công nghệ cao, xét nghiệm chuyên sâu, phân tích gen, giúp xác định chính xác nguyên nhân khi chẩn đoán viêm cầu thận. Từ đó, giúp điều trị hiệu quả hơn với phác đồ cá thể hóa, phù hợp với từng trường hợp viêm cầu thận cụ thể.
Hy vọng, với những thông tin tổng quát, hữu ích trên, bài viết đã giúp giải đáp các thắc mắc về viêm cầu thận có lây không? lây qua đường nào? Cũng như các thông tin hữu ích về căn bệnh này, có di truyền không, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao.