
Ung thư da sống được bao lâu? Tiên lượng từng giai đoạn bệnh
Hiểu về cách tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm ung thư
Các báo cáo thống kê đánh giá cơ hội sống và phục hồi của bệnh nhân ung thư giữa những người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư so với dân số chung được hiểu là tỷ lệ sống thêm tương đối. Có nhiều loại thống kê khác nhau giúp bác sĩ đánh giá cơ hội phục hồi của bệnh nhân mắc ung thư da không phải khối u ác tính. Bác sĩ căn cứ vào các điều kiện nhất định như độ tuổi, loại ung thư da và giai đoạn phát hiện bệnh để dự đoán ung thư có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân như thế nào. Tỷ lệ sống thêm tương đối trên bệnh nhân ung thư được áp dụng ngay sau khi được chẩn đoán lần đầu hoặc bắt đầu điều trị so với những người không mắc bệnh ung thư này. (1)
Ví dụ nếu một loại ung thư có tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm là 80%, đồng nghĩa nếu có 100 người mắc ung thư cùng loại, cùng giai đoạn và thời điểm bắt đầu điều trị tương tự thì 80 người sẽ còn sống sau 5 năm.

Các số liệu thống kê tỷ lệ bệnh nhân ung thư da (không phải u hắc tố ác tính) chỉ mang ý nghĩa ước tính. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình điều trị ung thư.
Ung thư da thường có thể chữa khỏi nên các thông tin về tỷ lệ sống thêm tương đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy thường không được thống kê rõ ràng. Một số báo cáo cho biết tỷ lệ sống thêm tương đối 5 năm trở lên đối với bệnh nhân ung thư tế bào Merkel là 65 %. (2)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng ung thư tế bào Merkel dựa trên các yếu tố như giai đoạn bệnh, tuổi, thể trạng bệnh nhân và khả năng đáp ứng phác đồ điều trị bệnh. Nếu ung thư tế bào Merkel được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm khoảng 75%. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm còn khoảng 61% nếu tế bào ung thư lan rộng sang các mô và/hoặc hạch bạch huyết lân cận. Nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan xa, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm là 24%.
Tỷ lệ sống thêm tương đối với bệnh nhân ung thư da được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thống kê. Dựa trên thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER do Viện Ung thư Quốc gia (NCI) duy trì, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống thêm của các loại ung thư.
Cơ sở dữ liệu SEER theo dõi tỷ lệ sống thêm tương đối trong 5 năm đối với bệnh nhân ung thư da ở Hoa Kỳ. Cơ sở dữ liệu SEER chia các phân đoạn ung thư thành khu trú, khu vực và di căn.
- Giai đoạn khu trú: kích thước, vị trí của khối u, ung thư đã ảnh hưởng đến các lớp da nào.
- Giai đoạn khu vực: Ung thư đã xâm lấn các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn di căn xa: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan…
Ung thư da sống được bao lâu?
Triển vọng cho các bệnh nhân mắc ung thư da không phải u hắc tố ác tính được đánh giá rất tốt. Bệnh nhân mắc ung thư da biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC) có tỷ lệ sống thêm tương đối 5 năm trở lên khoảng 100%. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy hoàn toàn sống ít nhất 5 năm đối với dân số nói chung. Bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous Cell Carcinoma – SCC) có tiên lượng kém hơn, khoảng 95% bệnh nhân sống thêm tương đối 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán mắc ung thư da (không phải ung thư hắc tố da). (3)
Hầu hết các số liệu ung thư da không phải u hắc tố tính không được thống kê chi tiết như các bệnh lý ung thư ác tính khác. Do đó ung thư da thường rất khó theo dõi. Các số liệu báo cáo về trường hợp mới mắc và điều trị thành công thường được thực hiện tại một thời điểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân ung thư da
Tiên lượng bệnh nhân ung thư da sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: (4)
- Kích thước của khối u;
- Độ sâu của khối u đến tầng biểu bì;
- Loại ung thư mà người bệnh mắc phải;
- Vị trí đầu tiên khối u xuất hiện;
- Tốc độ phát triển của khối u;
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh;
- Phương pháp điều trị triệt căn ung thư.
Nếu người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, nguy cơ ung thư da tái phát là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên tỷ lệ này không quá cao.

Hầu hết ung thư da không phải khối u ác tính phát triển chậm, được phát hiện và điều trị sớm nên tiên lượng phục hồi đối với bệnh nhân ung thư da rất tốt. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ được chỉ định phổ biến khi điều trị triệt căn ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường ít lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể, trong khi ung thư biểu mô tế bào vảy có khả năng tái phát rất thấp. (5)
Nhìn chung, bệnh nhân ung thư da có tiên lượng điều trị và phục hồi rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng thông báo bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được tư vấn kỹ lưỡng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư da
Chế độ dinh dưỡng góp phần vào kết quả điều trị cuối cùng đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư da nói riêng. Một số nhóm dinh dưỡng được nghiên cứu hiệu quả tốt cho bệnh nhân ung thư da bao gồm:
- Beta carotene: có trong bí, cà rốt, ớt, xoài, khoai lang, rau bina, cải xoăn và các loại rau củ có màu vàng, cam hoặc xanh lá cây.
- Vitamin C: có nhiều trong trái cây có múi, dâu tây, quả mâm xôi, bông cải xanh, ớt chuông và rau lá xanh.
- Axit béo Omega-3: có trong các loại cá béo như cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ và cá hồi.
- Vitamin D: có trong sữa và các thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua… và nước cam
- Vitamin E: có trong các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt hướng dương, đậu nành; rau củ quả xanh như củ cải đường, cải rổ, rau bina, ớt chuông đỏ, bí đỏ (cũng giàu beta-carotene).
- Lycopene: có trong các loại thực phẩm màu đỏ và hồng như dưa hấu, đu đủ, ổi, bưởi hồng, cam đỏ và cà chua.
- Polyphenol: có trong các loại trà đen hoặc trà xanh, cỏ xạ hương, cacao, tỏi.
- Selenium: có trong hải sản, nội tạng, thịt gà và thịt đỏ.
- Kẽm: có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu xanh và các loại hạt.
Bên cạnh việc thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với quá trình điều trị ung thư, chúng ta cần kết hợp bảo vệ làn da của mình khỏi các tác hại của ánh sáng Mặt Trời bằng cách sử dụng mũ, quần áo, thoa kem chống nắng có SPF 50+ trở lên để hạn chế ung thư da. Cần tránh làm việc vào khung giờ 10-14 giờ bởi đây là khoảng thời gian tia UV Mặt Trời cao nhất, ảnh hưởng xấu đến làn da.
Khám tầm soát phát hiện ung thư da giai đoạn sớm
Ung thư da không phải u hắc tố là bệnh lý ung thư có mức độ nguy hiểm thấp, hiếm khi gây ra tử vong cũng như tiên lượng điều trị rất tốt. Phát hiện và điều trị ung thư da ở giai đoạn sớm cho tỷ lệ sống thêm trên 95%.
Mọi người đều có nguy cơ mắc ung thư da nhưng người da trắng có nguy cơ cao hơn. Đối với những nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư da như thường xuyên tiếp xúc với cường độ tia cực tím mạnh, môi trường làm việc tiếp xúc các tia UV, bức xạ mạnh, người có hệ miễn dịch suy giảm do hội chứng suy giảm miễn dịch HIV hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng, người có bệnh sử điều trị bằng xạ trị trong thời gian dài… cần kiểm tra tại các bệnh viện chuyên khoa để được xét nghiệm chẩn đoán nếu có vết bất thường xuất hiện trên da.

Phương pháp chẩn đoán ung thư da tại PlinkCare bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình, các thói quen, môi trường sinh hoạt và làm việc. Đồng thời, bác sĩ quan sát và đánh giá các tổn thương ban đầu bằng cách soi da.
- Sinh thiết: Một mẫu mô bất thường nghi ngờ ung thư được kiểm tra bằng kính hiển vi. Bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ và tách bỏ một phần khối u và vùng mô khỏe mạnh xung quanh tổn thương nhằm đánh giá mức độ lan rộng. Giải phẫu mô bệnh học cho biết các cấu trúc tế bào, bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh giải phẫu để đưa ra chẩn đoán bệnh.
Để đặt lịch khám tầm soát ung thư da tại PlinkCare, Quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin sau:
Ung thư da sống được bao lâu là mối quan tâm đầu tiên khi người bệnh nhận chẩn đoán mắc ung thư da. Điều trị triệt căn ung thư kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp góp phần hạn chế ung thư tiến triển hoặc tái phát. Bệnh nhân không nên quá lo lắng và cần làm theo các chỉ định, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh hiệu quả.