
U cơ tuyến túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
U cơ tuyến túi mật là gì?

Các dạng của u cơ tuyến túi mật
U cơ tuyến túi mật được phân loại thành 3 dạng: (1)
- Dạng phân thùy (> 60%): Khối u nằm giữa cổ túi mật và đáy túi mật, tạo thành một cơ hoành túi mật, ngăn cách túi mật thành hai vùng thông nhau.
- Dạng đáy (30%): Hình thành ở đáy túi mật, có thể liên quan đến dạng phân đoạn.
- Dạng lan tỏa: Dạng này rất hiếm gặp (< 5%), đặc trưng bởi sự dày lên của toàn bộ thành túi mật.
Triệu chứng u cơ tuyến túi mật
U cơ tuyến túi mật thường không gây ra triệu chứng, chủ yếu được phát hiện tình cờ qua kết quả chẩn đoán hình ảnh hoặc giải phẫu bệnh của bệnh phẩm cắt túi mật. Khối u có thể gây ra cơn đau quặn mật ở vùng hạ sườn phải nhưng rất hiếm. Triệu chứng đau chỉ kéo dài từ vài phút đến vài giờ và tự khỏi. Một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa không đặc hiệu và tăng tần suất theo thời gian như không dung nạp thức ăn béo, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi… U cơ tuyến túi mật cũng có thể được biểu hiện bằng các đợt viêm túi mật không do sỏi.
Nguyên nhân gây u cơ tuyến túi mật
Cơ chế bệnh sinh của u cơ tuyến túi mật vẫn chưa được xác định chính xác, có thể liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ đan xen. Ngoài ra, cơ chế bệnh sinh ở người lớn cũng khác với trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân được dự đoán gồm:
- Các rối loạn vận động của túi mật (tăng động thần kinh cơ) gây áp lực trong lòng ống mật và hiện tượng nhô ra của biểu mô vào cơ.
- Viêm túi mật mạn tính.
- Tình trạng trào ngược mạn tính của dịch tụy vào túi mật làm tăng sản biểu mô túi mật, đặc biệt là ở những người bệnh có bất thường chỗ nối tụy-mật (vị trí ống tụy đổ vào ống mật chủ).
- Tình trạng tái hấp thu quá mức của mật ở thành túi mật, gây viêm đường mật mạn tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành u cơ tuyến túi mật.
- Phần đáy của túi mật bài tiết kém, dẫn đến ứ mật, tạo sỏi với độ bão hòa cholesterol, giảm axit mật và phospholipid, về lâu dài có nguy cơ gây u cơ tuyến túi mật.
U cơ tuyến túi mật có nguy hiểm không?
U cơ tuyến túi mật là một dạng tổn thương lành tính, vẫn chưa có kết luận chính xác về mối quan hệ với ung thư biểu mô túi mật giai đoạn đầu do cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng sau: (2)
- Tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật: Túi mật co bóp, các thùy tác động lên ống túi mật, làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, từ đó gây ra các cơn đau bụng trên bên phải.
- Viêm túi mật: Túi mật bị viêm nhiễm gây đau bụng, sốt.
- Viêm tụy cấp: Viêm tuyến tụy có thể xảy ra nếu dịch mật ứ đọng trong ống tụy do tắc nghẽn ống nang.
Chẩn đoán u cơ tuyến túi mật
U cơ tuyến túi mật không có triệu chứng cụ thể. Do đó, chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng, giúp phân biệt chính xác tình trạng này với các tổn thương liên quan như: ung thư túi mật, polyp túi mật, u tuyến, viêm túi mật cấp tính, viêm túi mật mãn tính, u hạt vàng, suy tim, giảm protein máu, viêm tụy cấp, viêm quanh gan… Các phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến bao gồm:
1. Chụp X-quang
Trước đây, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán u cơ tuyến túi mật dạng phân thùy nhưng đến nay không còn phổ biến.
2. Siêu âm nội soi
Siêu âm nội soi có độ nhạy cao, tương đương với chụp MRI, đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán phân biệt ung thư túi mật. Tuy nhiên, phương pháp này là kỹ thuật xâm lấn, không được khuyến nghị là phương pháp chẩn đoán ưu tiên. Ưu điểm của siêu âm nội soi là tiết kiệm chi phí, tránh bức xạ và các hóa chất gây độc hại cho thận. Phương pháp này cũng cho phép đánh giá tưới máu thành túi mật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định vị trí của xoang Rokitansky-Aschoff.
Qua siêu âm nội noi, u cơ tuyến túi mật xuất hiện dưới dạng thành dày lên, có thể chứa hoặc không chứa bùn/ sỏi túi mật, có giả nang tương ứng với xoang Rokitansky-Aschoff, phản âm hình thành do kết tụ canxi mắc kẹt trong xoang Rokitansky-Aschoff. Những hiện tượng này có tính phản âm, cần được phân biệt với bóng âm thanh thứ cấp do cặn trong xoang Rokitansky-Aschoff gây ra.
3. Chụp CT
Trong chẩn đoán u cơ tuyến túi mật, chụp CT có độ nhạy khoảng 50 – 75%. Kết quả cho thấy thành túi mật dày lên, có hiện tượng vôi hóa thành túi mật, phần cạnh thành hình thành nang giả. Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại hiệu quả trong việc phân biệt u cơ tuyến túi mật với ung thư túi mật.
4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp MRI là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán phân biệt u cơ tuyến túi mật với ung thư túi mật, độ nhạy tối thiểu 80%. Trên kết quả chụp MRI, tổn thương này xuất hiện dưới dạng nang trong thành túi mật, theo hình dạng “dây chuyền ngọc trai” (pearl necklace).
Khác với ung thư biểu mô túi mật, u cơ tuyến túi mật không tăng cường độ tương phản ở đỉnh, cũng không có sự thâm nhiễm quanh túi mật hoặc xâm lấn các cơ quan lân cận.
Điều trị u cơ tuyến túi mật thế nào?
Tùy vào từng trường hợp bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
Chẩn đoán nghi ngờ u cơ tuyến túi mật nhưng không chắc chắn
Khi chẩn đoán u cơ tuyến túi mật nhưng không chắc chắn mặc dù đã chụp MRI gan mật, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt túi mật để loại trừ ung thư biểu mô túi mật. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành xẻ mẫu bệnh phẩm cắt túi mật để đưa kết quả mô học chính xác. Nếu thành túi mật dày lên do u cơ tuyến túi mật thì sẽ không cần điều trị thêm. Ngược lại, nếu nguyên nhân do ung thư biểu mô túi mật, người bệnh cần được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.
1. U cơ tuyến túi mật có triệu chứng
Đối với u cơ tuyến túi mật có triệu chứng, có hoặc không có sỏi túi mật đi kèm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Tuy nhiên, điều quan trọng là đã chẩn đoán chính xác bằng chụp MRI đường mật và loại bỏ các nguyên nhân gây đau bụng khác. Trong trường hợp này, phẫu thuật nội soi được ưu tiên.
2. U cơ tuyến túi mật dạng đáy không triệu chứng
Phẫu thuật cắt túi mật không được khuyến cáo trong điều trị u cơ tuyến túi mật dạng đáy không có triệu chứng, bất kể mọi kích thước.
3. U cơ tuyến túi mật dạng phân thùy hoặc lan tỏa, không triệu chứng
Ung thư biểu mô tuyến và u cơ tuyến túi mật phân thùy có liên quan với nhau. Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến trong các trường hợp mắc u cơ tuyến túi mật phân thùy > 6%, hầu hết khối u và dị sản chỉ ở phần đáy. Trường hợp này có thể chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ tiến triển thành ung thư dựa theo các yếu tố sau: độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, bất thường liên quan đến đường nối mật – tụy… Trong đó phẫu thuật nội soi cắt túi mật được ưu tiên hàng đầu.
4. Chỗ nối mật – tụy bất thường liên quan đến u cơ tuyến túi mật không triệu chứng
Ngay cả khi đường mật không giãn, phẫu thuật cắt túi mật dự phòng cũng cần được thực hiện để ngăn nguy cơ diễn tiến thành ung thư túi mật. Trường hợp này không cần cân nhắc loại u cơ tuyến túi mật.
5. U cơ tuyến túi mật ở trẻ em
Trường hợp này hiếm khi xảy ra nên không có khuyến nghị chính thức. Phương pháp điều trị tối ưu vẫn là phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Phòng ngừa u cơ tuyến túi mật
Để bảo vệ túi mật khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ u tuyến túi mật cũng như các vấn đề bệnh lý liên quan như viêm túi mật, sỏi túi mật, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp quan trọng sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa ít béo, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa.
- Tập thể dục đều đặn
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Không nên giảm cân cấp tốc
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) thuộc Hệ thống PlinkCare là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…
Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh u cơ tuyến túi mật và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.