Image

Tối ưu hóa trữ đông trứng/noãn bằng phương pháp thủy tinh hóa

Trứng sau chọc hút
Trứng sau chọc hút sẽ được tiến hành xử lý và trữ đông.

Với bệnh nhân suy buồng trứng, việc kích thích buồng trứng để thu được trứng (noãn) đã khó, việc trữ trứng, tạo phôi và nuôi phôi để lựa chọn những phôi chất lượng tốt nhất còn khó hơn. Trứng (noãn) là tế bào có kích thước lớn và nhạy cảm, đặc biệt thoi vô sắc là bộ phận dễ biến đổi nhất trong quá trình trữ rã đông nên những biến đổi trong cấu trúc thoi vô sắc có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển phôi và kết quả thai. (1)

Chu trình trữ lạnh – rã đông trứng (noãn)

Một chu trình trữ lạnh – rã đông thường bao gồm 6 giai đoạn, gồm tiếp xúc với chất bảo quản (CPA) và khử nước, hạ nhiệt độ, lưu trữ mẫu, rã đông, loại bỏ CPA ra khỏi tế bào, và đưa tế bào về hoạt động sinh lý ban đầu.

Tối ưu hóa trữ đông noãn
Tối ưu hóa trong trữ đông noãn giúp bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai cho phụ nữ.

Có hai phương pháp trữ đông noãn, phôi trong hỗ trợ sinh sản, gồm trữ đông thường quy (đông lạnh chậm) và kỹ thuật thủy tinh hoá. Hạ nhiệt độ chậm được Whittingham giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 70 trên mô hình phôi chuột. Em bé đầu tiên từ phôi người đông lạnh trên thế giới ra đời bằng phương pháp này được ghi nhận vào năm 1983.

Tại Việt Nam, phương pháp đông lạnh chậm được áp dụng phổ biến trong trữ trứng/noãn và phôi. Phương pháp này có ưu điểm thao tác dễ dàng và có thể đông lạnh nhiều mẫu cùng lúc, nhược điểm là rất mất thời gian. Các chuyên viên phôi học phải đợi 2 tiếng để hoàn thành, nên tế bào sẽ tiếp xúc trong vùng nhiệt độ nguy hiểm trong một khoảng thời gian dài.

Khi phương pháp trữ lạnh chậm đã mang lại hiệu quả trong nhiều năm, việc tiếp tục tìm ra những phương pháp trữ lạnh mới đã dẫn đến một kỹ thuật trữ lạnh khác ưu việt hơn được ra đời. Phương pháp thủy tinh hóa được xem là một giải pháp thay thế. Em bé đầu tiên trên thế giới ra đời bằng kỹ thuật này được báo cáo vào năm 2002.

Thủy tinh hóa sử dụng tốc độ hạ nhiệt độ nhanh, chỉ tốn 20 phút để hoàn thành, giảm sốc lạnh, tránh rủi ro hình thành tinh thể đá, đảm bảo tỷ lệ sống sót của tế bào luôn cao. Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật này là thời gian trữ lạnh nhanh, tỷ lệ phôi sống, tỷ lệ phôi sống nguyên vẹn, tỷ lệ phôi phân chia tiếp của phương pháp thủy tinh hóa có xu hướng cao hơn phương pháp đông chậm. IVFTA-HCM đã áp dụng phương pháp thủy tinh hóa để mang lại kết quả tốt nhất với cả noãn và phôi trữ lạnh.

Nhưng hạn chế của kỹ thuật này là phôi tiếp xúc với lượng chất bảo quản lạnh (CPA) cao. Do đó, các nhà khoa học đã liên tục tìm tòi để phương pháp thủy tinh hóa đạt được kết quả tối ưu. Cryotop Safety Kit – bộ dụng cụ đặc biệt để đáp ứng cho kỹ thuật thủy tinh hóa ra đời. “Bộ kit mới được bổ sung các môi trường đặc biệt, rất phù hợp cho việc thủy tinh hóa noãn. Đây là bước tiến lớn trong công nghệ trữ đông noãn/phôi trong hỗ trợ sinh sản. Trong tương lai gần, bộ kit này là một lựa chọn tốt đối với thủy tinh hóa noãn”, thao Tiến sĩ Keiichi Kato – chuyên gia hàng đầu về Hỗ trợ sinh sản tại Kato Ladies Clinic, Nhật Bản.

Thủy tinh hóa trứng và phôi bằng phương pháp Cryotop

Tại những trung tâm hỗ trợ sinh sản công nghệ cao như Kato Ladies Clinic ở Nhật Bản, thủy tinh hóa trứng và phôi bằng phương pháp Cryotop mang tới rất nhiều thành tựu. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phân chia của phôi, tỷ lệ hình thành phôi nang của nhóm IVF cổ điển hay nhóm làm ICSI đều có kết quả rất tốt, trung bình lên tới 93,4%.

Nhận thấy phương pháp Cryotop mang hiệu quả cao khi trữ lạnh trứng, tỷ lệ thụ tinh và phát triển thành phôi nang được cải thiện, tháng 2/2023, IVF Tâm Anh đưa kỹ thuật thủy tinh hóa trứng (noãn) bằng Cryotop vào điều trị, với mục tiêu tăng khả năng bảo toàn phôi và tăng khả năng có thai. (2)

Tiến sĩ Hirofumi Morita cho biết, tại Nhật Bản và Việt Nam, trữ trứng (noãn) đang là xu thế của xã hội, do xu hướng kết hôn và sinh con muộn. Phụ nữ càng lớn tuổi chất lượng, số lượng trứng càng giảm nên phải có kế hoạch dự phòng để dùng cho việc sinh sản sau này.

Chuyên gia từ trung tâm Kato clinic
Chuyên gia từ trung tâm Kato Ladies clinic, Nhật Bản hướng dẫn cho các chuyên viên phôi học.

Công nghệ thủy tinh hóa trứng và phôi bằng Cryotop có ý nghĩa rất lớn cho người bệnh, đặc biệt là với bệnh nhân có bệnh lý cần điều trị như ung thư cần trữ trứng/phôi để bảo tồn khả năng sinh sản; phụ nữ lập gia đình muộn, trì hoãn sinh con cần trữ trứng/phôi để bảo toàn và chủ động việc sinh sản về sau; hoặc nhóm phụ nữ cao tuổi, có dự trữ buồng trứng thấp

Công nghệ trữ đông trứng/noãn và phôi bằng Cryotop sẽ giúp những đối tượng này hạn chế việc xin trứng/noãn. Đây là bước tiến lớn của khoa học giúp nhiều phụ nữ có cơ hội sinh con khỏe mạnh bằng chính noãn của mình. (3)

“Bằng cách gom tích lũy trứng trữ và sau đó tạo phôi, kỹ thuật trữ lạnh – rã đông trứng giúp bệnh nhân ít trứng, suy buồng trứng có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh. Kỹ thuật này cho tỷ lệ noãn sống sau rã đông lên tới 97%, gần gấp 3 so với phương pháp cũ (đông lạnh chậm). Tại IVF Tâm Anh, tỷ lệ thụ thai từ noãn trữ lên tới 74,4%”, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh chia sẻ.

Trung tâm hỗ trợ sinh sản Tâm Anh là một trong số ít đơn vị HTSS tại Việt Nam có thể ứng dụng và làm chủ nhiều công nghệ cao trong điều trị hiếm muộn, nhờ xây dựng lab phôi học công nghệ cao, được thiết kế đặc thù với cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất, phòng nuôi cấy phôi theo tiêu chuẩn ISO 5. Công nghệ hiện đại góp phần tăng tối đa tỷ lệ có thai bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị từ khi bắt đầu thăm khám đến lúc bệnh nhân có thai. “Mặc dù điều này làm tăng chi phí đầu tư, nhưng đầu tư cho sự an toàn và nâng cao tỷ lệ IVF thành công là điều vô giá”, bác sĩ Như chia sẻ.

Tại hệ thống phòng lab của IVF Tâm Anh, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình HTSS: kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng (AH), nuôi phôi ngày 5, kỹ thuật trưởng thành trứng non (IVM), sàng lọc di truyền tiền làm tổ (PGD) phôi ngày 5, trữ phôi, noãn, tinh trùng…

“IVF Tâm Anh hợp tác chuyên môn sâu với nhiều đơn vị Hỗ trợ sinh sản hàng đầu thế giới , không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Chúng tôi cũng luôn cố gắng tối đa bằng tất cả khả năng, liên tục đầu tư lớn cho thiết bị và công nghệ hiện đại để giúp người phụ nữ tận dụng tối đa cơ hội mang thai và sinh con bằng chính noãn của mình. Dù khó khăn nhưng vô cùng ý nghĩa”, ThS.BS Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản PlinkCare TP HCM (IVFTA-HCM) khẳng định.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send