
Trẻ sốt nổi hạch ở cổ nguyên nhân do đâu? Và cách điều trị
Nổi hạch ở cổ là gì?
Nổi hạch ở cổ là tình trạng một hoặc nhiều nhóm tế bào lympho thuộc hệ hạch bạch huyết nằm ở khu vực cổ bị phì đại bất thường, có thể đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác. Trẻ bị nổi hạch cổ diễn ra khá phổ biến, có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.
Hệ hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, có hình dạng như hạt đậu, phân bố rộng khắp cơ thể và tập trung nhiều ở các khu vực như đầu, cổ, nách, háng, bụng và ngực. Khi trẻ khỏe mạnh, hạch cổ ở trẻ có thể sờ thấy được, kích thước dưới 1cm. Nhưng khi trẻ nhiễm bệnh, hạch cổ sẽ có kích thước lớn hơn 1cm, có thể mềm hoặc cứng, di động hoặc không di động, có thể gây cảm giác đau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch.

Mối liên quan giữa sốt và hạch cổ ở trẻ
Một số biểu hiện trẻ sốt nổi hạch ở cổ nhưng một số khác trẻ chỉ sốt và không nổi hạch cổ hoặc chỉ nổi hạch cổ nhưng không sốt. Vậy mối liên quan giữa sốt và tình trạng nổi hạch cổ ở trẻ là gì?
1. Phản ứng miễn dịch tế bào
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, xảy ra khi cơ thể đang phải chống lại tác nhân gây bệnh nào đó, có thể là vi khuẩn, virus, nấm hay các tế bào bất thường. Lúc này, hệ miễn dịch kích hoạt hệ bạch huyết, các tế bào bạch cầu, lympho tập trung lại vị trí có tác nhân xâm nhập để chống chọi lại với chúng, dẫn đến hiện tượng sưng hạch.
2. Sự kích thích của tế bào chất nhiễm
Sự xuất hiện của các tế bào chất nhiễm – tế bào nhiễm vi khuẩn, chứa antigen hoặc các protein kích thích miễn dịch, có thể khiến các tế bào bạch huyết phát triển nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng hạch.
3. Sự phát sinh của cytokines
Cytokines là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể, có vai trò như một chất trung gian, điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể. Khi cytokines tăng lên, có thể khiến trẻ sốt, đau nhức cơ,… (1)

Nguyên nhân trẻ sốt nổi hạch ở cổ
Trẻ sốt nổi hạch ở cổ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là các vấn đề nhiễm trùng hoặc bệnh lý viêm nhiễm trong cơ thể. Một số nguyên nhân khiến trẻ sốt nổi hạch ở cổ phải kể đến như:
1. Viêm hạch (Lymphadenitis)
Khi vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể, hệ bạch huyết sẽ được kích hoạt, hoạt động tích cực để bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể khiến hạch cổ bị sưng lên, gây đau, nhạy cảm và sốt là triệu chứng phổ biến. Ở diễn tiến nặng, tình trạng này có thể dẫn đến viêm mô bào, hình thành áp xe, xâm lấn sâu vào da hình thành lỗ rò. (2)
2. Ung thư
Một số trường hợp hiếm gặp, nổi hạch cổ xảy ra do các bệnh lý ác tính như ung thư – ung thư hạch hoặc do sự di căn của các tế bào ung thư gần đó. Lúc này, trẻ sốt nổi hạch ở cổ có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch đang chống lại một bệnh lý nghiêm trọng.
3. Mắc các bệnh truyền nhiễm
Các bệnh lý truyền nhiễm, thường gặp là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra có thể là HIV hay các bệnh lý truyền nhiễm nghiêm trọng khác có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch và sốt. Sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh hoặc các yếu tố tạo điều kiện vi khuẩn, virus phát triển có thể gây ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, dẫn đến sốt, sưng hạch.
4. Vết thương, viêm nhiễm nướu hoặc viêm nhiễm tai
Vết thương vùng cổ, đầu hoặc gần đó; tình trạng viêm nhiễm nướu, tai có thể là nguyên nhân dẫn đến sưng hạch cổ. Tình trạng này thường đi kèm với sốt bởi hệ thống miễn dịch đang phải chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
5. Các tình trạng như bệnh tự miễn dịch
Một số trẻ mắc phải các bệnh tự miễn – hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc mất khả năng phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với tác nhân xâm nhập. Điều này khiến hệ bạch huyết bị kích thích, gây nổi hạch.

Cách điều trị trẻ sốt nổi hạch ở cổ
Trẻ sốt nổi hạch ở cổ cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh, thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhi, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn tư vấn điều trị tối ưu nhất.
Đối với trường hợp sốt nhẹ, hạch lành tính, bác sĩ thường hướng dẫn chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà. Paracetamol và Ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt, giảm đau có thể được bác sĩ kê toa với liều lượng phù hợp để hạ sốt cho trẻ, tránh sốt cao co giật, gây biến chứng. Nếu sốt và nổi hạch cổ liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng trong điều trị tình trạng sốt nổi hạch cổ.
Nổi hạch do nhiễm virus mức độ nhẹ thường sẽ không kê thuốc nhưng nếu có diễn tiến nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng virus. Ngoài ra, nếu trẻ có các triệu chứng đi kèm như đau họng, ho, đờm nhiều, khó thở,… bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc điều trị triệu chứng.
Các trường hợp nghiêm trọng, hạch sưng to, phì đại, có nguy cơ vỡ gây biến chứng cao, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc và các thủ thuật khác như rạch, dẫn lưu hoặc sinh thiết. Việc điều trị thường liên quan đến điều trị nguyên nhân gây bệnh, có thể là lao, ung thư hay các bệnh mạn tính khác.
Trong quá trình điều trị hạch ở cổ, phụ huynh cần tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ và theo dõi sát sao các biểu hiện của bé. Cần đưa trẻ đến tái khám ngay khi có các bất thường sau:
- Sốt cao không giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt do bác sĩ kê toa;
- Trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao co giật, khó thở, xuất hiện cơn ngừng thở;
- Hạch có xu hướng to lên nhanh chóng, tấy đỏ, có nguy cơ vỡ cao;
- Hạch sưng to ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
Trẻ sốt nổi hạch ở cổ tức cơ thể đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ thoải mái hơn, từ đó tăng cường miễn dịch, nhanh khỏi bệnh hơn. Do đó, khi chăm sóc trẻ tại nhà, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng, lợi thuốc do bác sĩ chỉ định.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, khoa học, tăng cường hàm lượng rau xanh trong các bữa ăn. Ngoài ra, cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi hoặc uống nước ép nhằm bổ sung vitamin, tăng đề kháng.
- Vệ sinh khu vực sống, các vật dụng cá nhân của trẻ sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày, rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nhằm phòng ngừa nhiễm trùng.
- Cân bằng thời gian vui chơi, học tập và nghỉ ngơi, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Khuyên răn trẻ không được chạm tay, sờ nắn hay quá để tâm đến hạch bị sưng.
>>>Tham khảo thêm: Hạch ở cổ trẻ em có nguy hiểm không?
Địa chỉ khám cho trẻ nổi hạch ở cổ đáng tin cậy
Trẻ sốt nổi hạch ở cổ, phụ huynh có thể đưa trẻ đến Khoa Nhi thuộc Hệ thống PlinkCare để được các bác sĩ chuyên khoa Nhi – Ngoại nhi thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Khoa Nhi – PlinkCare hiện đang là cơ sở thăm khám và điều trị sức khỏe cho trẻ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Không chỉ quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi, khoa Nhi còn được trạng bị hệ thống phòng khám hiện đại, đầy đủ các thiết bị chuyên dụng cho Nhi khoa. Các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh cho trẻ luôn được cập nhật thường xuyên.
Mỗi bệnh nhi sẽ được điều trị theo một phác đồ riêng, được xây dựng dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của trẻ nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Do đó, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ khi đưa trẻ thăm khám tại đây.
Phòng khám Ngoại Nhi thuộc khoa Nhi – PlinkCare đã điều trị thành công nhiều ca bệnh ở trẻ, như:
- Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn.
- Dư ngón, dính ngón, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em.
- Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao.
- Dính thắng lưỡi, dính thắng môi trên, các u nhú – kén nhầy khoang miệng…
- Bệnh ngoại nhi tổng quát: thoát vị rốn, thoát vị thành bụng, bệnh lý lồng ngực (lõm ngực, thoát vị hoành bẩm sinh…).
- Bướu máu, bướu mạch bạch huyết kén mô mềm, các u vùng đầu mặt cổ kích thước nhỏ, áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em.
- Tư vấn trước – sau sinh và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Mặc dù đa số trẻ sốt nổi hạch ở cổ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên trẻ vẫn cần được bác sĩ thăm khám và có can thiệp phù hợp, kịp thời. Việc chủ quan trong chăm sóc và điều trị cho trẻ có thể khiến diễn tiến bệnh trở nên nặng nề, đối mặt với biến chứng.