Image

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng: Vì sao, cách điều trị và chăm sóc

Mối quan hệ giữa trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 1-6 tuổi, biểu hiện qua việc trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn, ngậm thức ăn mà không nuốt. Tình trạng này dẫn đến trẻ thiếu hụt protein, vitamin và khoáng chất, gây suy dinh dưỡng và hạn chế sự phát triển của trẻ. Hậu quả là trẻ dễ mắc bệnh và gặp khó khăn trong phát triển thể chất và tinh thần.

Biếng ăn và suy dinh dưỡng có mối quan hệ tương quan chặt chẽ. Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, vitamin và khoáng chất. Ngược lại, tình trạng suy dinh dưỡng khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, càng biếng ăn hơn. Để không lặp lại tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ, ba mẹ cần nhận biết và can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng

Biếng ăn là một hội chứng rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu của trẻ biếng ăn gồm:

  • Trẻ thường xuyên ăn ít hơn mức bình thường.
  • Quấy khóc, thậm chí giãy giụa khi được cho ăn. (1)
  • Trẻ chỉ ăn 1 số loại thức ăn, hoặc không chịu ăn bất kỳ món ăn nào.
  • Trẻ thường ngậm thức ăn trong miệng, không nhai hoặc không nuốt làm thời gian ăn kéo dài.
  • Trẻ buồn nôn khi ăn.

Khi bước sang giai đoạn bị suy dinh dưỡng do thiếu hụt dưỡng chất, trẻ thường có những biểu hiện sau:

  • Thường xuyên quấy khóc, buồn bực, cáu kỉnh.
  • Kém hoạt bát, ít vui chơi.
  • Lười ăn, ăn ít.
  • Bắp thịt ở tay chân trẻ mềm nhũn, bụng to.
  • Trẻ chậm phát triển, chậm mọc răng, chậm biết lật, bò, ngồi, đứng, đi…
  • Trong vòng 3 tháng trẻ không tăng cân, thậm chí sụt cân.
  • Trẻ bị khó ngủ, giấc ngủ ngắn, giật mình khi đang ngủ.
  • Trẻ hay bị bệnh nhiễm trùng, rụng tóc phía sau đầu…
Dấu hiệu trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng
Trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng thường có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, buồn nôn khi ăn

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng ở mức nặng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Bên cạnh những biểu hiện trên, ba mẹ còn có thể dựa vào chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Ba mẹ có thể kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ để xác định xem trẻ có bị gầy, bình thường hay thừa cân bằng cách so sánh với tiêu chuẩn phát triển theo độ tuổi và giới tính.

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ, cần đo và thu thập đầy đủ 4 chỉ số: tuổi, cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI (Body Mass Index). Sau đó, các chỉ số này sẽ được đối chiếu với chỉ số tiêu chuẩn (Standard Score/Z-Score) nhằm xác định trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đang ở mức độ nào. BMI giúp đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ, cung cấp thông tin quan trọng để điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động thể chất cho phù hợp.

Khi đo lường chỉ số Z-Score, trẻ em được chia thành 3 nhóm tuổi để đánh giá gồm: Trẻ dưới 5 tuổi, trẻ 5-9 tuổi và trẻ 10-19 tuổi, cụ thể:

1. Bảng đánh giá dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi

Z-Score Đánh giá
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân/thấp còi/gầy mức độ nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân/thấp còi/gầy mức độ vừa.
-2SD ≤ Z-Score ≤ 2SD Trẻ bình thường.
> 2SD Trẻ bị thừa cân.
> 3SD Trẻ bị béo phì.

2. Bảng đánh giá dinh dưỡng cho trẻ 5-9 tuổi

Chỉ số cân nặng theo tuổi với Standard Score/Z-Score
Z-Score Đánh giá
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức vừa.
-2SD ≤ Z-Score ≤ 2SD Trẻ bình thường.
> 2SD Trẻ bị thừa cân.
> 3SD Trẻ bị béo phì.
Chỉ số chiều cao theo tuổi với Standard Score/Z-Score
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mức nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mức vừa.
-2SD ≤ Z-Score Trẻ bình thường.
Chỉ số BMI theo tuổi với Standard Score/Z-Score
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức vừa.
-2SD ≤ Z-Score < 1SD Trẻ bình thường.
> 1SD Trẻ bị thừa cân.
> 2SD Trẻ bị béo phì.

3. Bảng đánh giá dinh dưỡng cho trẻ 10-19 tuổi

Chỉ số chiều cao theo tuổi với Standard Score/Z-Score
Z-Score Đánh giá
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mức nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mức vừa.
-2SD ≤ Z-Score Trẻ bình thường.
Chỉ số BMI theo tuổi với Standard Score/Z-Score
< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức nặng.
< -2SD Trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân mức vừa.
-2SD ≤ Z-Score < 1SD Trẻ bình thường.
> 1SD Trẻ bị thừa cân.
> 2SD Trẻ bị béo phì.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Biếng ăn làm cơ thể trẻ nhỏ yếu ớt do không đủ dưỡng chất cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Trong trường hợp này, ba mẹ cần nhanh chóng chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn là gì, sau đó tập trung khắc phục.

Các nguyên nhân có thể làm bé biếng ăn suy dinh dưỡng gồm:

  • Khẩu phần ăn của trẻ không cân đối, chỉ thiên về 1 hay 1 vài nhóm chất. Lâu ngày trẻ bị thiếu Vitamin nhóm B sẽ chuyển hóa thức ăn kém, thiếu chất xơ gây táo bón, thiếu Protein làm trẻ chậm tăng cân… Đặc biệt, khi thiếu kẽm và Selen, trẻ sẽ biếng ăn và hấp thu dinh dưỡng kém.
  • Bé bắt đầu biết lật, ngồi, bò, đi… có những thay đổi về tâm sinh lý nên bị biếng ăn.
  • Trẻ mọc răng, bị sâu răng, loét miệng, rối loạn chức năng tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, viêm đường hô hấp, dùng thuốc kháng sinh kéo dài… sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, không muốn ăn, hấp thu dưỡng chất trong thức ăn kém.
  • Trẻ có thói quen ăn nhiều bánh kẹo trước bữa ăn chính làm trẻ không có cảm giác đói, trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn thức ăn.
  • Trẻ hay sử dụng thiết bị điện tử, xem tivi… trong bữa ăn làm trẻ sao nhãng, không muốn ăn.
  • Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng do ba mẹ đánh mắng, thúc ép… làm trẻ quấy khóc, ngậm thức ăn hoặc chống đối. (2)
  • Thay đổi đột ngột giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn…
Nguyên nhân trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Xem thiết bị điện tử trong giờ ăn làm trẻ sao nhãng, không hứng thú với thức ăn

Hậu quả khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Những năm tháng đầu đời rất quan trọng, cần cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Tình trạng biếng ăn ở trẻ em không thể xem nhẹ, vì bất kỳ trẻ nào lười ăn cũng có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân cao gấp 3 lần so với trẻ ăn uống đầy đủ. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng sẽ bị còi xương, chậm tăng trưởng, thấp lùn do thiếu hụt các vi chất quan trọng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu và trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, với tỷ lệ cao hơn 45% so với trẻ ăn uống đầy đủ.
  • Trẻ em thiếu hụt DHA, Omega 3, Omega 6, protein, sắt và chất béo có nguy cơ chậm phát triển nhận thức, có thể dẫn đến tính cách thụ động, khó hòa nhập, tâm trạng thất thường và có thể phát triển các vấn đề như tự kỷ hoặc trầm cảm.
  • Trẻ khó tập trung, gặp khó khăn trong học tập do ghi nhớ kém, tiếp thu chậm, thiếu nhạy bén…
  • Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng dậy thì muộn hơn so với trẻ ăn uống đầy đủ, và có nguy cơ cao mắc các bệnh về sinh sản khi trưởng thành.
  • Bé biếng ăn suy dinh dưỡng dễ mất cân bằng điện giải, có thể bị tổn thương cơ quan như tim, phổi, thận, mắt…
  • Ảnh hưởng lâu dài khác của suy dinh dưỡng ở trẻ như dễ bị dị ứng, vết thương lâu lành, khô mắt, da xanh xao, khó ngủ…

Phương pháp điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng khiến trẻ kém phát triển thể chất và tinh thần, vì vậy cần can thiệp ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu ban đầu. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ bị nhẹ cân, thấp bé và thiệt thòi hơn so với các bạn đồng trang lứa. Đặc biệt, một số trẻ bị suy dinh dưỡng nặng còn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng hoặc nhi khoa để bác sĩ đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Có thể lưu ý các cách sau để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng:

  • Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu.
  • Tư vấn bác sĩ để bổ sung vi chất dinh dưỡng mà trẻ đang thiếu dựa vào các biểu hiện. Ví dụ, trẻ thiếu sắt thường có làn da nhợt nhạt, xanh xao; trẻ thiếu protein sẽ chậm lớn; trẻ thiếu vitamin A thường yếu ớt và rụng nhiều tóc.
  • Chọn lựa thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, như trứng, sữa, thịt bò, đậu…
  • Tăng cường nguồn protein thực vật bên cạnh protein từ động vật, chẳng hạn như vừng, lạc, đậu…
  • Chế biến phong phú món ăn và kết hợp đa dạng thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của trẻ để kích thích cảm giác thèm ăn. Bữa ăn cần đủ chất, đủ lượng và có màu sắc bắt mắt để trẻ hứng thú hơn với đồ ăn.
  • Không tạo áp lực cho trẻ khi ăn. Ba mẹ cần tránh đánh mắng hay quát tháo, vì sự thúc ép có thể khiến trẻ chống đối không ăn hoặc ăn trong sợ hãi, dẫn đến việc trẻ sợ các bữa ăn.
  • Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cần uống đủ nước trong ngày. Ba mẹ có thể cho trẻ uống sữa, nước sôi để nguội, hoặc nước trái cây tươi.
  • Ngoài tập trung vào thức ăn, bé biếng ăn suy dinh dưỡng còn cần tăng cường thể lực bằng cách vận động. Ăn uống cân bằng và vận động điều độ là chìa khóa cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trước khi bắt đầu quy trình điều trị cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Không nên để tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, vì thời gian bệnh càng lâu sẽ càng khó điều trị.

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Ngoài việc xây dựng thực đơn hàng ngày, trẻ cần được cổ vũ, khích lệ và đồng hành trong quá trình điều trị. Sự thay đổi về thói quen, tinh thần sẽ dẫn đến sự cải thiện về thể chất, giúp trẻ tiếp nhận điều trị tốt hơn và đạt hiệu quả nhanh hơn.

Cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng ba mẹ có thể tham khảo gồm:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trẻ còn đang bú mẹ cần 4 bữa/ngày, trẻ từ 3-5 tuổi cần 5-6 bữa/ngày.
  • Món ăn nên chế biến theo khẩu vị của trẻ, tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ sống/tái hoặc có dấu hiệu ôi thiu.
  • Yếu tố môi trường đóng vai trò rất quan trọng, vì những nơi mất vệ sinh có thể là nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng có cơ địa yếu ớt, vì vậy càng cần sinh hoạt và ăn uống trong môi trường sạch sẽ.
  • Đảm bảo thực hiện vệ sinh cá nhân, làm sạch răng cho trẻ nhỏ thường xuyên. Thực đơn của trẻ nên hạn chế đồ ngọt để phòng ngừa sâu răng.
  • Trò chuyện, động viên, giúp trẻ thoải mái về mặt tinh thần.
Cách chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Quá trình điều trị cho bé biếng ăn suy dinh dưỡng cần có người thân đồng hành

Thực phẩm cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ dinh dưỡng tư vấn thực đơn cụ thể. Các thực phẩm nên tham khảo tăng cường cho trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng gồm:

  • Sữa, phô mai, sữa chua: Đây là nhóm thực phẩm giàu canxi và chất béo, rất cần thiết cho trẻ lười ăn và thấp còi. Mỗi ngày, trẻ nên uống 1 ly sữa để cơ thể khỏe mạnh, kích thích tăng trưởng chiều cao và trí tuệ.
  • Cơm là nguồn thực phẩm giàu tinh bột, sắt, protein, vitamin K và vitamin B1, cung cấp năng lượng tuyệt vời cho hoạt động hàng ngày của trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất và trí não. Nếu trẻ không thích ăn cơm, có thể chế biến thành món cháo với thịt băm và rau củ quả đầy dinh dưỡng.
  • Thịt bò rất thích hợp cho người vừa ốm dậy, hoặc người có thể trạng yếu như trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng. Thịt bò giàu kẽm, sắt, Magie, Canxi… rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe.
  • Trứng là thực phẩm dễ ăn, chứa nhiều protein và chất béo tự nhiên, rất được trẻ nhỏ yêu thích. Trẻ nên ăn từ 3-5 quả trứng mỗi tuần để hỗ trợ phát triển chiều cao và trí tuệ.
  • Ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa non yếu của trẻ nhỏ. Thực phẩm này cũng cung cấp nhiều protein, photpho và canxi.

Bên cạnh những thực phẩm đã nêu, trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng cũng cần tăng cường ăn rau xanh, tôm, cua, cá, thịt lợn, khoai tây và các thực phẩm khác để phát triển toàn diện. Trẻ nên được bổ sung các vi chất cần thiết như kẽm, selen, crom và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa.

Gợi ý món ăn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng

Đa dạng nguyên liệu và cách chế biến là yếu tố rất quan trọng trong thực đơn hàng ngày dành cho trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ thấp còi, nhẹ cân nên bao gồm các thực phẩm như gạo, khoai tây, thịt bò, thịt gà, sữa, dầu thực vật và rau củ quả.

Ba mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý sau để thêm vào thực đơn cho bé biếng ăn suy dinh dưỡng:

  • Cháo cá lóc
    • Nguyên liệu: 300g thịt cá lóc, 25g gạo tẻ, 25g gạo nếp, dầu ăn và gia vị vừa đủ.
    • Thực hiện: Làm sạch cá lóc, luộc chín, tách bỏ xương và ướp gia vị. Ninh gạo nếp và gạo tẻ thành cháo, cho cá lóc đã ướp vào và trộn đều. Cho trẻ ăn cháo khi còn ấm là tốt nhất, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn cách ngày, duy trì 2 tuần, nghỉ 1 tuần và tiếp tục.
  • Thịt bò hầm rau củ
    • Nguyên liệu: 200g thịt bò phi lê, 100g khoai tây, 100g cà rốt, ½ củ hành tây, gia vị vừa đủ.
    • Thực hiện: Cắt thịt bò phi lê thành từng miếng vuông, ướp gia vị trong 30 phút. Xào thịt bò cho thơm trên bếp, thêm vào hỗn hợp rau củ quả đã cắt thành miếng vừa ăn vào. Tiếp tục nấu cho đến khi các thành phần trong món ăn đã chín nhừ.
  • Cháo ý dĩ
    • Nguyên liệu: 50g ý dĩ, 30g cơm trắng, 50g hạt sen, 10g đường.
    • Thực hiện: Ngâm hạt sen trong với nước chanh qua đêm, hôm sau phơi khô, tán thành bột. Xay ý nhĩ thành bột và trộn chung với cơm để nấu cháo, sau khi cháo sôi sẽ cho vào 1 ít đường và tắt bếp. Nên cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng ăn cháo ý nhĩ khi còn ấm.
  • Cháo trứng
    • Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, 20g đậu xanh, 20g gạo nếp, 20g đậu đen, dầu Oliu và gia vị vừa đủ.
    • Thực hiện: Xay nhuyễn đậu xanh, đậu đen và gạo nếp thành bột, trộn với 300ml nước, đun trên bếp bằng lửa nhỏ. Sau khi cháo chín, đánh tan trứng gà và cho vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này thích hợp cho bé biếng ăn suy dinh dưỡng ăn mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 4 tuần.

Ngoài những món ăn trên, ba mẹ cũng có thể chế biến cháo ếch, gan gà hấp, cháo tim heo, cháo củ mài, cháo tôm… để bồi bổ cho trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

Ngăn ngừa chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ

  • Ba mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi 6 tháng tuổi, không nên bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn.
  • Cho trẻ ăn đủ lượng và đủ chất phù hợp với độ tuổi. Ăn nhiều hơn mức cần thiết không có lợi, có thể làm trẻ sợ ăn và thậm chí gây bệnh; ăn đủ lượng là đủ.
  • Thức ăn cho trẻ nên đa dạng món, nguyên liệu và màu sắc để tạo hứng thú cho trẻ.
  • Tập thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, đúng cữ.
  • Trước bữa ăn chính không nên để trẻ ăn vặt quá nhiều, hãy để cho trẻ “được đói”.
  • Ba mẹ không quát tháo, đánh mắng để bắt buộc trẻ ăn thêm. Vì việc làm này sẽ khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý.
  • Tập cho trẻ thói quen ăn uống tập trung, không vừa ăn vừa chơi.
  • Ngoài ăn uống, bé cũng cần vận động, thể dục thể thao vừa sức để phát triển cơ bắp. Cơ thể khỏe mạnh sẽ hấp thu dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn.
  • Hãy chia sẻ về tầm quan trọng của sức khỏe với trẻ nhỏ, giúp trẻ ý thức từ sớm về việc ăn uống đủ chất và vận động thường xuyên.
Ngăn ngừa chứng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ
Ngoài ăn uống, trẻ cũng cần rèn luyện thể chất vì sức khỏe toàn diện

Khám và điều trị cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng tại PlinkCare

Quá trình điều trị cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng cần được bác sĩ, chuyên gia tư vấn, hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu và chọn lựa đơn vị y tế đáng tin cậy.

Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Hệ thống PlinkCare, Tâm Anh Quận 7 chuyên khám, xây dựng khẩu phần ăn cho đa dạng đối tượng, trong đó có trẻ suy dinh dưỡng. Khoa quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm về lĩnh vực dinh dưỡng, ứng dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, cho phép đưa ra các chẩn đoán, đánh giá chính xác về tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Từ đó lên kế hoạch giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Để đặt lịch thăm khám tại PlinkCare và Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, vui lòng liên hệ:

Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều tình trạng tiêu cực nếu không được can thiệp kịp thời. Ba mẹ cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, nhận diện các dấu hiệu lười ăn và tìm cách khắc phục. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bé biếng ăn suy dinh dưỡng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tư vấn cải thiện.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send