Image

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không? Phải kiêng cữ thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không

Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?

Mất nước, mất điện giải, suy dinh dưỡng và những vấn đề trẻ thường gặp phải khi bị tiêu chảy. Việc bổ sung đủ nước, đủ năng lượng và đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Sữa là thực phẩm đáp ứng các yêu cầu này nhưng có nên cho trẻ uống sữa khi bị tiêu chảy không? Đây vẫn là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh. (1)

1. Không phải trường hợp nào cũng không nên uống sữa

Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, khi bị tiêu chảy, một loại men có tác dụng tiêu hóa và hấp thụ đường lactose (men lactase) bị suy giảm. Lactose lại là loại đường có mặt trong hầu hết các loại sữa động vật và khi trẻ bị tiêu chảy uống sữa, lượng đường trong sữa không được tiêu hóa, nó sẽ chuyển thành acid lactic khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào trẻ cũng không được uống sữa. Thống kê tại các bệnh viện về tiêu chảy ở trẻ em đã cho thấy có khoảng 50-70% trường hợp nặng có biểu hiện không dung nạp đường lactose. Do đó, để đưa ra quyết định có cho trẻ uống sữa hay không, phụ huynh cần căn cứ vào các biểu hiện và nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện không dung nạp đường lactose như nôn ói, tiêu chảy tăng, phân lỏng có mùi chua hoặc có bọt, hậu môn đỏ,… thì mẹ không nên cho trẻ dùng sữa. Nhưng nếu trẻ không có các biểu hiện trên, trẻ có thẻ dùng sữa với lượng ít.

Đối với trẻ không dung nạp đường lactose, nếu mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng sữa, hãy chọn những loại sữa đặc biệt, đã tách bỏ lactose dành cho trẻ em. Khi trẻ uống những loại sữa này, các triệu chứng tiêu chảy sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, trẻ chịu ăn và rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

Không phải trường hợp nào cũng không nên uống sữa
Việc cho trẻ uống sữa khi chưa rõ nguyên nhân có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng nề hơn.

2. Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa bị tiêu chảy

Sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng, bổ sung kháng thể một cách tự nhiên và lý tưởng nhất. Do đó, khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn bị tiêu chảy, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, tăng cữ bú hằng ngày của trẻ để trẻ bú nhiều hơn. Điều này sẽ giúp trẻ hết tiêu chảy một cách nhanh chóng.

Đối với với trẻ uống sữa công thức, mẹ nên pha loãng sữa hơn so với bình thường hoặc cho trẻ uống sữa dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy, có hàm lượng lactose thấp hoặc sữa được tinh chế từ đạm đậu nành,… Khi các triệu chứng của tiêu chảy được cải thiện, trẻ hết bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường lại, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, an toàn và khoa học.

Trẻ bị tiêu chảy uống loại sữa nào?

Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ uống loại sữa nào?

1. Trẻ bị tiêu chảy uống sữa công thức

Trước khi cho trẻ uống sữa công thức, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của trẻ và lý do gây tiêu chảy. Sữa dành cho trẻ cần phải đúng với lứa tuổi. Khi pha sữa, mẹ nên chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng sữa cần cho trẻ. Sau khi cho trẻ uống sữa công thức, mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm các bất thường nếu có. Nếu tiêu chảy trở nặng hơn hoặc không cải thiện sau một thời gian, nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

2. Trẻ bị tiêu chảy uống sữa tươi

Đối với trẻ bị tiêu chảy có biểu hiện không dung nạp lactose, trẻ không nên uống sữa tươi bởi đây là một loại sữa có hàm lượng lactose cao. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa công thức hoặc sữa đặc biệt được khuyến nghị bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Những loại sữa này thường đã được cắt giảm lactose hoặc có thành phần dễ tiêu hóa hơn, giúp cung cấp dinh dưỡng và duy trì sự cân bằng nước cần thiết cho trẻ trong quá trình phục hồi khỏi tiêu chảy.

3. Trẻ bị tiêu chảy ăn váng sữa

Váng sữa thường chứa nhiều chất béo và đường, có thể làm tăng khả năng kích thích ruột và gây khó tiêu hóa. Do đó, trẻ bị tiêu chảy nên hạn chế ăn váng sữa. Thay vì cho trẻ ăn váng sữa, mẹ nên tập trung vào việc cung cấp các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo lúa mạch, cháo gạo, hoặc các loại thực phẩm giúp giảm tiêu chảy như chuối chín, táo hấp, hay nước ép cà rốt. Nếu muốn cho trẻ ăn sữa, mẹ nên sử dụng sữa công thức hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.

4. Trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua

Trẻ bị tiêu chảy có thể ăn sữa chua nhưng bố mẹ cần lựa chọn loại sữa chua phù hợp. Sữa chua chứa các chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêu chảy. Tuy nhiên, trẻ nên ăn sữa chua tự nhiên không đường hoặc ít đường, để tránh kích thích tăng sinh vi khuẩn gây tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng đạm sữa bò hoặc không dung nạp lactose, bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn sữa chua.

Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách và phù hợp
Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách và phù hợp sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nhẹ các triệu chứng của tiêu chảy.

5. Trẻ bị tiêu chảy uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành được xem là một lựa chọn thay thế cho sữa bò khi trẻ bị tiêu chảy bởi nó không chứa lactose nên không gây kích thích ruột, phù hợp với cả trẻ không dung nạp lactose. Ngoài ra, sữa đậu nành cũng chứa chất xơ và protein thực vật, giúp cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêu chảy. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống sữa đậu nành, bố mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

>>>Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

Những nguyên tắc ăn uống dành cho trẻ khi bị tiêu chảy

Việc cho trẻ uống sữa trong giai đoạn bị tiêu chảy đúng cách, đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng, tăng sức đề kháng và giảm tình trạng tiêu chảy. Ngược lại, nếu trẻ ăn uống không đúng cách, tiêu chảy có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số nguyên tắc về chế độ ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo cho trẻ ăn chín và uống sôi. Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và được băm nhuyễn, nấu loãng để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để trẻ hấp thụ tốt hơn trong giai đoạn tiêu chảy.
  • Tăng cường cung cấp nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Bố mẹ nên bù nước cho trẻ ngay sau mỗi lần đi ngoài. Bên cạnh nước lọc, mẹ cũng có thể sử dụng nước cháo loãng, Oresol pha đúng liều lượng và các loại nước ép trái cây phù hợp để bổ sung nước và điện giải cho trẻ.
  • Bổ sung trái cây giàu vitamin vào chế độ ăn của bé bị tiêu chảy, như chuối, cam, xoài, hồng xiêm, để tăng cường kali trong cơ thể.
  • Loại bỏ các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm cay, nóng, khó tiêu khỏi thực đơn của trẻ vì chúng có thể gây khó tiêu và kéo dài tình trạng tiêu chảy.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng, như rau thô (măng, rau cần) và các loại tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

>>>Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đây là cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch của bé phát triển mạnh mẽ sau sinh.
  • Chế biến thức ăn cho bé phải sử dụng các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh và tiệt trùng bình sữa cũng như dụng cụ nấu ăn cho trẻ.
  • Rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi cho bé ăn và khuyến khích bé tuân thủ vệ sinh cá nhân sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với động vật nuôi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, bao gồm cả tiêm ngừa Rotavirus.
  • Nếu trẻ được bú sữa công thức, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Một số loại sữa chứa lactose có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, làm gia tăng tình trạng tiêu chảy.
  • Có thể thay thế sữa bằng các loại sữa hạt như đậu nành, óc chó, hạnh nhân để hỗ trợ trong trường hợp bé bị tiêu chảy.
  • Cho trẻ dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nghiên cứu về các sản phẩm men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Lựa chọn các sản phẩm men vi sinh có nguồn gốc và thành phần rõ ràng, bao gồm Probiotics và Prebiotics, có thể tìm hiểu các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, PlinkCare theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “tẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?”. Nhìn chung, sữa là một trong những nguồn dưỡng chất lý tưởng cho trẻ nhưng không phải bất kỳ trẻ bị tiêu chảy nào cũng có thể dùng sữa như bình thường. Bố mẹ nên cân nhắc cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ bị tiêu chảy dùng sữa nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send