
Thuốc tiêu u mỡ loại nào tốt? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả?
U mỡ là bệnh gì?
U mỡ hay bướu mỡ là khối u lành tính, hình thành do sự tích tụ của các tế bào mỡ dưới da, thường xuất hiện dưới dạng các khối tròn, mềm và di chuyển khi chạm vào. Mặc dù u mỡ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khối u có thể gây khó chịu hoặc mất thẩm mỹ. Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm: phẫu thuật, thuốc tiêu u mỡ… (1)

Nguyên nhân và triệu chứng của bướu mỡ
Nguyên nhân chính xác gây bướu mỡ chưa được xác định cụ thể nhưng một số yếu tố sau có thể góp phần hình thành bệnh:
- Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có người bị u mỡ, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Chấn thương: những vùng da bị chấn thương có thể tiến triển u mỡ sau một thời gian.
- Rối loạn chuyển hóa: một số rối loạn chuyển hóa liên quan đến lipid có thể gây ra u mỡ.
Triệu chứng của u mỡ bao gồm:
- U mỡ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, nằm ngay dưới da, xuất hiện ở cổ, vai, lưng, bụng, cánh tay và đùi.
- Mềm và có độ đàn hồi khi chạm vào, dễ di chuyển khi ấn nhẹ bằng ngón tay.
- Thường có kích thước nhỏ, đường kính nhỏ hơn 2 inch (5cm), nhưng có thể phát triển về mặt kích thước.
- Một vài trường hợp u mỡ gây đau do trong quá trình tiến triển, u đè lên các dây thần kinh xung quanh.
Các loại thuốc tiêu u mỡ phổ biến hiện nay
Với các khối u mỡ nhỏ hơn không nằm dưới mô sâu, bác sĩ có thể khuyến nghị phương pháp điều trị không phẫu thuật, bao gồm các loại thuốc tiêu u mỡ như: (2)
1. Steroid
Tiêm steroid là phương pháp có thể được sử dụng để làm teo các khối u mỡ, đặc biệt là các khối u có kích thước nhỏ. Steroid có tác dụng phá vỡ mô mỡ, từ đó giúp giảm kích thước của chúng theo thời gian.
2. Chất làm tan u mỡ
Đây một chất được tiêm vào u mỡ để hòa tan các tế bào mỡ. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các khối u mỡ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng có thể yêu cầu nhiều lần tiêm để đạt được kết quả tối ưu.
Những bài thuốc điều trị u mỡ theo đông y
Những bài thuốc thuốc tiêu u mỡ theo đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ, không đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến khoa Ngoại vú – Đầu Mặt Cổ để được thăm khám về tình trạng bệnh cũng như nhận được sự tư vấn chi tiết của bác sĩ chuyên môn về phương pháp và phác đồ điều trị.
Một số mẹo dân gian trị u mỡ tại nhà
Với các trường hợp u mỡ kích thước nhỏ nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng mẹo dân gian chữa u mỡ tại nhà. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà, bệnh viện hay cơ sở y tế phải do bác sĩ khoa Ngoại vú – Đầu Mặt Cổ chỉ định. Trước khi bắt đầu thực hiện bất cứ mẹo dân gian hay thuốc tiêu u mỡ tại nhà nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Giải pháp xâm lấn loại bỏ bướu mỡ
Hầu hết các khối u mỡ không cần điều trị. Nếu khối u mỡ ảnh hưởng đến người bệnh, bác sĩ có thể cắt bỏ bằng phẫu thuật. Phương pháp mổ u mỡ có ưu điểm an toàn, hiệu quả và người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày. Thay vì dùng thuốc tiêu u mỡ hay phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bạn hút mỡ để loại bỏ u mỡ, cụ thể:
1. Phẫu thuật
Các khối u mỡ nhỏ có thể được loại bỏ bằng cách cắt bỏ. Một vết rạch dài từ 3-4mm được thực hiện trên khối u mỡ. Sau đó, một dụng cụ nạo được đặt bên trong vết thương và loại bỏ khối u mỡ khỏi mô xung quanh.
Các khối u mỡ lớn hơn được cắt bỏ thông qua các vết rạch được định hình giống hình thoi, theo các đường căng da và nhỏ hơn khối u bên dưới. Phần da trung tâm cần cắt bỏ được giữ bằng một dụng cụ cầm máu hoặc kẹp Allis (có mấu răng nhọn như răng chuột), có tác dụng tạo lực kéo cắt bỏ khối u.
Bất kỳ vết cắt mô nào cũng được thực hiện bằng dao mổ hoặc kéo dưới sự quan sát trực tiếp. Cần cẩn thận để tránh các dây thần kinh hoặc mạch máu có thể nằm ngay bên dưới khối u.

2. Hút mỡ
Hút mỡ có thể được sử dụng để loại bỏ các khối u mỡ nhỏ hoặc lớn, đặc biệt ở những vị trí cần tránh sẹo lớn. Việc loại bỏ hoàn toàn khối u bằng hút mỡ rất khó. Bác sĩ sử dụng 1 cây kim dài, mỏng để loại bỏ mô mỡ.
Dựa vào đặc điểm riêng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật, hút mỡ hay thuốc trị u mỡ.
Bị u mỡ nên kiêng ăn gì?
Bị u mỡ nên kiêng những loại thức ăn sau:
- Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ.
- Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
- Thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường.
- Thực phẩm chứa chất bảo quản và phẩm màu.
Bệnh u mỡ có phòng ngừa được không?
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhưng một số biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Xây dựng thực đơn lành mạnh, hạn chế đường cũng như chất béo.
- Duy trì thói quen tập thể dục, thể thao.
- Tránh các chấn thương cơ học lên da.
Chữa bướu mỡ ở đâu hiệu quả?
Điều trị bướu mỡ tại Khoa Ngoại vú – Đầu Mặt Cổ, PlinkCare TP.HCM với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm trong khám, tư vấn, điều trị và chăm sóc toàn diện các bệnh lành tính đầu mặt cổ; ung thư vùng đầu cổ (ung thư vòm hầu, ung thư vùng hốc mũi, ung thư vùng hốc miệng…); bệnh lành tính và ác tính của tuyến giáp, tuyến nước bọt.
Khoa Ngoại vú – Đầu Mặt Cổ, PlinkCare TP.HCM là điểm đến chăm sóc sức khỏe toàn diện, chuyên sâu, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bài viết đã cung cấp các lựa chọn được phương pháp điều trị u mỡ, bao gồm phẫu thuật, hút mỡ và thuốc tiêu u mỡ. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên các phương pháp thực hiện tại bệnh viện để đạt hiệu quả tối ưu, an toàn. Các phương pháp tại nhà phần lớn có tác dụng hỗ trợ, không đảm bảo an toàn.