Image

4 loại thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em và những điều lưu ý

Tìm hiểu bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ, còn được gọi là bệnh viêm kết mạc, có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau, dễ lây lan và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong 8 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố đã ghi nhận 63.309 người bị đau mắt đỏ. Đáng chú ý, trong số đó có hơn 50% ca mắc xảy ra ở trẻ em, khiến số lượng trẻ đến khám tại bệnh viện Mắt TP.HCM, Nhi đồng I, Nhi đồng II, Nhi đồng III, Nhi đồng IV tăng nhanh chóng.

Trẻ đau mắt đỏ có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus hoặc do các nguyên nhân không liên quan đến nhiễm trùng như dị ứng, kích ứng, dị vật… Phần lớn số ca mắc bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em do sự xâm nhập của Enterovirus và Adenovirus. Trong đợt dịch năm 2023, 86% tổng số ca đau mắt đỏ do Enterovirus gây ra, còn lại là do Adenovirus.

Các triệu chứng đặc trưng của đau mắt đỏ bao gồm: đỏ mắt và mắt đổ nhiều ghèn. Ngoài ra, trẻ có thể cảm thấy đau, ngứa, khó chịu vùng mắt, sốt hoặc kèm theo các triệu chứng ho, hắt hơi tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ.

Loại thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em dạng nhỏ mắt

Thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em có thể là nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ có kháng sinh hoặc kháng viêm. Trong đó, nước mắt nhân tạo được sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Thuốc nhỏ mắt có kháng sinh được chỉ định khi trẻ đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra hoặc để ngăn ngừa bội nhiễm. Thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt kháng histamin.

Thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em dạng nhỏ mắt sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp theo từng trường hợp cụ thể, dựa vào nguyên nhân và tình trạng đau mắt đỏ của trẻ:

1. Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo được sử dụng trong hầu hết các trường hợp, thường gặp như Refresh Tears, Sanlein, Systane Ultra… Việc nhỏ nước mắt nhân tạo sẽ giúp trẻ giảm nhẹ cảm giác khó chịu, ngứa rát khi bị đau mắt đỏ.

2. Thuốc nhỏ mắt có kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định khi trẻ đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra hoặc để ngăn ngừa bội nhiễm. Tùy vào nhóm vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.

3. Thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm

Thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm (thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroids) chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng giảm sưng, ngứa, tấy đỏ ở trẻ bị đau mắt đỏ.

4. Thuốc nhỏ mắt kháng histamin

Một số trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt kháng histamin. Thuốc có tác dụng giúp giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách ngăn chặn histamine kích hoạt các phản ứng dị ứng.

bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt phù hợp
Tùy và nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt phù hợp.

Tác dụng của thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Hầu hết các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em đều có chung mục đích là hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau, ngứa, sưng ở kết mạc, đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng gây biến chứng. Thuốc có thành phần chứa kháng sinh có tác dụng ức chế khả năng sinh sôi của vi khuẩn, hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây đau mắt đỏ.

Tác dụng phụ của thuốc trị đau mắt đỏ ở trẻ

Mỗi loại thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em có thể gây tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ như các thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể gây cảm giác châm chích nhẹ, xốn hoặc rát mắt. Thuốc corticosteroids tại chỗ có thể gây mờ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Do đó, trong quá trình điều trị đau mắt đỏ ở trẻ, bố mẹ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. (1)

Dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách giúp trẻ thuyên giảm
Dùng thuốc nhỏ mắt đúng cách giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của đau mắt đó.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em:

  • Chỉ sử dụng thuốc trong vòng 15 ngày sau khi mở nắp, kiểm tra hạn sử dụng.
  • Nếu cần nhỏ nhiều loại thuốc, hãy đợi 3 – 5 phút giữa mỗi lần nhỏ, và nên dùng thuốc nhỏ mắt dạng nước trước thuốc dạng mỡ.
  • Rửa sạch tay trước và sau khi nhỏ thuốc, tránh để đầu ống thuốc chạm vào mắt, không dùng tay quẹt mắt.
  • Nhỏ từng giọt một.
  • Không dùng chung thuốc với người khác.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng.
  • Không đeo kính áp tròng khi đang điều trị đau mắt đỏ. Tốt nhất, ngừng đeo cho đến khi bệnh được chữa khỏi.

Những trẻ nào được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc đau mắt đỏ?

Việc chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi, và tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các trường hợp trẻ thường được chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ.

  • Chỉ định: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của đau mắt đỏ, độ tuổi và chủng vi khuẩn mắc phải, bác sĩ sẽ kê kháng sinh với liều dùng phù hợp cho trẻ.
  • Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định với những trường hợp trẻ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Vì vậy, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh sử và dị ứng của trẻ.

Trẻ nên dùng thuốc nhỏ đau mắt đỏ trong bao lâu?

Thời gian trẻ nên dùng thuốc điều trị đau mắt đỏ dạng nhỏ mắt ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc và tuân thủ đúng theo hướng dẫn. Nếu sau khi sử dụng thuốc trong thời gian quy định mà các triệu chứng không giảm hoặc tồi tệ hơn, nên đưa trẻ đến tái khám để có hướng điều trị phù hợp và tuyệt đối không tự ngừng thuốc.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Đăng ký tư vấn miễn phí
(Thông tin được bảo mật đảm bảo quyền lợi riêng tư cho khách hàng)
Chúng tôi sẽ liên hệ lại sau khi nhận được thông tin đăng ký!
*Chương trình áp dụng tại PlinkCare Hà Nội

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về thuốc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em. Trẻ bị đau mắt đỏ cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà theo các biện pháp dân gian.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send