Image

Thực đơn cho người suy dinh dưỡng giúp tăng hấp thu và cân nặng

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy dinh dưỡng

1. Xây dựng thực đơn nhiều calo cho người suy dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn nhiều calo là cách hỗ trợ cơ thể “tích lũy” được lượng calo dư thừa nhất định, giúp người suy dinh dưỡng cải thiện cân nặng hiệu quả. Cụ thể, để hỗ trợ tăng cân, mức calo dung nạp từ chế độ ăn uống phải cao hơn tổng lượng calo trong một ngày mà thể trạng hiện tại của người bị suy dinh dưỡng cần tiêu thụ (TDEE – Total Daily Energy Expenditure).

Theo nghiên cứu, một người nếu dung nạp nhiều hơn 500 calo so với TDEE (duy trì trong 6 tháng) và kết hợp với lối sống khoa học có thể hỗ trợ tăng thêm khoảng 6,8 kg trọng lượng cơ thể. Tuy vậy, để tránh nguy cơ gây áp lực cho cơ thể, mức bổ sung thêm calo cần được kiểm soát dưới 1000 calo / ngày. Tốt hơn hết, người bị suy dinh dưỡng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nên bổ sung thêm bao nhiêu calo so với TDEE để giúp tăng cân an toàn, hiệu quả.

Để xác định chính xác chỉ số TDEE hiện tại của bản thân, người bị suy dinh dưỡng nên đến chuyên khoa dinh dưỡng để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết hoặc tham khảo công thức tính TDEE tại đây.

2. Thực đơn cho người suy dinh dưỡng ưu tiên mật độ dinh dưỡng cao

Thực đơn cho người suy dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết từ nguồn thực phẩm bao gồm chất xơ, chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), chất béo (lipid), khoáng chất và vitamin. Đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp người bị suy dinh dưỡng cải thiện cân nặng hiệu quả.

Thực đơn cho người suy dinh dưỡng ưu tiên mật độ dinh dưỡng cao
Thực đơn cho người suy dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Xem thêm:

3. Tập trung bổ sung đủ protein cho cơ thể

Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển mô của cơ thể, đặc biệt là cơ bắp. Bổ sung protein từ chế độ dinh dưỡng là yếu tố cần thiết giúp nâng cao hiệu quả tăng cân – giảm mỡ, góp phần xây dựng vóc dáng săn chắc.

Một số thực phẩm giàu protein nên có trong thực đơn cho người suy dinh dưỡng điển hình như thịt nạc gia súc, trứng, phô mai, sữa, sữa chua, các loại đậu, đậu phụ, ức gà…

4. Thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất thải khỏi cơ thể. Người bị suy dinh dưỡng nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa để cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất giúp tăng cân hiệu quả. Một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nên có trong thực đơn cho người suy dinh dưỡng điển hình như:

  • Thực phẩm chứa men vi sinh, lợi khuẩn: Sữa chua, trà kombucha, kefir (nấm sữa), tempeh, miso…
  • Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Yến mạch, táo, lúa mạch, cà rốt, hạt mã đề, hoa quả họ cam – quýt…
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Các loại cá béo, dầu đậu nành, dầu ô-liu, hạt lanh, hàu, vẹm xanh…

5. Thực đơn cho người suy dinh dưỡng cần phù hợp với nhu cầu, sở thích

Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể, thực đơn giúp cải thiện cân nặng cần phù hợp với sở thích ăn uống của người suy dinh dưỡng. Việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với sở thích cá nhân sẽ giúp kích thích sự thèm ăn của người bị suy dinh dưỡng, từ đó hỗ trợ cải thiện cân nặng hiệu quả.

Tuy nhiên, xây dựng thực đơn phù hợp với sở thích ăn uống không có nghĩa là người bị suy dinh dưỡng chỉ dung nạp một số thực phẩm nhất định. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, kém khoa học không chỉ làm giảm hiệu quả cải thiện cân nặng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, người bị suy dinh dưỡng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn đảm bảo hai yếu tố là đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với sở thích cá nhân.

6. Thực đơn cho người suy dinh dưỡng còn tùy vào đối tượng

Trên thực tế, tùy thuộc vào từng đối tượng mà thực đơn cho người suy dinh dưỡng có thể khác nhau. Do thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi nhóm đối tượng thường không giống nhau, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tối ưu hiệu quả giúp tăng cân, người bị suy dinh dưỡng nên đến chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn thực đơn ăn uống phù hợp.

Thực đơn cho người suy dinh dưỡng còn tùy vào đối tượng
Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách xây dựng thực đơn cho người suy dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng

7. Cần phù hợp với tình trạng bệnh lý

Thực đơn ăn uống cho người suy dinh dưỡng cần được thiết kế phù hợp với tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải (nếu có). Chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp sẽ góp phần giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục, phòng tránh biến chứng nguy hiểm và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Để xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại, người bị suy dinh dưỡng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của người mắc các bệnh lý như: bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh dạ dày…

Gợi ý thực đơn cho người suy dinh dưỡng

Người bị suy dinh dưỡng cần đi khám để được bác sĩ dinh dưỡng đánh giá, tư vấn chế độ ăn phù hợp với cá nhân. Có thể tham khảo mẫu thực đơn gợi ý sau gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày, tham vấn thêm chuyên gia dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe, cân nặng.

1. Bữa chính

  • Bữa sáng (7h00): 200 g cháo yến mạch thịt bò, 180 ml sữa ngũ cốc
  • Bữa trưa (12h00): 2 chén cơm, 100 g cá hồi sốt chanh dây, 100 g canh cải xanh nấu tôm, 1 quả trứng luộc
  • Bữa tối (18h00): 2 chén cơm, 100 g thịt nạc heo sốt mắm tỏi, 80 g cà rốt luộc, 50 g ức gà luộc

2. Bữa phụ

  • Bữa phụ sáng (9h00): 150 g xôi mặn thập cẩm
  • Bữa phụ chiều (14h00): 180 g sữa chua Hy Lạp ăn kèm các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân…)
  • Bữa phụ tối (19h30): 180 ml sữa yến mạch hạt sen

Lưu ý: Thực đơn dinh dưỡng được gợi ý nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bị suy dinh dưỡng muốn tăng cân nên đến chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.

Lưu ý khi áp dụng thực đơn cho người suy dinh dưỡng

Để tối ưu hiệu quả cải thiện cân nặng, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi áp dụng thực đơn cho người bị suy dinh dưỡng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa. Tốt hơn hết, người bị suy dinh dưỡng nên ăn 3 bữa chính và khoảng 2 – 3 bữa phụ trong ngày để dàn trải dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể, tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ tối ưu hiệu quả trao đổi chất giúp tăng cân hiệu quả.
  • Ưu tiên chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như thực phẩm giàu chất xơ, chất béo không bão hòa, chất đạm, carbohydrate phức hợp (tinh bột hấp thu chậm)…; đồng thời, hạn chế thực phẩm có hại như thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa…
  • Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước nên uống trong ngày) để tối ưu hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời, bổ sung đủ lượng chất lỏng mà cơ thể cần sẽ hỗ trợ cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giúp người bị suy dinh dưỡng tăng cân hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách hạn chế thức khuya, tránh sử dụng thực phẩm gây mất ngủ (cà phê, trà…), giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng…
  • Rèn luyện thể chất bằng cách thường xuyên tập luyện các môn thể thao vừa sức như đạp xe, tập yoga, chạy bộ, bơi lội…
  • Thăm khám tại chuyên khoa dinh dưỡng ở các bệnh viện uy tín và tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

Khám và tư vấn, thiết kế thực đơn cho người suy dinh dưỡng tại PlinkCare

Người bị suy dinh dưỡng cần sớm đến chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể. Thông qua quá trình thăm khám chuyên sâu, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và có biện pháp điều trị phù hợp giúp người bệnh cải thiện cân nặng.

Chuyên khoa Dinh dưỡng Tiết chế tại Hệ thống PlinkCare, Tâm Anh Quận 7 chuyên thăm khám & điều trị, tư vấn chăm sóc các bệnh lý liên quan dinh dưỡng, trong đó có thiết kế thực đơn dinh dưỡng chuẩn cá nhân hóa. Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thăm khám chuyên sâu và khám chữa bệnh chuyên nghiệp, giúp người gầy, người suy dinh dưỡng sớm cải thiện cân nặng và nâng cao sức khỏe tối ưu.

Khám và tư vấn, thiết kế thực đơn cho người suy dinh dưỡng tại PlinkCare
Thăm khám dinh dưỡng tại PlinkCare TP.HCM và Tâm Anh Quận 7

Tóm lại, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề xây thực đơn cho người suy dinh dưỡng. Tốt hơn hết, người bị suy dinh dưỡng cần sớm đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send