
Thiếu máu não uống thuốc gì? 9 loại thuốc bạn nên tham khảo
Não bộ có nhu cầu năng lượng cao và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Tế bào não sẽ bị tổn thương nếu không được cung cấp đủ lượng máu, từ đó khiến hoạt động của cả cơ thể rối loạn. Thiếu máu não sẽ làm giảm hoặc ngưng trệ tuần hoàn não, khiến người bệnh đau đầu, choáng váng, khó ngủ…, thậm chí bị ngất, đột quỵ, tử vong.
Việc tìm hiểu thiếu máu não uống thuốc gì hay thiếu máu não nên uống thuốc gì, thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất là rất quan trọng, giúp người bệnh có thông tin cơ bản từ đó cân nhắc nhờ bác sĩ tư vấn, chỉ định dùng thuốc cho phù hợp, cải thiện triệu chứng, giữ gìn sức khỏe não bộ.
Thiếu máu não là bệnh gì?
Thiếu máu não là tình trạng cung cấp không đủ lượng máu cần thiết cho những hoạt động tuần hoàn não. Nếu dòng lưu lượng máu cung cấp cho những tế bào não bị suy giảm hoặc tắc nghẽn thì sẽ kéo theo tình trạng thiếu hụt dưỡng chất và oxy cần thiết cho não. Nghiêm trọng hơn, vấn đề này sẽ khiến hoạt động của não bị đình trệ, não bị thiếu máu và dẫn đến đột quỵ.
Thiếu máu não có thể đến từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như:
- Mắc phải những căn bệnh nền khiến mạch máu cung cấp máu cho não bị thu hẹp, điển hình là xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
- Tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên, kéo dài.
- Khẩu phần ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất.
- Mất ngủ, thiếu ngủ.
- Những căn bệnh tại cột sống cổ có thể chèn ép mạch máu nuôi dưỡng não. Điều này sẽ khiến não không được cung cấp đủ máu, gây ra chứng thiếu máu não.
- Tình trạng béo phì, thừa cân.
- Có lối sống lười vận động.
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh thiếu máu não gồm có:
- Thiếu máu não có thể gây ra triệu chứng đau đầu. Ở mức độ nhẹ, cơn đau sẽ diễn ra một cách âm ỉ. Khi chuyển biến nặng hơn, người bệnh sẽ thấy đau đầu dữ dội.
- Bạn có thể ngủ không sâu giấc, khó hoặc mất ngủ, thường thức dậy giữa chừng hay gặp ác mộng thường xuyên.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai cũng có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu máu não. Lúc này, người bệnh sẽ bị mất thăng bằng. Biểu hiện trên sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra trong lúc bạn đang tham gia giao thông, mới ngủ dậy vì dễ bị té ngã, chấn thương.
- Bạn có thể khó ghi nhớ, dễ mất tập trung, hay quên, đãng trí.
Chúng ta đã biết như thế nào là tình trạng thiếu máu não. Vậy thiếu máu lên não uống thuốc gì để khắc phục, chữa trị?

Thiếu máu não uống thuốc gì?
Nhiều người thắc mắc thiếu máu lên não uống thuốc gì tốt nhất, vì căn bệnh này cần được chữa trị tốt để hạn chế nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các loại thuốc thường được các bác sĩ dùng để chữa trị bệnh thiếu máu não cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo và khi đi khám bệnh, hỏi thêm bác sĩ để được tư vấn cụ thể: (1)
Thuốc điều trị triệu chứng
Nếu bạn đang lo nghĩ thiếu máu não nên uống thuốc gì thì tham khảo các thuốc điều trị triệu chứng dưới đây. Thuốc điều trị triệu chứng cũng cần được bác sĩ tư vấn và được chia thành hai nhóm, bao gồm:
- Nhóm thuốc tăng cường chất dinh dưỡng cho não bộ, cụ thể gồm có:
-
- Cinnarizin: Tác dụng của thuốc này là chẹn canxi chọn lọc, làm các chất gây co mạch giảm bớt hoạt tính, góp phần thúc đẩy máu lưu thông lên não.
- Piracetam: Piracetam cũng là một trong những thuốc bạn có thể tham khảo cho câu hỏi thiếu máu lên não nên uống thuốc gì. Vì piracetam có khả năng tăng cường hoạt động chuyển hóa glucose và oxy trên não. Đồng thời não sẽ được hỗ trợ để hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường bị thiếu oxy. Piracetam còn giúp não duy trì khả năng tổng hợp năng lượng, phục hồi tổn thương. Lúc này, tình trạng chóng mặt, hoa mắt, thiếu tập trung, giảm trí nhớ,… sẽ được cải thiện.
- Ginkgo biloba: Ginkgo biloba là hoạt chất có thể rất quen thuộc với nhiều người đang thắc mắc thiếu máu não nên uống thuốc gì. Loại thuốc hay hoạt chất này có tác dụng điều hòa hoạt động chuyển hóa tại não, đồng thời hỗ trợ chữa trị một số triệu chứng như lo âu, chán nản, trầm cảm, sa sút trí tuệ, đau đầu,… Ginkgo biloba cũng có thể mang lại hiệu quả trong việc chữa trị các di chứng thần kinh do tai biến mạch máu não gây ra.
- Cerebrolysin: Cerebrolysin là một dạng ped-tip, được sử dụng để truyền hoặc tiêm. Tác dụng của cerebrolysin là tăng cường lưu thông máu lên não, điều hòa những chức năng của hệ thần kinh.
- Nhóm thuốc hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu não:
-
- Vitamin và khoáng chất: Điển hình phải kể đến là sắt, vitamin B, C cũng được sếp vào nhóm thuốc bổ sung giúp hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu não. Sắt sẽ giúp tăng cường thêm lượng máu cho hoạt động tuần hoàn của não bộ. Vitamin B, C sẽ hỗ trợ cơ thể chuyển hóa sắt đồng thời giúp các tế bào não tổn thương trước đó phục hồi.
- Axit folic: Bổ sung axit folic cũng góp phần hỗ trợ chữa chứng thiếu máu não. Vì axit folic là đồng yếu tố cần thiết cho những enzyme được dùng trong hoạt động sản xuất hồng cầu.

Thuốc điều trị nguyên nhân
Thiếu máu não uống thuốc gì sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và xác định tác nhân dẫn đến chứng thiếu máu não, qua đó chỉ định những loại thuốc phù hợp để góp phần chữa trị nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như:
- Thuốc chữa bệnh lý mạn tính: Một số căn bệnh mạn tính có thể gây ra tình trạng thiếu máu não. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng mỡ trong máu, đường huyết, duy trì huyết áp ổn định. Người có nguy cơ hình thành huyết khối hay mắc bệnh nền tim mạch cần dùng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, chống đông máu,…
- Thuốc chữa bệnh tại cột sống: Thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ làm gai xương hình thành, tạo ra áp lực chèn ép lên các động mạch, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não, gây thiếu máu não. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp, loại thuốc chữa bệnh ở cột sống để góp phần cải thiện chứng thiếu máu não. Điển hình là những loại thuốc chống thoái hóa khớp kết hợp massage để tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc điều trị chứng thiếu ngủ: Thực hiện phương pháp chăm sóc giấc ngủ, sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, dùng trà an thần cũng là những việc mà người bị thiếu máu não nên làm. Nếu chất lượng giấc ngủ của bạn vẫn chưa được cải thiện thì bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc giúp ngủ ngon hơn.
Để biết thiếu máu não uống thuốc gì tốt nhất, bạn cần xác định bản thân có thật sự đang mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn loại trừ những triệu chứng tương tự để không sử dụng sai thuốc.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị thiếu máu não
Nhiều người tự ý uống thuốc bổ não khi chưa có sự cho phép, chỉ định của bác sĩ. Từ đó gây ra những phản ứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, bên cạnh việc tìm hiểu thiếu máu não uống thuốc gì và dùng theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây khi sử dụng thuốc để tăng tính an toàn:
- Người đang mắc bệnh rối loạn đông máu không nên dùng thuốc điều trị thiếu máu não.
- Người đang dùng thuốc chữa các bệnh lý về tim mạch không được tự ý dùng thêm thuốc điều trị thiếu máu não.
- Người đang chữa bệnh động kinh phải thận trọng khi dùng thuốc thiếu máu não. Bạn chỉ nên uống loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú không được dùng những loại thuốc bổ não khác nhau.
Như vậy, thắc mắc bệnh thiếu máu não uống thuốc gì phần nào đã được giải đáp ở phần trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, những loại thuốc đó chỉ phù hợp để chữa tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu não và nhận được phác đồ chữa trị mang đến hiệu quả tối ưu, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Khi dùng bất kỳ loại thuốc chữa thiếu máu não nào cũng phải có chỉ định của bác sĩ.

Khắc phục tình trạng thiếu máu não bằng các giải pháp khác
Ngoài việc tìm hiểu bị thiếu máu não uống thuốc gì, bạn có thể gia tăng tuần hoàn máu não thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, cụ thể như sau:
- Sử dụng thực phẩm: Bạn hãy tăng cường sử dụng thực phẩm tốt cho máu, hệ tuần hoàn, giúp trái tim mạnh khỏe hơn, góp phần thúc đẩy việc cung cấp máu đến não và toàn cơ thể. Những loại thực phẩm chứa sắt, chất chống oxy hóa, omega-3, canxi, axit béo sẽ rất hữu ích cho tuần hoàn máu não, gồm có: Thịt bò, các loại hải sản (cá hồi, tôm, cua, mực,…); lòng đỏ trứng gà; rau màu xanh (bông cải xanh, cải bó xôi, cần tây,…); ngũ cốc dạng nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch,…); củ quả (dây tây, cà rốt,…).
- Chế độ sinh hoạt: Để cải thiện tuần hoàn máu não, bạn cần hạn chế những thói quen xấu, xây dựng lối sống lành mạnh, cụ thể như: Luyện tập thể dục đều đặn, điển hình là đạp xe, đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,…; Hạn chế dùng thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia,…; Tránh ngồi nhổm dậy ngay khi vừa thức giấc, không nằm ngủ với gối quá cao; Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, suy nghĩ tích cực, hạn chế stress.

Cách phòng ngừa thiếu máu não
Thiếu máu não uống thuốc gì không phải là vấn đề duy nhất mà bạn cần quan tâm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn nên biết cách ngăn ngừa chứng thiếu máu não thông qua những biện pháp dưới đây:
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Dung nạp khẩu phần ăn uống đầy đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có thiếu máu não. Bạn nên tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất như sắt, omega-3, vitamin B, C,… Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật và không nên dùng rượu bia, nước ngọt,…
- Kiểm soát huyết áp, đường huyết: Nếu mắc bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tiêm mạch,… thì bạn nên uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát huyết áp và chỉ số đường huyết thật tốt.
- Uống nhiều nước: Nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Bạn nên uống 1.5 – 2 lít nước/ngày, bao gồm nước lọc, trà thảo dược, nước hoa quả,…
- Sắp xếp thời gian làm việc khoa học: Bạn không nên làm việc với máy tính, điện thoại trong thời gian dài, hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress.
- Thực hiện các bài tập ở cột sống: Bạn nên áp dụng các bài tập giúp cột sống cổ thêm mạnh khỏe với cường độ chậm, nhẹ nhàng. Vì nếu tập nhanh, xoay hay vặn cổ quá mức sẽ gây tổn thương.
- Tự xoa bóp vùng cổ vai: Bạn hãy nằm thư giãn, dùng tay xoa bóp vùng đầu và cổ vai một cách nhẹ nhàng khoảng 15 phút. Việc làm này sẽ hỗ trợ việc lưu thông máu lên não, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Mỗi ngày, bạn hãy thực hiện những bài tập vừa sức, sau đó tăng dần cường độ để giúp cơ thể thích nghi. Bạn không nên tập quá sức, dồn dập vì sẽ khiến thể trạng chịu áp lực.
- Tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột: Bạn cần tránh để gió lùa vào người khi ngủ, không nên tắm với nước quá lạnh. Vào mùa lạnh, khi thức giấc vào buổi sáng bạn đừng vội ngồi dậy ngay. Bạn nên nằm thư giãn trên giường một lúc rồi sau đó mới từ từ ngồi dậy để tránh gặp tình trạng thiếu máu não.
- Thăm khám định kỳ: Nếu muốn biết thiếu máu não uống thuốc gì một cách hiệu quả, an toàn và đặc biệt phù hợp với tình trạng bệnh của cá nhân bạn, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để nhận chỉ định từ bác sĩ. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc bạn cũng cần đi tái khám để bác sĩ đánh giá khả năng đáp ứng của thuốc. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc chữa chứng thiếu máu não trong thời gian dài, liên tục vì có thể gây ra phản ứng bất lợi.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, để biết thiếu máu não uống thuốc gì, trên đây là những thông tin và thuốc tham khảo, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám, nhận chỉ định từ bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.