Image

Phẫu thuật thay van tim có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?

 

Lợi ích của việc thay van tim

Phẫu thuật thay van tim là biện pháp tối ưu cho bệnh nhân bị bệnh van tim nặng, và việc điều trị bằng thuốc không còn đem lại hiệu quả nữa. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật thay van tim như bị hẹp van, hở van nặng, hay vừa hẹp vừa hở van tim, khiến chức năng co bóp và tuần hoàn của tim bị ảnh hưởng. Việc thay van tim đem lại các lợi ích lâu dài cho người bệnh như:

  • Ngăn ngừa tiến triển thành suy tim mạn tính;
  • Giúp giảm các triệu chứng của bệnh;
  • Ngăn ngừa rối loạn nhịp tim;
  • Giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh;
  • Kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. (1)

Sau khi phẫu thuật thay van tim, sức khỏe của người bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn. Các triệu chứng giảm bớt nên người bệnh cảm thấy khỏe hơn, tinh thần ổn định, bớt lo lắng về bệnh tình của mình. Người bệnh có thể quay trở lại làm việc sau khoảng 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, phương pháp phẫu thuật thay van tim hiện tại, loại van tim được thay mà thời gian hồi phục ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Đánh giá tình trạng cần phải thay van tim

1. Trường hợp chưa cần thay van tim

Không phải tất cả các trường hợp gặp vấn đề ở van tim đều cần phải phẫu thuật thay van tim. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xem xét hồ sơ bệnh án, kết hợp với thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán mức độ tổn thương của van tim. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng hoặc tình trạng tổn thương van tim được bác sĩ xác định ở mức độ nhẹ thì chưa cần thay van tim. Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, ho, phù thì bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc, kết hợp với việc điều chỉnh lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Người bệnh nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và kịp thời có phương án khắc phục nếu van tim có bất thường.

Trường hợp chưa cần thay van tim, người bệnh vẫn nên khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh
Trường hợp chưa cần thay van tim, người bệnh vẫn nên khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh

2. Trường hợp nên thay van tim

Khi một hoặc nhiều van tim có vấn đề, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù trừ thiếu sót đó. Trường hợp van tim bị hẹp khít, van không thể mở ra hoàn toàn được, làm giảm lượng máu qua van, ứ máu ở thượng nguồn.

Đối với tình trạng hở van tim, máu chảy ngược lại các buồng tim sau mỗi chu kỳ co bóp làm buồng tim co giãn nhiều hơn ở những chu kỳ co bóp sau. Nhiều người bệnh có thể bị kết hợp cả hở van và hẹp van tim mức độ nặng. Khi đó, người bệnh nên được phẫu thuật thay van tim để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng về sau.

Một số trường hợp bệnh nhân bị tổn thương van tim nặng nhưng không có triệu chứng vẫn cần được chỉ định thay van. Hoặc sau một thời gian đã dùng thuốc, hoặc sau phẫu thuật sửa van tim nhưng các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi vẫn xuất hiện ở mức độ nặng thì bác sĩ sẽ xem xét để phẫu thuật thay van tim.

Trong số các van tim thì van động mạch chủ và van hai lá khi bị tổn thương nặng thường sẽ có biến chứng nhiều và nhanh chóng, nên bác sĩ sẽ chỉ định thay thế nhiều hơn. Van 3 lá và van động mạch phổi sẽ diễn tiến chậm hơn và thường có thể kiểm soát bằng thuốc nên ít có chỉ định thay thế. Riêng đối với van động mạch chủ khi bị tổn thương, nên được thay sớm ngay khi buồng thất trái bị giãn.

Ở những người bị hẹp hoặc hở van tim, có kèm theo biến chứng rung nhĩ thì cần được phẫu thuật thay van tim hoặc can thiệp ngoại khoa sớm.

Phẫu thuật thay van tim có nguy hiểm không?

Phẫu thuật thay van tim là phẫu thuật lớn và nguy hiểm, đặc biệt người bệnh cần chú ý vào hai giai đoạn trong khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật, làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thực hiện phẫu thuật để hỗ trợ ca mổ thành công.

1. Trong khi phẫu thuật

Bất cứ cuộc phẫu thuật về tim nào cũng tiềm ẩn những rủi ro. Bác sĩ sẽ dự phòng trước những rủi ro này và có phương án khắc phục nhanh chóng, giúp hạn chế các biến chứng cho người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật thay van tim, bệnh nhân có thể gặp phải các rủi ro như:

  • Gặp phản ứng dị ứng với thuốc gây mê: một số rất ít người bệnh có thể bị phản ứng với thuốc gây mê trong phẫu thuật, xuất hiện các biểu hiện như tăng huyết áp, tăng nhịp tim,…
  • Chảy máu trong quá trình phẫu thuật: Đối với phẫu thuật ít xâm lấn, đường mổ nhỏ, bệnh nhân ít khi gặp rủi ro chảy máu. Nhưng đối với phẫu thuật mổ tim hở, vết mổ dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân nếu bị chảy máu quá nhiều sẽ cần được truyền máu.
  • Chấn thương hiếm gặp khác trong phẫu thuật: như bóc tách động mạch, tổn thương do đường vào các ống thông chạy máy tim phổi, đột quỵ não, thuyên tắc huyết khối mạch máu chi, tổn thương gan, thận,…

2. Sau khi phẫu thuật

Khi ca phẫu thuật thay van tim kết thúc, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi sát sao vì có thể gặp các rủi ro khác như:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Vết mổ có thể nhiễm trùng nông ngoài da, thường sẽ được điều trị chăm sóc vết thương tích cực, sử dụng kháng sinh, cắt lọc vết thương, đặt VAC để giải quyết triệt để.
  • Nhiễm trùng xương ức: Với phẫu thuật mở kinh điển phải cưa xương ức, tỷ lệ nhiễm trùng sẽ cao hơn ở người lớn tuổi, có bệnh đái tháo đường,…
  • Suy tim: Tim có thể sẽ mất chức năng co bóp, có thể sẽ được hỗ trợ bằng thuốc, bóng đối xung động mạch chủ hoặc ECMO.
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng thường gặp khiến thời gian nằm viện dài hơn cũng như tăng tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân thường được hướng dẫn ngừng thuốc lá ít nhất 2 tuần trước mổ, vận động sớm sau mổ, tập vật lý trị liệu hô hấp trước và sau mổ để hạn chế biến chứng này.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua đường răng miệng, hoặc ổ nhiễm trùng khác. Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể làm viêm loét van tim, tạo sùi trên van tim gây biến chứng nguy hiểm.
  • Hình thành cục máu đông: Nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân được thay van tim cơ học sẽ cao hơn so với khi thay van sinh học.
  • Xuất huyết do dùng thuốc: Việc sử dụng thuốc chống đông trong thời gian dài, nhất là khi người bệnh được thay van tim cơ học phải uống thuốc này suốt đời sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết. Bệnh nhân có các triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày hoặc nặng hơn là xuất huyết não.
  • Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ là biến chứng sau khi thay van tim thường gặp. Nó có thể làm tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ.
  • Các vấn đề về thận: Khoảng 5% bệnh nhân gặp vấn đề ở thận sau khi phẫu thuật thay van tim, có thể cần phải lọc máu tạm thời.
  • Tái hẹp hoặc hở van nhân tạo: Van tim sinh học sau khi phẫu thuật thay van, van tim nhân tạo vẫn có thể bị hẹp hoặc hở trở lại.
  • Nhồi máu cơ tim: Tình trạng này có thể diễn biến một cách đột ngột khiến người bệnh có nguy cơ tử vong trong thời gian ngắn. (2)
Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh vẫn có thể gặp các rủi ro tiềm ẩn
Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh vẫn có thể gặp các rủi ro tiềm ẩn

Các phương pháp được dùng để phẫu thuật thay van tim

1. Phẫu thuật mổ tim hở

Đây là phương pháp phẫu thuật thay van tim truyền thống được áp dụng để sửa chữa hoặc thay thế van tim. Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường giữa xương ức để tách xương ức ra và tiếp cận vào tim ở bên dưới. Sau đó bắt đầu thực hiện phẫu thuật sửa hoặc thay thế van tim bị bệnh. (3)

2. Phẫu thuật tim ít xâm lấn

Hiện nay, kỹ thuật này được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh. Trong trường hợp sức khỏe của bệnh nhân không thể đáp ứng để phẫu thuật thay tim hở thì phẫu thuật tim ít xâm lấn là giải pháp tối ưu.

Phẫu thuật tim ít xâm lấn có nhiều ưu điểm, là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân thay van tim
Phẫu thuật tim ít xâm lấn có nhiều ưu điểm, là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân thay van tim

Kỹ thuật này được thực hiện thông qua đường mổ nhỏ từ 4-8cm có hoặc không có camera hỗ trợ. Người bệnh được thực hiện phẫu thuật này sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế tình trạng chảy máu trong và sau phẫu thuật. Đồng thời, vết mổ nhỏ nên người bệnh có thể phục hồi nhanh hơn, thời gian nằm viện được rút ngắn lại. Để thực hiện được kỹ thuật này, cần có đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.

>> Xem thêm: Chi phí phẫu thuật thay van tim hết bao nhiêu tiền? Có được bảo hiểm?

3. Phẫu thuật tim ít xâm lấn có robot hỗ trợ

Đây là kỹ thuật hiện đại nhất vì vượt trội hơn nhiều so với phẫu thuật mở với đường mổ giữa xương ức, và tốt hơn phẫu thuật ít xâm lấn vì hình ảnh rõ nét hơn, các thao tác phẫu thuật cũng dễ dàng hơn trong môi trường nhỏ nhờ sự trợ giúp đắc lực của các cánh tay robot linh hoạt có thể thực hiện các thao tác khâu buộc chỉ một cách chính xác và hỗ trợ hạn chế sai sót của con người.

Các lưu ý và cách chăm sóc cho người bệnh sau khi thay van tim

Trong phẫu thuật tim hở, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện khoảng gần 1 tuần để được theo dõi, và tập vật lý trị liệu giúp hồi phục nhanh hơn. Thường thì người bệnh phải mất 2-3 tháng sau để xương ức có thể hồi phục và chắc lại. Nhưng một số trường hợp sức khỏe người bệnh kém thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Đối với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên, dù là phương pháp phẫu thuật nào thì sau khi phẫu thuật thay van tim, gia đình và người bệnh cũng cần chú ý:

  • Bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh;
  • Cần có sự hỗ trợ, chăm sóc từ người thân;
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ;
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho tim;
  • Tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…;
  • Nên để tinh thần được thư giãn, thoải mái, tránh việc kích động hoặc bị áp lực;
  • Vận động thể dục ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng;
  • Gặp bác sĩ để thăm khám sức khỏe định kỳ;
  • Tập vật lý trị liệu tại bệnh viện và tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ Phục hồi chức năng;
  • Người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường như khó thở, sốt, buồn nôn, tim đập nhanh, đau ngực tăng dần,…

>> Xem thêm: Người sau thay van tim nên ăn gì và kiêng gì để tránh biến chứng?

Các câu hỏi thường gặp

1. Thời gian hồi phục sau thay van tim là bao lâu?

Thời gian hồi phục sau khi phẫu thuật thay van tim mất bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố gồm: thể trạng người bệnh trước phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, loại van tim được lựa chọn để thay thế, sức khỏe của bệnh nhân, sự chăm sóc sau phẫu thuật.

Bệnh nhân phải mất khoảng 5 – 7 ngày nằm viện để được theo dõi và chăm sóc nếu được thay van tim bằng phương pháp phẫu thuật mổ tim hở. Phần lớn người bệnh cần khoảng 6-12 tuần để hồi phục hoàn toàn. Còn đối với phẫu thuật tim ít xâm lấn thì thời gian phục hồi có thể được rút ngắn hơn, bệnh nhân có thể chỉ mất khoảng 2 – 4 tuần để phục hồi. (4)

Thời gian hồi phục sau khi thay van tim tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, loại van tim và sức khỏe của người bệnh
Thời gian hồi phục sau khi thay van tim tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, loại van tim và sức khỏe của người bệnh

2. Người bệnh sau khi phẫu thuật van tim có sinh hoạt như người bình thường không?

Sau khi phẫu thuật thay van tim, người bệnh khi đã hồi phục hoàn toàn sẽ có thể trở lại sinh hoạt và làm việc như người bình thường. Bệnh nhân vẫn có thể thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày, tham gia các môn thể thao ở mức độ vừa phải. Cần hạn chế hoạt động mạnh, khiêng vác vật nặng, làm việc quá sức hoặc các môn thể thao cần dùng sức nhiều.

Để ca phẫu thuật thay van tim đem lại hiệu quả cao, hạn chế được các biến chứng không mong muốn, người bệnh nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn nơi điều trị uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao. Cùng với đó cần có sự hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị, máy móc tiên tiến để giúp cuộc phẫu thuật thành công.

Trung tâm Tim mạch – PlinkCare đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch. Nhờ đó, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đạt được kết quả tốt nhất, hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn cho người bệnh.

Hệ thống phòng phẫu thuật tim hiện đại, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, xuất viện sớm như: phẫu thuật van tim ít xâm lấn, đường mổ nhỏ (Mini-invasive), phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn (CABG) – không dùng máy tim phổi nhân tạo; phẫu thuật tim hở có nội soi hỗ trợ (MICS); phẫu thuật tim bẩm sinh đường mổ nhỏ…

Đặc biệt, Trung tâm Tim mạch đã triển khai thường quy các kỹ thuật gây mê hồi sức tiên tiến như phương pháp gây mê vô cảm, gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP)… giúp giảm đau sau mổ, hạn chế biến chứng, nhanh hồi phục.

Hệ thống phòng hồi sức riêng biệt, phòng nội trú cao cấp, đầy đủ trang thiết bị y tế, kết nối bác sĩ – điều dưỡng 24/24 mang lại cho người bệnh sự thoải mái tối đa, nằm viện như “nghỉ dưỡng”, hồi phục nhanh, xuất viện sớm.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp bởi các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch tại Trung tâm Tim mạch PlinkCare, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được các vấn đề về mổ thay van tim có nguy hiểm không? Vì đây là ca phẫu thuật lớn, rất quan trọng. Bên cạnh những lợi ích lâu dài mà phương pháp này đem lại, thì nó vẫn còn tiềm ẩn các rủi ro. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn đơn vị phẫu thuật uy tín và hiểu về những nguy hiểm có thể gặp phải để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send