
Thay khớp háng bao lâu thì đi được? Các bài tập phục hồi cho bệnh nhân
Thay khớp háng bao lâu thì đi được?
Khi phục hồi, bạn có thể quay lại với những hoạt động như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, đạp xe… Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh những môn thể thao cường độ cao hay các bài tập yoga có động tác khó.
Hướng dẫn tập sau thay khớp háng
Ngay sau khi phẫu thuật thành công
Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Tại đây, bác sĩ theo dõi những dấu hiệu bất thường của bạn sau ca mổ. Người bệnh sẽ được tiêm thêm thuốc giảm đau và thuốc chống huyết khối tĩnh mạch.
Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân được chuyển đến phòng dưỡng bệnh. Khi hoàn toàn tỉnh táo sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn ngồi dậy và đi lại với sự hỗ trợ của chuyên gia vật lý trị liệu. Tập luyện vật lý trị liệu ngay khi phẫu thuật xong sẽ giúp quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp háng của bệnh nhân nhanh hơn và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Vài ngày sau phẫu thuật
Trong thời gian nằm viện, các kỹ thuật viên vật lý sẽ hỗ trợ bạn thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng, giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phục hồi khả năng di chuyển như bình thường.
Những bài tập này bao gồm:
- Ngồi dậy trên giường
- Rời khỏi giường an toàn
- Đi bộ với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc nạng… Đặc biệt, đối với những người bệnh trẻ tuổi, thay khớp háng bằng kỹ thuật Superpath thì có thể đi lại ngay sau mổ mà không cần dụng cụ hỗ trợ.
Khi đã thuần thục bài tập trên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tiếp những bài tập chú trọng tăng cường sức mạnh và cải thiện phạm vi chuyển động. (2)
Trước khi xuất viện, bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ trao đổi với người bệnh về môi trường sinh hoạt tại nhà.
Tùy theo tình trạng hồi phục, bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật dụng dưới đây:
- Ghế nâng cao bồn cầu
- Tay vịn trong nhà vệ sinh
- Gậy chống
- Ghế tắm
- Giày chuyên dụng
Sau khi rời khỏi bệnh viện
Sau khi phẫu thuật, khớp của người bệnh vẫn còn cứng và đau. Luyện tập di chuyển lúc này sẽ giúp cải thiện tình trạng cứng khớp và giảm đau rất hiệu quả. Người bệnh thường sẽ mất 2 – 4 tuần để cơn đau giảm hẳn cũng như vận động linh hoạt trở lại. (3)
Các bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn những bài tập hỗ trợ kiểm soát cơ và khớp tốt hơn, cải thiện tình trạng đau nhức. Khi chân có thể chịu được toàn bộ trọng lượng của cơ thể, người bệnh sẽ sớm thực hiện được những hoạt động bình thường của mình.
Đối với những người bệnh trẻ tuổi hoặc có tổng thể trạng tốt, hoàn toàn có thể tự sinh hoạt mà không cần sự giúp đỡ từ người khác chỉ sau 2 tuần thực hiện phẫu thuật. Đối với những người bệnh lớn tuổi và có bệnh lý nội khoa theo kèm thì thời gian quay trở lại sinh hoạt lâu hơn, có thể sau 8 – 12 tuần. Tuy nhiên, duy trì các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh gia tăng sức mạnh và sự linh hoạt của xương khớp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Các phương án tăng khả năng phục hồi
1. Trước khi phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần cải thiện tình trạng thể chất của mình. Để cơ thể đáp ứng đủ tiêu chí cho ca phẫu thuật thành công, bạn cần:
- Không sử dụng thức uống có cồn và hút thuốc.
- Duy trì vận động để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
- Tập luyện với kỹ thuật viên vật lý trị liệu nhằm tăng sức mạnh cơ, giảm đau, học cách đi nạng.
- Cải thiện tình trạng cân nặng theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, áp dụng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng.
2. Sau khi phẫu thuật
2.1 Chăm sóc vết thương
Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ thấy đường chỉ khâu nối dọc theo vết thương hoặc vết khâu dưới da. Sau khi phẫu thuật khoảng 10 – 14 ngày, chỉ khâu sẽ được cắt hay tháo bỏ hoàn toàn. Người bệnh cần giữ vết thương khô ráo, tránh làm ướt cho đến khi vết thương lành hẳn. Bạn có thể băng bó vết thương nhằm ngăn ngừa sự kích ứng từ quần áo hay vớ hỗ trợ. (4)
2.2 Tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý là phần rất quan trọng trong chế độ chăm sóc tại nhà, đặc biệt là trong những tuần đầu sau phẫu thuật. Sau 2 – 4 tuần xuất viện, bạn đã có thể quay trở lại với những hoạt động nhẹ thường ngày. Các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức. Chương trình tập luyện bao gồm:
- Đi bộ: Bài tập này sẽ hỗ trợ người bệnh tăng khả năng vận động. Bạn hãy tập đi lại trong nhà trên sàn bằng phẳng. Khi cảm thấy khỏe hơn, bệnh nhân có thể tập đi bộ ngoài trời.
- Thực hiện các hoạt động thường ngày trong nhà: Bài tập sẽ bao gồm những động tác cơ bản như ngồi, đứng, leo cầu thang…
- Các bài tập đặc biệt: Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập hỗ trợ phục hồi vận động và sức mạnh của khớp háng. Bệnh nhân sẽ thực hiện bài tập mà không có sự hỗ trợ.
Lưu ý sau khi phẫu thuật thay khớp háng
Trong quá trình phục hồi, để hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh cần lưu ý:
- Khi ngồi hoặc nằm, tránh bắt chéo chân phẫu thuật sang chân lành.
- Không ngồi xổm.
- Tránh gập đùi vào bụng quá lâu.
- Hạn chế cúi khom để nhặt đồ dưới đất hoặc mang giày dép.
- Không mang vác vật nặng
- Tránh khép háng, bàn chân xoay vào trong quá mức.
- Không chơi các môn thể thao có khả năng va chạm mạnh, hoạt động gắng sức như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, chạy marathon…
Tuy nhiên với các kỹ thuật hiện nay, thay khớp háng ít xâm lấn, hoặc thay khớp háng đường mổ Super Path hay đường mổ phía trước, bao khớp và các nhóm cơ được bảo vệ tối đa, bệnh nhân gần như không phải hạn chế bất kỳ động tác nào, có thể khép chân hay ngồi xổm, cúi người,…mà không sợ trật khớp háng như đường mổ phía sau.
Qua bài viết này, bệnh nhân đã có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc thay khớp háng bao lâu thì đi được. Hiệu quả phẫu thuật còn phục thuộc vào chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện trong giai đoạn phục hồi. Vì thế, người bệnh sẽ cần đến sự hướng dẫn của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống PlinkCare đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành của Phẫu thuật khớp như ThS.BS Đặng Khoa Học, BS Lê Đăng Phong…. đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống PlinkCare còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống PlinkCare, quý khách vui lòng liên hệ:
Hiệu quả phẫu thuật còn phục thuộc vào chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện trong giai đoạn phục hồi. Vì thế, người bệnh sẽ cần đến sự hướng dẫn của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật.