Image

Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi có kích thước như thế nào?

Sự phát triển của thai 3 tuần tuổi diễn ra như thế nào?

Thai 3 tuần tuổi tiếp tục quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn. Bao gồm: (1)

1. Các tế bào nhân lên

Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử bắt đầu phân bào và nhân đôi các tế bào một cách nhanh chóng. Cuối tuần thứ 2, hợp tử đã hoàn thiện quá trình kết hợp các thông tin di truyền, xác định giới tính của thai nhi. Ở thời kỳ này, phôi thai mới được hình thành nên còn rất yếu dễ chịu những tổn hại nghiêm trọng nếu gặp phải những tác động không tốt từ bên ngoài và bên trong cơ thể mẹ.

Ở giai đoạn này, thai 3 tuần tuổi trông giống như một quả bóng bé xíu chứa đựng hàng trăm tế bào nhỏ được nhân lên bên trong. Các tế bào ở giữa sẽ phát triển thành phôi thai. Các tế bào bên ngoài phôi thai sẽ phát triển thành nhau thai. Cơ quan hình bánh kếp giúp cung cấp đầy đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của phôi thai.

2. Sự kết nối với mẹ

Trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, bào thai sẽ nhận oxy, chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải thông qua hệ thống tuần hoàn của mẹ. Sau khi mẹ ăn xong, thức ăn được di chuyển xuống dạ dày và phân chia thành 3 nhóm protein, chất béo và glucose. Dạ dày tiếp tục quá trình tiêu hóa, thu thập các dưỡng chất hấp thụ vào máu và truyền từ mẹ sang con qua thành tử cung của mẹ kết nối với dây rốn của con thường được gọi là nhau thai. (2)

3. Bắt đầu sự phát triển của thai nhi

Sau khi làm tổ tại lớp niêm mạc trong lòng tử cung, phôi thai tiếp tục quá trình phát triển nhanh chóng của mình. Tiếp tục quá trình phân chia, cấu tạo nên những cơ quan trọng yếu trong cơ thể cũng như hoàn thiện dần dần những chức năng của những cơ quan đó trong những tuần kế tiếp của thai kỳ.

Kích thước thai nhi 3 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, phôi thai mới được thụ tinh, trải qua một vài lần phân bào nên còn rất nhỏ và lúc này còn được gọi là phôi nang. Phôi nang có kích thước bé xíu như một hạt muối, khoảng từ 0.35 đến 0.6mm và hầu hết thời gian trong tuần thứ 3 của thai kỳ, thai nhi di chuyển và dần ổn định làm tổ tại lớp niêm mạc tử cung.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao khi thai nhi 3 tuần tuổi?

Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, phôi thai đã tồn tại và bắt đầu phát triển trong bụng mẹ, vì thế cũng làm cho cơ thể thai phụ có một số biến đổi nhất định. Cụ thể:

1. Hormone thai kỳ

Các tế bào nhau thai của thai nhi tiếp tục phát triển mạnh mẽ, không chỉ thực hiện nhiệm vụ giúp thai nhi trao đổi chất dinh dưỡng duy trì sự sống mà còn sản xuất ra hormone thai kỳ hCG (human chorionic gonadotropin) hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra thuận lợi.

Hormone thai kỳ hCG tác động lên buồng trứng ngăn cản quá trình trứng rụng, gây ức chế chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến quá trình mất kinh ở nữ giới trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, hormone này còn kích thích cơ thể thai phụ tăng tiết hormone Progesterone ngăn không cho lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc, giữ thai nhi ổn định tại lòng tử cung và hỗ trợ nhau thai tiếp tục phát triển. Khi hCG trong nước tiểu đạt một nồng độ nhất định (trên 25 mIU/mL) thì thai phụ thử thai tại nhà bằng que thử thai sẽ cho kết quả dương tính (2 vạch).

2. Nước ối

Vào thời điểm này, nước ối cũng đang được hình thành và tích tụ bên trong túi ối. Nước ối là một dạng chất lỏng được tạo nên từ máu của mẹ, thai nhi và màng ối. Đây là một môi trường giàu dưỡng chất có khả năng tái tạo, nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động có hại từ bên ngoài, giúp quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi diễn ra an toàn và thuận lợi. Ngoài ra, nước ối còn là dấu hiệu cho biết thai phụ sắp chuyển dạ. Khi túi nước ối vỡ ra thì khoảng vài giờ sau đó em bé có thể chào đời.

3. Khứu giác nhạy cảm hơn

Khi mang thai, nhất là trong những tuần đầu của thai kỳ, khứu giác của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn. Sở dĩ có sự thay đổi đặc biệt này là do tác dụng phụ của sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể, điển hình là hormone Estrogen và hormone thai kỳ hCG gây nên. 2 loại hormone này làm khuếch đại mọi mùi hương tồn tại ở môi trường xung quanh lan tỏa đến khứu giác của mẹ bầu.

khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm
Khứu giác của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai 3 tuần tuổi

Triệu chứng khi mang thai tuần 3

Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, cơ thể thai phụ đang có nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Những sự thay đổi này, có thể gây nên một số triệu chứng cho thấy nữ giới đã mang thai như:

  • Chậm kinh: Là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã mang thai. Khi nồng độ hormone thai kỳ hCG được gia tăng nhanh sẽ gây nên tình trạng ức chế chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến tình trạng chậm kinh ở chị em.
  • Máu báo thai: Sau khi diễn ra quá trình cấy ghép, phôi thai có thể gây nên những tổn thương xung quanh lớp niêm mạc tử cung dẫn đến tình trạng xuất huyết nhẹ mà thường được gọi là máu báo thai.
  • Ốm nghén: Đây là tình trạng thường gặp nhất ở các thai phụ trong những tuần đầu mang thai. Tình trạng ốm nghén với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, nôn ói, nhạy cảm với các loại mùi,… thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ và xảy ra nặng nhất là vào những buổi sáng sớm. (3)
  • Vùng ngực có sự thay đổi: Vùng ngực của thai phụ có sự thay đổi như tăng kích thước, đau và nhạy cảm hơn so với bình thường. Núm vú thường nhô ra và sẫm màu hơn.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Nồng độ hormone Progesterone được tăng tiết nhiều trong thời kỳ mang thai đã làm giãn các cơ trong cơ thể, trong đó có các cơ của hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến các khí tích tụ ở dạ dày và bụng gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở thai phụ.
  • Mệt mỏi: Trong các giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên xuất hiện cảm giác mệt mỏi, khó chịu là điều không tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi về thể trạng cơ thể của nữ giới trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nồng độ các loại nội tiết tố trong thai kỳ, cảm giác lo lắng cho bào thai đang nằm trong bụng,…

Xem thêm: Các dấu hiệu mang thai tuần 3 ở phụ nữ

Có cần thực hiện siêu âm thai không?

Như đã đề cập phía trên, ở thời điểm này thai nhi tồn tại ở dạng phôi thai, bước đầu có sự ổn định tại lớp niêm mạc tử cung và còn rất nhỏ nên thai phụ không nên thực hiện siêu âm thai. Siêu âm thai trong thời điểm này có thể cho ra kết quả không chính xác, không chỉ không thể nhìn thấy được hình ảnh của thai nhi mà còn gây nên sự ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của bào thai.

Cần làm gì khi ở giai đoạn thai 3 tuần tuổi?

Ở tuần thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý các yếu tố sau để thai nhi phát triển tốt. Cụ thể:

1. Chú ý đến cảm xúc

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cố gắng giữ cảm xúc ở mức ổn định, vui vẻ và thoải mái. Không nên quá xúc động, lo lắng, hoang mang, tức giận,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai nằm trong bụng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, những cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu có thể làm em bé gặp phải những nguy cơ và sự phát triển không toàn diện về não bộ.

2. Thử thai

Bước sang tuần thứ 3 của thai kỳ, nồng độ hormone thai kỳ hCG đã đạt được mức độ ổn định và que thử thai đã có thể dựa vào nồng độ của loại hormone này trong nước tiểu nhận biết được nữ giới có mang thai hay không. Vì thế để chắc chắn khả năng mang thai của mình, chị em nên thử thai tại nhà vào tuần thứ 3.

thai phụ nên thử thai để biết kết quả chính xác
Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, thai phụ nên thử thai để biết kết quả chính xác

3. Uống đủ nước

Nước không chỉ có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định, bài tiết các chất có hại ra khỏi cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và lưu thông máu mà còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết cho thai nhi trong thai kỳ. Mẹ bầu nên uống đủ khoảng 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10 đến 12 ly nước giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

4. Tránh tắm nước quá nóng

Mẹ bầu nên tránh tắm nước quá nóng với thời gian quá lâu. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Khi tắm với nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt và làm biến động huyết áp của mẹ. Thân nhiệt và huyết áp biến đổi bất thường làm cho quá trình lưu thông máu, cung cấp oxy và các dưỡng chất cần thiết khác cho thai nhi thông qua nhau thai gặp trở ngại, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển toàn diện của thai nhi.

5. Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thai kỳ là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ 6 nhóm dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, kẽm, iod, các loại vitamin cần thiết nhằm hỗ trợ mẹ có một thai kỳ an toàn, thai nhi phát triển khỏe mạnh. (4)

6. Cắt giảm caffeine

Những loại thức uống có chứa thành phần caffeine như cà phê, trà,… sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của thai phụ. Theo một số báo cáo cho biết, khi sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của mẹ, giảm lượng máu nuôi dưỡng thai nhi,… dễ gây nên tình trạng sảy thai và các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật, lưu thai, thai suy,…

7. Bỏ thuốc lá

Trong thuốc lá chứa hàng nghìn độc chất, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có những tác hại nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai. Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, làm xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở trẻ,… Vì thế, thai phụ nên ngưng ngay việc hút thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ tốt sức khỏe của cả 2 mẹ con.

8. Cải thiện giấc ngủ

Giấc ngủ được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tinh thần, duy trì sức khỏe đặc biệt đối với mẹ bầu. Ngủ là thời gian não bộ sắp xếp và dọn dẹp cơ sở dữ liệu thần kinh, giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái và suy nghĩ rõ ràng hơn. Khi ngủ, các mạch máu sẽ tự phục hồi, đây là điều rất quan trọng vì chúng phải chịu áp lực gia tăng từ việc tăng lưu lượng máu để nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng hormone tăng trưởng giúp thai nhi phát triển. Mẹ bầu có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, sử dụng các liệu pháp cải thiện giấc ngủ như âm nhạc, thiền, yoga,…

giấc ngủ giữ vai trò quan trọng giúp thai phụ phục hồi sức khỏe
Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng giúp thai phụ phục hồi sức khỏe sau những ảnh hưởng của quá trình mang thai

9. Thực hiện công việc nhà an toàn

Khi mang thai, thai phụ nên đi đứng, vận động nhẹ nhàng; tránh khiêng vác, xách đồ nặng, với lên cao để lấy đồ; cúi gập người xuống dưới để lau quét nhà;… nhằm đảm bảo an toàn cho sự hình thành và phát triển thai nhi, tránh gặp phải tình trạng động thai.

Trung tâm Sản Phụ khoa, PlinkCare là địa điểm thăm khám quen thuộc và uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng. Tại đây không chỉ sở hữu cơ sở vật chất khang trang, đạt chất lượng; thiết bị, máy móc tân tiến, hiện đại bậc nhất; công nghệ và kỹ thuật thăm khám hàng đầu mà còn quy tụ đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị. Khi đến với Tâm Anh, thai phụ sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và hậu thai kỳ.

Nếu có nhu cầu đặt lịch khám và tư vấn tại Trung tâm Sản Phụ khoa, PlinkCare, Quý khách xin vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin vừa rồi trong bài sẽ cung cấp thêm những kiến thức hữu ích cho các mẹ về sự hình thành và quá trình phát triển của thai 3 tuần tuổi. Từ đó mẹ bầu có phương pháp và kế hoạch chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân và thai nhi trong suốt hành trình mang thai.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send