
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến nằm ở phần sau – dưới của khớp mu, ngay trên hành tiết niệu sinh dục và trước bóng trực tràng, sau dưới bàng quang, xung quanh đầu gần của niệu đạo. Do đó có thể thăm khám tuyến tiền liệt qua đường hậu môn bằng tay. (1)

- Chức năng sinh dục: Đây là chức năng chính, tiết ra chất dịch góp phần tạo ra tinh dịch làm môi trường vận chuyển tinh trùng.
- Chức năng vận chuyển: Cả 2 đường dẫn tinh và dẫn nước tiểu đều qua tuyến tiền liệt, nên tuyến tham gia vào quá trình xuất tinh và tiểu tiện.
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là gì?
Nguyên nhân tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến

Bệnh không xảy ra ở nam giới đã bị cắt tinh hoàn, hoặc tinh hoàn mất chức năng từ trước khi dậy thì. Ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, nếu cắt tinh hoàn sẽ gây teo biểu mô tuyến tiền liệt.
Tuyết tiền liệt và vỏ tuyến tiền liệt có cấu tạo gồm tổ chức đệm và tổ chức tuyến, có sự cân bằng giữa 2 tổ chức này. Khi tổ chức sợi và tổ chức liên kết nhiều hơn sẽ phát triển thành các u lành. Phân tích cho thấy dấu hiệu tiên phát của bệnh là phì đại tổ chức đệm, quá sản tổ chức sợi và tổ chức liên kết, giảm chức năng tuyến nên còn gọi là U xơ tuyến tiền liệt.
Trong tổ chức tuyến tiền liệt có hệ thống thần kinh tự động gây co thắt khi bị kích thích, là nơi tập trung rất nhiều thụ cảm a aldrenergic điều phối sự co thắt cơ trơn. Vì vậy, tồn tại 2 cơ chế gây tắc nghẽn đường tiểu là. Tuyến tiền liệt phì đại, chèn ép vào niệu đạo, cản trở đường tiểu gây tắc nghẽn. Và, tuyến tiền liệt phì đại, kích thích những cảm thụ quan a aldrenergic, tạo phản xạ co thắt cơ trơn co thắt cổ bàng quang và niệu đạo gây ra triệu chứng kích thích.
Triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt?
- Hội chứng bế tắc: bao gồm bí tiểu, tiểu phải rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu… Người bệnh luôn có cảm giác đi tiểu không hết.
- Hội chứng kích thích bao gồm: tiểu lắt nhắt (tiểu rắt), tiểu gấp, tiểu đêm. Bệnh nhân có thể không nhịn được đi tiểu, sinh són tiểu… Những triệu chứng này giống với triệu chứng của các nguyên nhân khác gây tắc đường tiểu như ung thư bàng quang, giảm áp lực bàng quang do cơ chế thần kinh hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các triệu chứng trên được đánh giá theo bảng điểm quốc tế IPSS (International Prostate Symptom Score) dùng để đánh giá và theo dõi rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân.
Sự cản trở đường tiểu làm cho bệnh nhân không đái được hết, nước tiểu tồn động nhiều gây nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi bàng quang. Hơn nữa, áp lực trong bàng quang tăng lên có thể dẫn đến phì đại cơ bàng quang, ứ nước ở thận và túi thừa bàng quang.
Chẩn đoán tăng sinh tiền liệt tuyến
1- Khám trực tràng:
2- Siêu âm
- Siêu âm bụng: cho kết quả tốt về hình ảnh và trọng lượng của tuyến, đồng thời đo được thể tích nước tiểu tồn lưu trong bàng quang.
- Siêu âm Tuyến tiền liệt: hình ảnh tuyến tiền liệt có thể to nhỏ khác nhau, trọng lượng từ 20gram đến hàng trăm gram. Trong trường hợp tăng sinh lành tính, tuyến thường vẫn giữ được hình cân đối, nhưng đôi khi có thể phát triển mất cân đối nổi trội ở một thùy. U to dần làm biến dạng làm cho tuyến tiền liệt có khuynh hướng trở thành hình cầu. Thùy giữa làm thành một khối lồi vào trong bàng quang ở phần trên của tuyến.
- Soi bàng quang cũng có thể đánh giá được sự tắc nghẽn đường niệu, nhưng phương pháp này không được đánh giá cao vì khó quan sát được cổ bàng quang và niệu đạo.
- Siêu âm qua ngả trực tràng sẽ cho kết quả chính xác nhất về tuyến tiền liệt. Hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng liên quan giữa tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt có thể có thể phát hiện được qua thăm trực tràng, nếu sờ thấy u phát triển thành nhân cứng ở sau bên của vùng ngoại vi tuyến tiền liệt.
- Tuy nhiên rất khó phát hiện nếu u ở phía trước bên vùng ngoại vi hoặc vùng chuyển tiếp. Do đó bác sĩ cần làm thêm xét nghiệm PSA (Prostatic Specific Antigen) < 4ng/ml huyết thanh và sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm để xác định chẩn đoán.
Đánh giá kết quả xét nghiệm PSA
-
- PSA < 2.5 ng/mL. xét nghiệm 2 năm/lần.
- PSA 2.5 – 4 ng/mL. xét nghiệm mỗi năm/lần.
- PSA 4 – 10 ng/mL. xét nghiệm thêm fPSA.
-
- Nếu fPSA < 20%. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng.
- Nếu fPSA > 20%. Theo dõi mỗi năm/lần.
- PSA > 10 ng/mL. Sinh thiết tuyến tiền liệt
3- Sinh thiết tuyến tiền liệt
- Bác sĩ sẽ được chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt khi Kết quả xét nghiệm PSA cho thấy: PSA > 10 ng/ml hoặc 4 < PSA < 10 ng/ml và fPSA/tPSA < 15%.
- Khi phát hiện các khối u hoặc các bất thường khác trong quá trình thăm khám trực tràng bằng ngón tay, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI tuyến tiền liệt xem có tổn thương PI-RADS 4 hoặc 5 hay không. Sinh thiết tuyến tiền liệt để khẳng định những nghi ngờ.
- Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ (tiêm thuốc tê Lidocain 2%) vào tuyến tiền liệt. Tiến hành sinh thiết lấy từ 10 đến 12 mẫu dưới hướng dẫn của siêu âm bằng dụng cụ chuyên biệt. Quá trình lấy mẫu diễn ra rất nhanh, không để lại cảm giác khó chịu nhiều cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân được làm thủ thuật và xuất viện trong ngày. Kết quả sinh thiết có sau một vài ngày, cho biết có hay không tế bào ung thư và độ ác tính của tế bào ung thư.
Điều trị bệnh tăng sinh tiền liệt tuyến
Đánh giá sự cần thiết phải điều trị?
- Thang điểm quốc tế IPSS (International prostate symptom score) đánh giá tình trạng tắc nghẽn gồm:
- 0 – 7 điểm: nhẹ
- 8 – 19 điểm: trung bình
- 20 – 35 điểm: nặng
- Điểm chất lượng cuộc sống QoL:
- 1 – 2 điểm: sống tốt hoặc bình thường
- 3 – 4 điểm: sống được hoặc tạm được
- 5 – 6 điểm: không chịu được
Điều trị nội khoa
- Thuốc chẹn alpha
- Alfuzosin 10mg x 1 lần/ngày(
- Tamsulosin 0,4mg x 1 lần/ngày
- Doxazosin 1mg/ngày.
- Terazosin 1mg trước khi ngủ.
- Thuốc ức chế 5 – alpha reductase.
- Dutasteride 0,5mg/ngày
- Finasteride 5mg/ngày
- Thuốc kháng muscarinic
- Oxybutynin ER 5mg x 2 – 3lần/ngày.
- Solifenacin 5 – 10mg x 1 lần/ngày.
- Thảo dược: Một số loại cây có tác dụng lên tuyến tiền liệt cũng đang được áp dụng trong điều trị ở nhiều nước, tuy nhiên cơ chế tác dụng cho đến nay vẫn chưa rõ.
Điều trị ngoại khoa
- Điều trị nội khoa thất bại.
- Bí tiểu cấp không cải thiện sau khi rút thông niệu đạo bàng quang mà bệnh nhân vẫn không tiểu được.
- Bí tiểu mạn tính, nước tiểu tồn lưu trên 100 mL.
- Nhiễm trùng tiểu hoặc tiểu máu tái phát
- Túi thừa lớn ở bàng quang, sỏi bàng quang.
- Suy thận bởi nguyên nhân do tăng sinh tuyến tiền liệt.
- Ngược dòng niệu quản – bàng quang.
- Mở bàng quang ra da đã ổn định.
- Mổ mở bóc bướu qua ngã bàng quang.
- Điều trị niệu đạo bằng nhiệt vi sóng.
- Sử dụng kim nhiệt qua niệu đạo hủy tuyến tiền liệt.
- Sử dụng Laser cắt tuyến tiền liệt.
- Bốc hơi tuyến tiền liệt bằng ánh sáng xanh.
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo (TURP)
Hiện nay, khoảng 95% trường hợp phẫu thuật cắt đốt nội soi bướu lành tuyến tiền liệt được thực hiện qua nội soi niệu đạo. Phẫu thuật thực hiện với gây tê tủy sống hoặc gây mê nhẹ. Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, ít tai biến, ít chảy máu và thời gian phục hồi nhanh chóng nên được các nước Âu – Mỹ đánh giá là tiêu chuẩn vàng hiện nay. Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi bướu tuyến tiền liệt có thể tích tuyến dưới 80cm3.
Tại hệ thống PlinkCare các bác sĩ sẽ thường thực hiện phương pháp phẫu thuật mới này. Sau phẫu thuật 70 – 90% bệnh nhân cải thiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện rất rõ rệt và lưu lượng dòng nước tiểu tối đa có thể đạt được 15 – 20mL/giây. Tỷ lệ tử vong sau mổ hiện nay dưới 1%, khoảng 20% bệnh nhân phải can thiệp ngoại khoa trở lại trong vòng 8 năm.
Biến chứng nếu có: tùy theo phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng với tỷ lệ rất thấp như chảy máu, tổn thương cơ quan lân cận, tiểu không tự chủ, nhiễm trùng niệu, hẹp niệu đạo, xơ hẹp cổ bàng quang, xuất tinh ngược dòng và rối loạn cương dương.
Tăng sinh tuyến tiền liệt là tình trạng phổ biến ở nam giới trung niên, tuy không gây tử vong nhưng có thể làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên ngành Tiết niệu để được chẩn đoán và có cho mình một phương án điều trị phù hợp.