Image

Tắc tia sữa uống thuốc gì? Có nên sử dụng kháng sinh?

tắc tia sữa uống thuốc gì

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng do ống dẫn sữa bị hẹp hoặc bịt kín khiến sữa không thể thoát ra ngoài. Biểu hiện tắc tia sữa dễ nhận biết nhất là mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, nóng ran, khi sờ vào thấy một hoặc nhiều cục cương cứng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị sốt và ớn lạnh, đồng thời không có hoặc không đủ sữa nuôi con, phải sử dụng sữa ngoài. (1)

Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, trong đó phổ biến nhất là mẹ sản xuất quá nhiều sữa nhưng bé không bú hết, mẹ cũng không hút hết lượng sữa còn lại ra ngoài dẫn đến sữa mẹ bị dư thừa gây ứ đọng, bít tắc ống dẫn sữa.

Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan khác đến từ phía mẹ phải kể đến như:

  • Không vệ sinh đầu núm vú sau khi cho bé bú, khiến phần sữa dư thừa dính trên đầu vú tiếp xúc lâu với môi trường dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.
  • Mặc áo ngực quá chật, bó sát hoặc nằm sấp khi ngủ khiến ống dẫn sữa bị chèn ép gây tắc tia sữa.

Có nên uống thuốc kháng sinh khi bị tắc tia sữa không?

Hầu hết các mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ đều ngại sử dụng thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bác sĩ Khánh Quyên cho biết, kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nếu chỉ tắc tia sữa thì không cần dùng kháng sinh, mẹ chỉ nên uống thuốc trong những trường hợp thực sự cần thiết như viêm tuyến vú hay áp xe vú… theo chỉ định của bác sĩ. (2)

“Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc hỏi ý kiến của người không có chuyên môn để tránh làm tình trạng tắc tia sữa ngày càng nghiêm trọng, tăng nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Khánh Quyên nhấn mạnh.

tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn thuốc điều trị tắc tia sữa phù hợp, tránh tác dụng phụ không mong muốn

Những trường hợp tắc tia sữa mà mẹ cần thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc gồm:

  • Đã áp dụng nhiều phương pháp thông tia sữa tại nhà như hút sữa, chườm nóng, massage bầu ngực… nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Tình trạng tắc tia sữa kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng nề hơn và xuất hiện triệu chứng sốt cao, ớn lạnh. Lúc này mẹ cần thăm khám ngay để được đánh giá, chẩn đoán tình trạng có tiến triển thành viêm tuyến vú hoặc áp xe vú hay chưa, tuyệt đối không chần chờ bởi càng kéo dài tình trạng càng khó điều trị và thời gian hồi phục cũng lâu hơn.
  • Cơn đau do tắc tia sữa vượt quá ngưỡng chịu đựng hoặc ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống.

Tắc tia sữa uống thuốc gì?

“Bị tắc tia sữa uống thuốc gì” là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bỉm sữa khi gặp tình trạng này. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau nhằm điều trị triệu chứng, giúp mẹ giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nhằm mục đích giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, không điều trị triệt để tình trạng tắc tia sữa. Bên cạnh việc uống thuốc, mẹ cần kết hợp chườm nóng, massage bầu ngực, hút sữa… (3)

Hiện nay có thêm phương pháp sử dụng sóng siêu âm đa tầng sẽ nhanh chóng đi vào hệ thống dẫn sữa và các nang sữa đánh tan các cục vón sữa tại vị trí tuyến sữa bị tắc. Phương pháp này giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp mẹ tắc tia sữa.

Có thể bạn quan tâm: Tắc tia sữa chườm nóng hay chườm lạnh?

Mẹ có thể sử dụng hai loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không Steroid sau khi đã tham khảo liều lượng phù hợp từ bác sĩ là Paracetamol và Ibuprofen.

áp dụng phương pháp hút sữa
Bên cạnh việc uống thuốc, mẹ cần áp dụng hút sữa, chườm nóng, massage… để điều trị tắc tia sữa hiệu quả hơn

1. Paracetamol

Theo các chuyên gia y tế, Paracetamol là một trong những loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang cho con bú, có tác dụng giảm đau và hạ sốt cho mẹ. Dù vậy mẹ cũng cần thận trọng bởi vẫn có một lượng nhỏ thuốc đi vào sữa mẹ, gây ra những tác dụng phụ trên bé như phát ban, nổi nốt sần trên da. Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau khi mẹ sử dụng thuốc 2 ngày và sẽ giảm dần khi mẹ ngừng uống thuốc.

Mẹ không nên sử dụng Paracetamol nếu đang dùng loại thuốc khác có chứa Paracetamol hoặc có tiền sử dị ứng với Paracetamol hoặc mẹ bị suy giảm chức năng gan thận.

2. Ibuprofen

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào ghi nhận rủi ro liên quan đến việc ảnh hưởng của một lượng nhỏ Ibuprofen trong sữa mẹ đối với trẻ. Vì thế, Ibuprofen cũng là một trong những loại thuốc an toàn đối với mẹ đang cho con bú nếu tuân thủ đúng liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, đối với chị em bị tắc tia sữa khi đang mang thai, tuyệt đối không nên sử dụng Ibuprofen bởi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ khi chào đời.

Ngoài ra, mẹ bị hen suyễn hoặc viêm loét dạ dày cũng không nên sử dụng Ibuprofen bởi có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây co thắt phế quản.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị tắc tia sữa

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, ngoài việc tìm hiểu tắc tia sữa uống gì, bác sĩ Khánh Quyên nhắn nhủ mẹ cần nắm rõ những lưu ý quan trọng sau: (4)

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ: Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tắc tia sữa, tình trạng nhiễm khuẩn hay không… Vì thế, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp với liều lượng an toàn nhất, không ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng sữa mẹ nuôi con.
  • Vệ sinh sạch sẽ đầu ti: Việc làm này sẽ giúp loại bỏ cặn sữa còn sót lại, cũng như làm sạch bụi bẩn để hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm cơ ngực và tắc tia sữa. Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và đầu ti khi tắm, sau khi cho con bú và sau khi vắt sữa.
  • Hút sữa hàng ngày: Sữa tích tụ lâu trong bầu ngực dần dần ứ đọng tạo thành những cục sữa đông cứng, cản trở sữa lưu thông và ngày càng làm nặng hơn tình trạng tắc tia sữa. Do đó, mẹ nên thực hiện hút sữa bằng máy hút chuyên dụng hàng ngày, hút sạch lượng sữa còn sót lại sau khi bé bú no.
  • Ăn uống khoa học, giữ tinh thần thoải mái: Chế độ dinh dưỡng và tâm lý cũng tác động đến hoạt động của tuyến sữa. Vì thế, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái, năng lượng tích cực để kích thích sản xuất lượng sữa dồi dào cho con.

Khi tình trạng tắc tia sữa không thuyên giảm và ngày càng nghiêm trọng, mẹ nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

box bác sĩ hồ thị khánh quyên
BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa PlinkCare TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm sẽ hướng dẫn mẹ cách điều trị tắc tia sữa hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại sẽ kiểm tra kỹ càng tình trạng tắc tia sữa ở mẹ, từ đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất, giúp điều trị tắc tia sữa hiệu quả và nhanh chóng, đảm bảo nguồn sữa mẹ nuôi con.

Phòng ngừa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh bằng cách nào?

Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Vì thế, mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách áp dụng những cách phòng ngừa dưới đây:

  • Cho bé bú thường xuyên và hút sữa hàng ngày: Cách làm này sẽ giúp sữa mẹ được sản xuất mới liên tục cho bé, sữa dư thừa được hút sạch ra ngoài, không bị ứ đọng gây bít tắc ống dẫn sữa.

Tham khảo: Những tư thế cho con bú đúng cách

  • Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực và đầu ti: Mẹ nên dùng khăn bông mềm hoặc khăn ướt để làm sạch cặn sữa còn dính lại trên đầu ti sau khi cho bé bú.
  • Uống đủ nước: Nước cũng là thành phần quan trọng trong sữa mẹ, vì thế mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để sữa mẹ luôn dồi dào.
  • Ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng là cách giúp bé đón nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, giúp bé phát triển khỏe mạnh và vượt trội hơn.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái: Trạng thái tinh thần và cảm xúc của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của tuyến sữa, nếu mẹ căng thẳng và stress kéo dài có thể khiến sữa mẹ về ít hoặc mất sữa hoàn toàn. Vì thế, mẹ nên duy trì tinh thần vui vẻ, tích cực để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé.
  • Mặc áo ngực thoải mái: Áo ngực chật, bó sát hoặc tư thế nằm sấp có thể chèn ép ống dẫn sữa, dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Để đặt lịch khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống PlinkCare, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ nắm được bị tắc sữa uống thuốc gì. Khuyến cáo mẹ chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn liều lượng từ bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn tình trạng tắc tia sữa. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống PlinkCare để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send