
Bệnh suy tủy xương sống được bao lâu? Cách chăm sóc người bệnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng suy tủy xương
Trước khi tìm hiểu suy tủy sống được bao lâu hay suy tủy xương sống được bao lâu, chúng ta cùng hiểu hiểu suy tủy xương do các nguyên nhân nào gây ra. Có thể bao gồm:
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc các rối loạn di truyền như hội chứng Shwachman-Diamond, bệnh Fanconi, thiếu máu Diamond-Blackfan… thường dễ gặp tình trạng suy tủy.
- Hóa chất độc hại: Suy tủy có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như thạch tín, chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu…
- Nhiễm virus: Các loại virus như virus viêm gan, virus Epstein-Barr (EBV), Parvovirus B19… cũng được xem là nguyên nhân gây suy thoái tủy xương.
- Thuốc: Tùy tiện lạm dụng một số loại thuốc như chloramphenicol, quinacrine, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống lao hay các thuốc điều trị ung thư như cyclophosphamide, methotrexate, vincristine… có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh lý này.
>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Bệnh suy tủy có nguy hiểm không?

Suy tủy xương sống được bao lâu?
Bệnh nhân suy tủy xương có thể sống được từ khoảng 4 – 12 tháng (không dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ghép tủy) và trên 10 năm nếu được điều trị kịp thời. Số liệu về cơ hội sống của người mắc bệnh suy tủy xương bên dưới mang tính tham khảo, có thể sai khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Nếu không được điều trị kịp thời ví dụ bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ghép tủy:
- Hơn 25% bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 4 tháng.
- Khoảng 50% bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 1 năm.
Nếu được điều trị kịp thời ví dụ bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc ghép tủy:
- Tỷ lệ sống sau 10 năm hoặc hơn với bệnh nhân dưới 20 tuổi có thể đạt 83%, từ 20 đến 30 tuổi là 73%, từ 30 đến 50 tuổi là 68% và trên 50 tuổi là 51% [1].
- Tỷ lệ sống sau 3 năm hoặc hơn ở bệnh nhân thiếu máu Fanconi có thể là 85% nếu được ghép tủy từ anh chị em ruột và 50% nếu ghép từ người thân khác.
- Đối với bệnh nhân thiếu máu Blackfan-Diamond, tỷ lệ sống sót sau 40 năm có thể đạt 100% nếu thuyên giảm sau khi sử dụng steroids và 75% nếu thuyên giảm trong quá trình duy trì steroid. Tỷ lệ sống sau 3 năm hoặc hơn nếu ghép tủy từ anh chị em ruột là 80% và 20-30% nếu ghép từ người thân khác.
- Điều trị phối hợp Antithymocyte globulin (ATG) và Cyclosporine (CsA) đã cải thiện tình trạng cho hơn 70% bệnh nhân.
Vậy suy tủy xương sống được bao lâu? Đây là một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến máu và hệ tạo máu, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Tiên lượng bệnh tùy thuộc nhiều yếu tố, rất nhiều trường hợp sống khỏe mạnh lâu dài nếu được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh có yếu tố nguy cơ như di truyền hoặc tiền sử tiếp xúc với chất độc hại nên sớm đi khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ mắc bệnh suy tủy xương là bao nhiêu?
Tỷ lệ mắc suy tủy xương giữa nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu tập trung ở hai nhóm tuổi là 15-20 và 65-70 tuổi. Tại Pháp và Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2/1 triệu dân/năm, trong khi ở Israel là 8/1 triệu dân/năm. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở người châu Á cao gấp đôi so với người châu Âu. Ở Việt Nam, bệnh suy tủy xương đứng thứ 3 trong số các bệnh lý nghiêm trọng về máu và hệ tạo máu.
Chẩn đoán tình trạng mắc bệnh suy tủy xương
Để biết suy tủy xương sống được bao lâu hay suy tủy sống được bao lâu thì cần tiến hành chẩn đoán. Đầu tiên, bác sĩ có thể hỏi người bệnh về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh (cá nhân và gia đình). Bác sĩ cũng có thể chỉ định một cuộc khám sức khỏe tổng quát.
Tiếp theo, xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) để kiểm tra mức độ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu người bệnh bị suy tủy xương, các chỉ số này thường sẽ thấp. Tùy vào biểu hiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như:
- Sinh thiết tủy xương
- Chụp MRI
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu folate hoặc đồng.
- Siêu âm để phát hiện tình trạng gan to, lách to hoặc hạch bạch huyết bị sưng.
Để loại trừ khả năng suy tủy xương mắc phải, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh:
- Ngừng một số loại thuốc đang sử dụng.
- Kiểm tra các tình trạng khác như viêm gan hoặc thai kỳ.
- Xét nghiệm để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất xét nghiệm di truyền nhằm phát hiện những thay đổi trong gen, xem xét mối liên quan đến hội chứng suy tủy xương.
Phương pháp điều trị suy tủy xương
1. Phương pháp điều trị
Suy tủy xương sống được bao lâu? Đối với câu hỏi này, câu trả lời sẽ không giống nhau trong từng trường hợp cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh và thể trạng của mỗi người mà kết quả điều trị có thể khác biệt. Nhìn chung, các phương pháp y tế có thể cải thiện bệnh hiệu quả.
Có hai phương pháp điều trị đang được áp dụng cho người bệnh là:
Điều trị triệu chứng
- Khi người bệnh bị thiếu máu, bác sĩ sẽ thực hiện truyền máu. Trong quá trình này, cần chú ý đến nguy cơ thải sắt. Đặc biệt, đối với bệnh nhân vừa ghép tủy, việc truyền tiểu cầu hoặc hồng cầu lắng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng, cần nhanh chóng chuyển đến phòng vô trùng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng nếu có sốt. Trong trường hợp cấy máu âm tính nhưng sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng nấm để hỗ trợ.
- Khi người bệnh có tình trạng xuất huyết, việc truyền tiểu cầu sẽ là phương pháp can thiệp cơ bản. Nếu người bệnh không phản ứng tốt với cách điều trị này (kháng tiểu cầu), có thể xem xét chỉ định sử dụng gamma globulin.
Điều trị đích (can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh)
- Ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) hiện đang là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh lý suy tủy xương [2].
- Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch như ALG, Corticoid, CsA, ATG,…
- Thực hiện phẫu thuật cắt lách.
- Dùng Androgen hay Cytokine.

2. Tiến triển và tiên lượng
Suy tủy xương sống được bao lâu? Như đã nói ở trên, suy tủy xương thể nặng có tỷ lệ tử vong lên đến 25% trong 4 tháng đầu và 50% trong 1 năm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Ghép tế bào gốc tạo máu đạt tỷ lệ đáp ứng khoảng 70%.
Việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch cũng cho kết quả tương tự như ghép tủy ở các trường hợp suy tủy vô căn hoặc do thuốc. Tuy nhiên sau 10 năm, bệnh nhân có thể tiến triển thành bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, rối loạn sinh tủy hoặc bạch cầu cấp dòng tủy.
3. Biến chứng có thể xảy ra
Các biến chứng thường gặp nhất của suy tủy xương di truyền bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, bệnh lý ác tính như ung thư biểu mô tế bào vảy cũng như rối loạn tăng sinh lympho. Việc theo dõi và quản lý tình trạng này cần được thực hiện thông qua việc giám sát chặt chẽ và điều trị triệu chứng bằng cách sử dụng kháng sinh, hóa trị hoặc truyền máu.
Chăm sóc người bệnh suy tủy xương
1. Hướng dẫn chăm sóc
- Chăm sóc chống nhiễm trùng: Người bệnh nên được nằm trong phòng sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ ổn định và hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Khi ra ngoài, cần đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn khi nhiệt độ thấp để hạn chế nguy cơ bội nhiễm phổi.
- Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải mềm khi vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ chảy máu ở chân răng, lợi và niêm mạc miệng.
- Chăm sóc xuất huyết: Khi số lượng tiểu cầu thấp và có xuất huyết, người bệnh cần hạn chế đi lại và nghỉ ngơi tại giường. Nên ăn thức ăn mềm, tránh các loại thực phẩm cứng có thể gây chảy máu niêm mạc miệng, tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng.
- Chăm sóc thiếu máu: Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường và hạn chế hoạt động đi lại, đặc biệt là khi có tình trạng thiếu máu nặng. Tốt nhất nên có người chăm sóc hỗ trợ khi di chuyển, tránh tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc sinh hoạt tốn quá nhiều sức lực.
Suy tủy xương sống được bao lâu hay bệnh suy tủy sống được bao lâu cũng phụ thuộc vào việc người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt lịch hẹn khám với bác sĩ điều trị, không tái khám quá muộn để tránh tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, chảy máu hoặc mệt mỏi… cần đi khám ngay lập tức.
2. Chế độ dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống của người bệnh suy tủy xương cần đảm bảo vệ sinh tối đa để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Thức ăn nên được nấu chín kỹ và không để tồn lưu quá thời gian quy định. Người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
- Chế độ ăn cần được cân bằng về dinh dưỡng, hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối, mỡ và tinh bột. Đặc biệt, do quá trình điều trị có sử dụng corticoid nên có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân và các tác dụng phụ khác.
- Hơn nữa, cần giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ và các loại rau có màu xanh đậm. Thay vào đó, người bệnh nên lựa chọn các loại thịt trắng và rau có màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về sức khỏe tại khoa Nội Tổng hợp, PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua:
Tóm lại, suy tủy sống được bao lâu (hay bệnh suy tủy xương sống được bao lâu) còn tùy vào từng trường hợp. Người bệnh điều trị sớm sẽ có cơ hội kiểm soát bệnh hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ mang lại giá trị, hỗ trợ cho người bệnh và gia đình trong việc hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp chăm sóc đúng cách.