Image

Bị sỏi niệu quản kiêng ăn gì, nên ăn gì cho mau khỏi bệnh?

Sỏi niệu quản là bệnh gì?

Sỏi niệu quản là tình trạng sỏi thận mắc kẹt trong đường ống nối thận với bàng quang. Kích thước sỏi rất đa dạng, sỏi nhỏ có thể dễ dàng đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Ngược lại, sỏi lớn hoặc có hình dạng phức tạp sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, gây triệu chứng đau đớn và hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác. (1)

1. Nguyên nhân

Sỏi niệu quản hình thành từ sự kết tụ các tinh thể trong nước tiểu, điển hình như:

  • Canxi: Sỏi tạo thành từ các tinh thể Canxi Oxalat là loại phổ biến nhất. Nguyên nhân có thể do không uống đủ nước hoặc chế độ ăn quá nhiều Oxalat.
  • Axit uric: Loại sỏi này hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit, thường gặp ở nam giới và người bị bệnh gút.
  • Struvite: Sỏi Struvite thường liên quan đến nhiễm trùng thận mãn tính, phổ biến ở nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường xuyên.
  • Cystin: Cystin là loại sỏi ít phổ biến nhất, xảy ra do axit amin Cystine rò rỉ vào nước tiểu, thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn di truyền Cystin niệu.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Người có bố mẹ hoặc anh chị em bị sỏi thận, sỏi niệu quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen uống không đủ nước: Điều này làm cho nước tiểu trở nên cô đặc hơn, không thể hòa tan muối, ngược lại hình thành tinh thể.
  • Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn nhiều muối, protein động vật và thực phẩm giàu Oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, bao gồm: rau bina, trà, socola, các loại hạt…
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc: Thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu, steroid, thuốc chống co giật…
  • Vấn đề bệnh lý: Tắc nghẽn đường tiết niệu, bệnh viêm ruột, gút, cường cận giáp, béo phì, nhiễm trùng tiểu tái phát…

2. Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi niệu quản là cảm giác đau. Người bệnh thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc bên sườn, sau đó lan sang vùng lưng ngay dưới xương sườn. Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội, đến rồi đi hoặc kéo dài. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Có lẫn máu trong nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt.

sỏi niệu quản là bệnh gì

Sỏi niệu quản có chữa được không?

Nhiều trường hợp sỏi niệu quản kích thước nhỏ tự khỏi mà không cần điều trị. Viên sỏi sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, có thể gây đau hoặc không, miễn là không bị sốt hoặc nhiễm trùng. Trường hợp sỏi kích thước lớn vẫn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp. Một số lựa chọn điều trị thường được chỉ định bao gồm:

  • Dùng thuốc.
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (SWL).
  • Nội soi niệu quản.
  • Phẫu thuật.

sỏi niệu quản có chữa được không

Sỏi niệu quản kiêng ăn gì?

Sỏi niệu quản kiêng ăn gì? Việc điều chỉnh chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh:

  • Thực phẩm nhiều muối: Lượng muối tiêu thụ từ thức ăn sẽ làm tăng lượng muối trong nước tiểu, làm tăng lượng Canxi bài tiết, dẫn đến hình thành sỏi. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, thịt nguội, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Thực phẩm chứa nhiều axit uric: Hàm lượng axit uric thường có nhiều trong thịt ướp muối, nội tạng động vật, bánh ngọt, một số loại hải sản…
  • Thịt động vật chứa nhiều protein: Người mắc bệnh sỏi niệu quản không nên ăn quá 150g thịt hoặc cá mỗi ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều Oxalat: Socola, cacao, đậu phộng, hạt óc chó, quả phỉ, hạnh nhân, măng tây, củ dền, rau bina…

sỏi niệu quản không nên ăn gì

Bị sỏi niệu quản nên ăn gì, uống gì cho nhanh hết sỏi?

Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống tốt cho người bệnh bị sỏi niệu quản, nên tham khảo để thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Nước lọc: Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi. Lượng nước nên cân nhắc tùy thuộc vào thể trạng, thời tiết, chế độ vận động nhưng tốt nhất 2 lít/ngày.
  • Trái cây chứa ít Oxalat: Cam, chanh, dứa, táo, lê, xoài, mận, mơ, kiwi, dưa hấu…
  • Rau củ chứa ít Oxalat: Bông cải xanh, súp lơ, khoai tây, cà rốt, đậu xanh, xà lách, dưa leo…
  • Thực phẩm giàu Canxi:

sỏi niệu quản ăn gì tốt

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sỏi niệu quản

Sau khi biết sỏi niệu quản kiêng ăn gì, người bệnh có thể chủ động xây dựng thực đơn hợp lý cho mình. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể tham khảo: (2)

  • Đồ uống: Khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày + 2 ly nước cam.
  • Lượng Canxi tiêu thụ mỗi ngày: 800 – 1000mg/ngày.
  • Lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày: Không quá 150g thịt hoặc cá.
  • Muối: Hạn chế tối đa thêm muối vào các bữa ăn.
  • Oxalat: Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều Oxalat (socola, cacao, đậu phộng…).
  • Axit uric: Tránh ăn thực phẩm chứa axit uric (thịt ướp muối, nội tạng…).
  • Đường: Tránh ăn đồ ngọt, đồ uống có ga…
  • Đảm bảo thực đơn hàng ngày nhiều chất xơ từ trái cây, rau củ quả.

Chế độ dinh dưỡng này đồng thời còn làm giảm nguy cơ tăng huyết áp động mạch, tiểu đường và béo phí. Điều quan trọng là thúc đẩy quá trình đào thải sỏi tự nhiên, ngăn sỏi niệu quản tái phát.

Những lưu ý khác cho người mắc sỏi niệu quản

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho người bệnh mắc sỏi niệu quản:

  • Không nên cắt giảm hàm lượng Canxi trong chế độ ăn hàng ngày khi bị sỏi niệu quản: Canxi có xu hướng liên kết với Oxalat để tránh thận hấp thụ và hình thành sỏi. Do đó, người bệnh nên tích cực bổ sung sữa chua, sữa, phô mai vào thực đơn hàng ngày. Đối với hầu hết người trưởng thành, lượng Canxi được khuyến nghị là 1000mg/ngày.
  • Kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để tránh dư thừa calo dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thảo mộc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sỏi niệu quản

Dưới đây là một số giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi niệu quản, cần tham khảo để thực hiện:

1. Luôn duy trì thói quen uống đủ nước

Uống đủ nước là cách tốt nhất để ngăn ngừa hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước, lượng nước tiểu sẽ giảm, cô đặc và không có khả năng hòa tan muối, từ đó gây ra sỏi. Nước cam, chanh cũng là lựa chọn tốt, cả hai đều chứa Citrate giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi hiệu quả.

Mỗi người bình thường nên uống khoảng 8 ly nước/ngày để đảm bảo thải đủ 2 lít nước tiểu. Đối với người có tiền sử bị sỏi Cystine hoặc vận động nhiều, giải pháp tốt nhất là bổ sung thêm chất lỏng.

2. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi

Chế độ ăn ít Canxi sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản và bệnh loãng xương. Do đó, thực đơn hàng ngày cần có sữa, sữa chua và phô mai ít béo. Điều quan trọng là không nên tự ý dùng thực phẩm chức năng bổ sung Canxi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng với liều lượng không hợp lý ngược lại sẽ dẫn đến hình thành sỏi,

Giảm lượng Natri trong chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc sỏi niệu quản do gây ức chế quá trình tái hấp thụ Canxi từ nước tiểu vào máu. Do đó, dưới đây là những thực phẩm nên cân nhắc khi thêm vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm chế biến sẵn (bánh quy, khoai tây chiên…).
  • Đồ ăn đóng hộp.
  • Gia vị.
  • Thực phẩm chứa bột ngọt, Natri nitrat.
  • Thực phẩm chứa Natri bicarbonate.

Thay vì dùng muối, sử dụng các loại thảo mộc tươi hoặc gia vị thảo dược từ thiên nhiên là lựa chọn thay thế lý tưởng nhất.

3. Ăn ít thực phẩm giàu Oxalat

Nhóm thực phẩm này bao gồm:

  • Rau chân vịt.
  • Socola.
  • Khoai lang.
  • Cà phê.
  • Củ cải.
  • Đậu phộng.

4. Ăn ít đạm động vật

Thực phẩm giàu protein động vật làm tăng tính axit trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận Axit uric và Canxi oxalat. Dưới đây là một số thức ăn nên hạn chế trong thực đơn hàng ngày:

  • Thịt bò.
  • Thịt lợn.
  • Thịt gia cầm.
  • Cá.

5. Không tự ý bổ sung Vitamin C

Việc tự ý bổ sung Vitamin C liều cao sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi niệu quản. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu thụ lượng lớn Vitamin C từ thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường, Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BSCC Mai Thị Hiền, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống PlinkCare, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc sỏi niệu quản kiêng ăn gì. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ chủ động xây dựng thực đơn hợp lý để đẩy nhanhh quá trình phục hồi, tránh tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send