Image

Siêu âm nhiều có tốt không? Có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Siêu âm là gì?

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng siêu âm với tần số cao để dựng lại hình ảnh giải phẫu của bộ phận cần được khảo sát. Trong suốt quá trình siêu âm, sóng siêu âm quét và ghi nhận toàn bộ hình ảnh, cấu trúc của bộ phận này, sau đó gửi đến máy siêu âm. Máy siêu âm sẽ tiếp nhận thông tin và tạo nên hình ảnh, video chi tiết về bộ phận được siêu âm hoặc hình thái, chuyển động của em bé trong bụng mẹ.

Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa là việc làm cần thiết. Thăm khám, siêu âm thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, sớm phát hiện được những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời. Các hình thức siêu âm thai đang được áp dụng bao gồm siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm ngã âm đạo, thành bụng, siêu âm Doppler màu, siêu âm tim thai… Vậy, siêu âm nhiều có tốt không?

siêu âm nhiều có hại không
Đi siêu âm nhiều có tốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Siêu âm nhiều có tốt không?

Hiện nay nhiều người vẫn lo lắng về vấn đề siêu âm thường xuyên có tốt không. Dựa trên cơ sở y học thì hiện tại siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chưa ghi nhận gây hại sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên siêu âm theo chỉ định từ bác sĩ và không nên lạm dụng kỹ thuật siêu âm khi chưa cần thiết. (1)

1. Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao lâu?

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần có chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, khoảng cách giữa 2 lần siêu âm của người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm soát. Người bệnh cần thông tin cho bác sĩ biết lần gần nhất mình siêu âm là khi nào, siêu âm bộ phận nào…

Về cơ bản, siêu âm là phương pháp an toàn, nếu người bệnh cần thực hiện siêu âm 2 lần liên tiếp theo chỉ định của bác sĩ thì cũng không gây nghiêm trọng gì đến sức khỏe.

2. Thai phụ siêu âm nhiều có tốt không? Chỉ nên siêu âm khi nào?

Một số mẹ bầu thắc mắc siêu âm nhiều có tốt không, siêu âm màu nhiều có tốt không? Siêu âm có ý nghĩa to lớn trong quá trình thăm khám thai. Tuy nhiên thai phụ chỉ nên thực hiện kỹ thuật này theo chỉ định từ bác sĩ. Mẹ bầu sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí không cần thiết nếu lạm dụng siêu âm trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần ghi nhớ 3 cột mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ, cụ thể bao gồm:

2.1 Thai nhi 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày

Ở mốc thời gian này, thai phụ cần siêu âm để sàng lọc những bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi, sàng lọc nguy cơ bị tiền sản giật, đánh giá tuổi thai, dự kiến ngày sinh, chẩn đoán số lượng bánh nhau, buồng ối trong trường hợp người mẹ mang đa thai. Đồng thời, siêu âm thai trong mốc thời gian này giúp bác sĩ đánh giá khoảng mở trong não theo chuẩn FMF để phát hiện sớm vấn đề dị tật ống thần kinh và quan sát sớm cấu trúc giải phẫu của thai nhi như tay, chân, tim, thành bụng, hộp sọ…

2.2 Thai nhi 18 tuần đến 22 tuần

Siêu âm thai ở mốc thời gian này còn được gọi là siêu âm hình thái thai. Vậy khi thai được 18 – 22 tuần mẹ bầu siêu âm nhiều có tốt hay không? Đây là thời điểm tối ưu để bác sĩ có thể đánh giá những bất thường về cấu trúc của thai nhi, cụ thể như sau:

  • Quan sát cấu trúc, hình thái của hộp sọ và não của em bé.
  • Quan sát gương mặt để kiểm tra em bé có bị hở hàm ếch hay không.
  • Quan sát cột sống để đảm bảo xương của em bé phát triển đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở ở cột sống.
  • Quan sát thành bụng của em bé để đảm bảo thành bụng phát triển toàn diện, che phủ được tất cả các cơ quan nội tạng bên trong.
  • Quan sát tim thai để đánh giá hệ thống động và tĩnh mạch trong cơ thể em bé.
  • Quan sát dạ dày, thận, bàng quang, tay, chân để xác định chúng phát triển đầy đủ và bình thường.
  • Đo chỉ số sinh học của thai nhi để đánh giá xem cơ thể em bé có đang phát triển tương ứng với tuổi thai hiện tại hay không.
  • Đo chiều dài tử cung của thai phụ để đánh giá nguy cơ sinh non.

2.3 Thai nhi từ 30 tuần đến 32 tuần

Sau tuần thứ 30 của thai kỳ siêu âm nhiều quá có tốt không? Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ tiếp tục đo các chỉ số sinh học để theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, cụ thể như sau:

  • Đánh giá sự tuần hoàn của thai thông qua hệ thống động mạch. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ bị thiếu hụt oxy và sự suy giảm chức năng bánh nhau của thai để đề ra biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Kiểm tra hệ thống các cơ quan của thai nhi phát triển như thế nào. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá các bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện trong giai đoạn muộn của thai kỳ điển hình như nhẵn não, tắc ruột…
  • Đánh giá những bất thường mà thai nhi có thể gặp phải do tác động từ yếu tố bên ngoài như CMV, nhiễm trùng Zika…

Thai phụ siêu âm nhiều có tốt không? Câu trả lời là thai phụ siêu âm nhiều không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, lạm dụng siêu âm trong thai kỳ là việc làm không cần thiết. Thai phụ chỉ cần đảm bảo siêu âm đủ trong 3 mốc thời gian quan trọng. Trong một số trường hợp đặc biệt, ngoài 3 mốc thời gian siêu âm cố định kể trên, bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ siêu âm bổ sung hoặc làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra những bất thường ở thai nhi.

siêu âm thường xuyên có tốt không
Thai phụ siêu âm nhiều có hại không? Siêu âm nhiều không có hại tuy nhiên thai phụ chỉ nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ

Siêu âm có tác dụng phụ hay không?

Trong thời gian ngắn siêu âm nhiều lần có tốt không? Sóng siêu âm được dùng trong kỹ thuật siêu âm thực chất là loại sóng âm thanh có tần số cao ở khoảng 20.000 Hz và được khẳng định không gây hại cho con người. Tuy nhiên, trong trường hợp siêu âm thai nhi dưới 10 tuần tuổi (thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng), bác sĩ sản khoa khuyến cáo không nên lạm dụng siêu âm Doppler. Vì kỹ thuật này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Ngoài ra, nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ kỹ thuật siêu âm có thể đến từ máy siêu âm kém chất lượng. Thiết bị siêu âm kém chất lượng có thể phát ra sóng âm thanh với tần số không phù hợp, mang đến kết quả sai lệch làm ảnh hưởng trực tiếp đến chẩn đoán và điều trị. (2)

Những lưu ý khi đi siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật có quy trình đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng. Tùy vào bộ phận được siêu âm mà bác sĩ sẽ có những lưu ý riêng dành cho người bệnh. Ví dụ, khi siêu âm ổ bụng với mục đích khảo sát chức năng của các bộ phận như gan, tụy, mật, lá lách… người bệnh cần nhịn ăn trước đó từ 6 đến 8 giờ đồng hồ để nhận được hình ảnh chính xác, phục vụ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Ngoài ra, trong các trường hợp khác như siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm bàng quang, siêu âm thai nhi… người bệnh hoặc thai phụ cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện để bàng quang được căng đầy, giúp hình ảnh được rõ nét hơn.

siêu âm màu nhiều có tốt không
Ngoài việc tìm hiểu siêu âm nhiều có tốt không, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để kết quả siêu âm được rõ ràng, chính xác

Nên chọn siêu âm ở đâu?

Người bệnh nên chọn thăm khám và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín, sở hữu trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại.

Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang Can thiệp tại PlinkCare là cơ sở y tế uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để thực hiện siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Nơi đây sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới như máy siêu âm tổng quát cao cấp Acuson Sequoia, máy siêu âm cao cấp GE Voluson E10…

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn và cần có chỉ định từ bác sĩ. Nếu cần tìm hiểu thêm về vấn đề siêu âm nhiều có tốt không, khi nào nên siêu âm, chi phí siêu âm bao nhiêu… bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send