Image

Sau khi chuyển phôi nên làm gì? 13 điều lưu ý vợ chồng nên biết

Sau khi chuyển phôi nên làm gì?

Vợ chồng làm IVF sau khi chuyển phôi nên làm gì

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị IVF: Bác sĩ hỗ trợ sinh sản giỏi, giàu kinh nghiệm; phôi chất lượng tốt được nuôi cấy trong phòng labo hiện đại; phác đồ điều trị cá thể hóa, điều kiện niêm mạc tử cung tốt, tinh thần thoải mái, lạc quan… sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phôi làm tổ diễn ra thuận lợi. Th.S BS Trần Ngọc Vân Anh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, PlinkCare Quận 8 tư vấn những lưu ý sau khi chuyển phôi dành cho vợ chồng hiếm muộn.

1. Nghỉ ngơi tại nhà sau khi chuyển phôi

Bác sĩ Vân Anh cho biết, chị em nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi trong thời gian 2-3 ngày sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên chế độ nghỉ ngơi không đồng nghĩa với việc chị em chỉ nằm một chỗ. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân, cân nhắc tham gia một số hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, đi bộ, thiền định, tập yoga… để nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi. (1)

Làm các công việc nhà nhẹ nhàng cũng là cách giải tỏa căng thẳng
Làm các công việc nhà nhẹ nhàng cũng là cách giải tỏa căng thẳng

2. Chuẩn bị chế độ ăn uống lành mạnh

Phụ nữ sau chuyển phôi nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng. Bác sĩ Vân Anh khuyến nghị chị em hãy ăn uống như thể đang mang thai, nên tiêu thụ các loại thực phẩm nguyên chất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Thực đơn tốt cho chị em trong thời kỳ điều trị IVF và mang thai gồm: Trái cây tươi, rau xanh, protein, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần tránh gồm thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, chất béo chuyển hóa, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường… (2)

3. Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình trao đổi, chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Chị em nên duy trì thói quen uống đủ nước, trung bình 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Bệnh nhân sau chuyển phôi lưu ý tránh tiêu thụ quá nhiều thức uống có chứa caffeine, rượu bia, chất kích thích… do chúng có thể tác động tiêu cực đến quá trình phôi làm tổ và phát triển.

4. Thư giãn giảm căng thẳng tại nhà

Quá trình điều trị điều trị IVF thường kéo dài, ít nhiều gây căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi nhất định cho vợ chồng hiếm muộn. Bác sĩ khuyên nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, duy trì cân nặng ổn định. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động nặng trong giai đoạn này.

5. Tâm sự vợ chồng để có suy nghĩ tích cực

Không ai hiểu rõ sự khó khăn, vất vả của hành trình tìm con bằng chính người bạn đời. Bác sĩ khuyên chị em nên chia sẻ cảm xúc với chồng để cả hai cùng thấu hiểu, tin tưởng và cùng hướng về hy vọng có con khỏe mạnh.

6. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc, cụ thể là hormone progesterone trong những tuần đầu sau chuyển phôi để hỗ trợ phôi làm tổ, tối ưu khả năng mang thai. Progesterone có vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ và thường được kê đơn cho bệnh nhân điều trị IVF.

Mặc dù việc sử dụng thuốc tăng cường hormone progesterone có thể khiến người bệnh hơi khó chịu, song chị em nên kiên nhẫn, thực hiện theo kế hoạch điều trị. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. (3)

Lưu ý sau khi chuyển phôi, chị em tuân thủ uống thuốc đúng giờ, đúng lượng
Lưu ý sau khi chuyển phôi, chị em tuân thủ uống thuốc đúng giờ, đúng lượng

7. Nhận biết các thay đổi bất thường sau chuyển phôi

Một số triệu chứng thường gặp sau chuyển phôi có thể bao gồm: châm chích, chuột rút, mệt mỏi, buồn nôn…. Tuy nhiên nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nôn nhiều, chướng bụng, sốt, xuất huyết âm đạo không kiểm soát… chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ theo dõi.

>> Xem thêm: Sau chuyển phôi bị sốt có sao không? Bao nhiêu độ là nguy hiểm?

Các lưu ý sau khi chuyển phôi không nên làm

Bên cạnh những lưu ý sau khi chuyển phôi nên làm gì, chị em cũng cần quan tâm vấn kiêng gì trong thời gian “nhạy cảm” 14 ngày sau khi phôi được chuyển. Bác sĩ Vân Anh thông tin một số điều không nên làm để hạn chế ảnh hưởng kết quả điều trị gồm:

1. Kiêng quan hệ sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi, vợ chồng cần hạn chế quan hệ nhằm giảm nguy cơ co bóp tử cung, ảnh hưởng đến quá trình phôi làm tổ. Đồng thời, chị em cũng tránh hoàn toàn việc thụt rửa âm đạo, tác động đến vùng bụng chậu cho đến khi thử thai. (4)

Thông thường, sau chuyển phôi 10-14 ngày, vợ chồng có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên nhằm đảm bảo phôi làm tổ và phát triển tốt, chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để lựa chọn thời điểm quan hệ thích hợp.

Vợ chồng không nên quan hệ ít nhất 2-3 tuần sau chuyển phôi
Vợ chồng không nên quan hệ ít nhất 2-3 tuần sau chuyển phôi

2. Tránh các việc nặng gắng sức

Mặc dù các hoạt động thể chất, tập thể dục nhẹ nhàng cho phụ nữ sau chuyển phôi luôn được khuyến khích, song chị em cần tránh các bài tập gắng sức, nâng vác vật nặng. Hoạt động gắng sức sau chuyển phôi có thể khiến cơ thể “quá tải”, tiềm ẩn nguy cơ té ngã hoặc chấn thương, ảnh hưởng đến quá trình phôi bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ.

>> Xem thêm: Ăn gì để phôi bám tốt sau chuyển phôi? 12 gợi ý cần ghi chép

3. Hạn chế căng thẳng quá mức

Sau một chu kỳ điều trị IVF, chị em có thể đối mặt với tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Bác sĩ Nguyễn Công Minh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, PlinkCare Quận 8, cho biết, hành trình tìm con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nói riêng và các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nói chung đòi hỏi sự kiên nhẫn, bình tĩnh ở cả hai vợ chồng. Vì vậy trước, trong và sau quá trình điều trị, hai vợ chồng nên duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng nhất có thể.

Một số cách giúp chị em kiểm soát căng thẳng, lo lắng có thể áp dụng tại nhà như thiền định, các bài tập hít thở sâu, dạo bộ, đọc sách, nghe nhạc…

4. Không tắm nước có nhiệt độ cao

Tiếp xúc với nhiệt độ cao sau chuyển phôi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phôi làm tổ. Chị em nên tránh để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, chẳng hạn tắm nước quá nóng, xông hơi…

5. Không sử dụng các chất kích thích

Hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích đều có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, biến chứng trong thai kỳ và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy chị em trước, trong và sau khi chuyển phôi cần tránh hút thuốc, không sử dụng chất kích thích và hạn chế uống rượu bia.

6. Không nên thử thai quá sớm

Sau chuyển phôi, nhiều chị em háo hức và mong chờ kết quả nên đã thử thai từ ngày 4, ngày 5 sau chuyển phôi.

Bác sĩ Vân Anh giải thích, trong một chu kỳ chuyển phôi, phôi được nuôi đến ngày 3 hoặc 5 thì chuyển vào buồng tử cung người mẹ. Sau khi phôi thoát màng và đào sâu vào nội mạc tử cung làm tổ, nội tiết hCG được tiết ra. Nếu các chỉ số nồng độ beta hCG dương tính đồng nghĩa phụ nữ đã mang thai. Ngược lại, beta hCG âm tính là dấu hiệu chuyển phôi thất bại.

>> Xem thêm: Bảng kết quả chỉ số beta sau chuyển phôi nói lên điều gì?

Cần khoảng 10-14 ngày để lượng nội tiết hCG tiết vào máu đủ cao để có thể phát hiện bằng xét nghiệm beta sau chuyển phôi. Nếu thử thai quá sớm, kết quả có thể sai lệch do tồn dư các loại thuốc hỗ trợ gây hiện tượng dương tính/âm tính giả. Chị em có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để biết thời điểm thử thai phù hợp.

Một số câu hỏi thường gặp sau khi chuyển phôi

1. Sau chuyển phôi bao lâu phôi làm tổ?

Thông thường sau khi chuyển vào buồng tử cung 1-2 ngày, phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc với lớp lót niêm mạc tử cung. Ngày 2-5 kế tiếp, phôi đào sâu vào lớp nội mạc tử cung và bắt đầu phát triển thành thai nhi.

2. Sau chuyển phôi bao lâu thì thử que được?

Bác sĩ khuyên chị em chỉ nên thử que vào ngày 14 sau chuyển phôi. Nếu thử thai quá sớm, chị em có thể nhận được kết quả âm tính/dương tính giả, ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc. Vì vậy hãy kiên nhẫn chờ đợi 2 tuần sau chuyển phôi để thử que, sau đó đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ beta hCG để xác định chắc chắn có mang thai không.

Thử thai sau 14 ngày chuyển phôi giúp hạn chế tình trạng dương/âm tính giả
Thử thai sau 14 ngày chuyển phôi giúp hạn chế tình trạng dương/âm tính giả

3. Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì quan hệ được?

Bác sĩ Vân Anh cho biết, sau khi chuyển phôi, hai vợ chồng nên đợi ít nhất 14 ngày mới có thể quan hệ vợ chồng trở lại. Điều này nhằm giảm rủi ro xoắn buồng trứng, co bóp tử cung, ảnh hưởng việc làm tổ của phôi.

4. Sau chuyển phôi bao lâu thì đi làm được?

Trên thực tế, thủ thuật chuyển phôi có độ an toàn cao, toàn bộ quá trình chuyển phôi diễn ra trong ngày và chị em có thể không cần lưu trú tại viện. Vì vậy, chị em chỉ cần nằm nghỉ 1-2 tiếng tại bệnh viện, dành thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường tại nhà và có thể đi làm vào ngày hôm sau.

Thăm khám ngay sau chuyển phôi nếu nhận thấy các bất thường

Khoảng thời gian kéo dài 14 ngày sau chuyển phôi là giai đoạn hồi hộp nhất đối với bất kỳ cặp vợ chồng hiếm muộn. Trong thời gian này, một số triệu chứng bất thường có thể xuất hiện như chị em cảm thấy mệt mỏi, ra một ít máu âm đạo… Bác sĩ Vân Anh cho biết các triệu chứng này có thể là dấu hiệu chuyển phôi thành công nên chị em không nên quá lo lắng. Hãy ghi chép lại chi tiết các dấu hiệu cơ thể thay đổi để tiện trao đổi với bác sĩ điều trị.

Trường hợp xuất huyết âm đạo nhiều, cảm giác đau tức bụng tăng, đi tiểu thường xuyên và bị táo bón… chị em cần báo ngay với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu bất thường sau chuyển phôi.

Một số loại thuốc hỗ trợ sinh sản có thể gây nên tác dụng phụ quá kích buồng trứng (OHSS). Hội chứng này xảy ra khi cơ thể của bệnh nhân phản ứng quá mạnh mẽ với các hormone được tiêm/uống trong quá trình điều trị IVF.

Triệu chứng quá kích buồng trứng (OHSS) phổ biến cần chú ý:

  • Cơ thể khó chịu.
  • Đau bụng, chướng bụng dưới.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.

Các triệu chứng mức độ nhẹ có thể biến chứng trở nặng rất nhanh. Vì vậy nếu chị em xuất hiện dấu hiệu đau bụng dữ dội, khó thở, sốt trên 38 độ C sau chuyển phôi cần nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.

Thời gian sau chuyển phôi quả thực rất dài đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Lời khuyên chân thành nhất cho hai vợ chồng chính là hãy thoải mái và chăm sóc bản thân thật tốt để cơ thể sớm phục hồi. Đây cũng là cách góp phần tối ưu khả năng mang thai ở phụ nữ sau chuyển phôi.

Để tìm hiểu quy trình điều trị IVF tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Hệ thống PlinkCare, các cặp vợ chồng có thể liên hệ theo thông tin:

Bác sĩ Vân Anh vừa giải đáp một số thông tin “Sau chuyển phôi nên làm gì, không nên làm gì?”. Quá trình dài điều trị IVF là sự cố gắng không mệt mỏi của các cặp vợ chồng hiếm muộn, và cũng là quá trình nỗ lực hết mình của đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên phôi học trên hành trình ươm mầm hạnh phúc, giúp bệnh nhân vô sinh chạm vào hạnh phúc đón con yêu về nhà.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send