
Rung thất: Nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và cách điều trị
Rung thất là gì?
Rung thất là tình trạng rối loạn nhịp tim cấp cứu, khiến tim không thể bơm máu được. Quá trình rung thất xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị rối loạn, khiến cho các buồng của tim phối hợp không đều, gây ngưng tim đột ngột.

Nguyên nhân gây ra rung tâm thất
Một số trường hợp bệnh nhân bị rung thất có thể khó xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, phần lớn là do nhanh thất gây ra. Tình trạng rung thất có thể xảy ra ở bệnh nhân có nhồi máu cơ tim hoặc sau nhồi máu cơ tim. Tình trạng rung thất không đủ lưu lượng máu cơ thể. (1)
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ bị rung thất có thể kể đến là:
- Có bệnh về cơ tim trước đó.
- Bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó.
- Rối loạn cân bằng điện giải trong máu.
- Huyết áp rất thấp.
- Bị nhiễm trùng huyết nặng.
- Bệnh động mạch chủ.
- Một số bệnh di truyền như bệnh tim bẩm sinh.
- Tai nạn do điện giật hoặc chấn thương tim.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Biểu hiện rung thất
Tình trạng rung thất khiến tim đập nhanh bất thường và không bảo đảm đủ cung lượng máu cấp toàn bộ cơ thể. Một số dấu hiệu khác cảnh báo rung thất thường gặp là:
- Cơn chóng mặt, choáng váng thoáng qua;
- Đau ngực;
- Ngất đột ngột;
- Khó thở;
- Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực;
- Buồn nôn;
- Hụt hơi;
- Nặng có thể đưa đến ngưng tim. (2)
Bệnh nhân cần chú ý vì những triệu chứng của bệnh rung thất thường diễn ra nhanh. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái mất ý thức hoặc ngất. Nguy cơ rung thất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó, việc đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh chóng, kịp thời ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên là rất quan trọng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu xuất hiện tình trạng tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Nếu thấy ai đó ngất đột ngột, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sơ cứu sau:
- Gọi ngay sự hỗ trợ y tế hoặc đưa người ngất đột ngột đến bệnh viện gần nhất.
- Nếu người ngã quỵ có dấu hiệu ngưng tim, không có mạch, có thể hồi sức tim phổi (CPR), hô hấp nhân tạo cho đến khi người đó thở trở lại để máu lưu thông khắp cơ thể.
- Sử dụng máy khử rung tim ngoài tự động (AED) nếu có. (3)

Vì sao rung thất nguy hiểm?
Khi trình trạng ngưng tim đột ngột do rung thất xảy ra nhanh, đột ngôt, đôi khi không có hoặc có tiền triệu.
Rung thất có thể gây ra các biến chứng:
- Thiếu oxy dẫn đến tổn thương não;
- Tổn thương cơ tim;
- Chấn thương khi hồi sức tim phổi CPR như nguy cơ gãy xương sườn, chấn thương các cơ quan trong lồng ngực;
- Bỏng da do khử rung tim;
- Nếu không được hỗ trợ y tế hoặc hồi cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp chẩn đoán rung tâm thất
Rung thất khởi phát nhanh, nên thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp. Khi đó, cần nhanh chóng xác định tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa việc thăm khám và kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán rung thất.
- Kiểm tra mạch: Bệnh bị rung thất, sẽ không có mạch đập, bị mất mạch hoàn toàn.
- Theo dõi điện tâm đồ: Điện tâm đồ giúp ghi lại hoạt động điện học của tim,cho thấy hình ảnh rung thất và tiến hành sốc điện cấp cứu.
- Sau cấp cứu người bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện tìm nguyên nhân gây rung thất như: Điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, đặt ống thông tim, siêu âm tim, chụp MRI và CT,…
Cách điều trị rung thất như thế nào?
Rung thất thường diễn ra rất nhanh. Chính vì vậy, việc can thiệp điều trị cũng cần được thực hiện kịp thời và nhanh chóng. Người bệnh sẽ được cấp cứu các bước:
- Bước 1: Hồi sức tim phổi để giữ cho máu được lưu thông.
- Bước 2: Khử rung tim để điều chỉnh lại nhịp tim.
- Bước 3: Sử dụng thuốc để giúp ổn định nhịp tim.
Các loại máy khử rung tim thường được sử dụng cho bệnh nhân bị rung thất là:
- Máy khử rung tim ngoài tự động (AED): Thiết bị này nhỏ gọn, dễ sử dụng. Nó giúp điều chỉnh nhịp tim người bệnh bằng cách gây sốc điện.
- Máy khử rung tim cấy ghép (ICD): Bác sĩ sẽ cấy thiết bị nhỏ này vào cơ thể của người bệnh. Khi tim bị mất nhịp, máy sẽ tạo ra những cú sốc điện năng lượng cao hoặc thấp để chuyển nhịp và giảm nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim.
- Máy khử rung tim đeo được (WCD): Hoạt động tương tự như máy khử rung tim cấy ghép, nhưng nó được đeo ở bên ngoài chứ không cấy ghép vào trong cơ thể như ICD. Thiết bị này gồm có một áo mặc và một máy khử rung theo dõi năng lượng pin. Máy này được lập trình sẵn, cung cấp liệu pháp tự động giúp phát hiện rối loạn nhịp tim. (4)

Phòng ngừa cơn rung thất
Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng rung thất được. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp giúp hạn chế rung thất mà bạn có thể áp dụng như:
- Sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ;
- Đặt máy kiểm soát nhịp tim.
Để đặt lịch khám sức khỏe và tầm soát các bệnh lý liên quan tim mạch tại PlinkCare, Quý khách hàng có thể liên hệ qua thông tin:
Bệnh lý rung thất là tình trạng nguy hiểm, có thể để lại biến chứng lâu dài hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi có triệu chứng bệnh hoặc ngã quỵ, ngất xỉu đột ngột kèm triệu chứng ngưng tim, không thấy mạch, cần sớm đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu, can thiệp kịp thời.