Image

4 phẫu thuật trị béo phì phổ biến: Hiệu quả ra sao? Cần lưu ý gì?

Phẫu thuật trị béo phì

Phẫu thuật trị béo phì là gì?

Phẫu thuật trị béo phì là can thiệp y khoa để thực hiện các thay đổi ở hệ tiêu hóa người bệnh, nhằm mục đích giảm cân. Loại phẫu thuật này không phải là phẫu thuật thẩm mỹ. Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện những thay đổi trong lối sống, chế độ dinh dưỡng… để duy trì hiệu quả giảm cân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người béo phì sau phẫu thuật nếu tuân thủ các chỉ định của bác sĩ có thể duy trì cân nặng phù hợp trong thời gian dài. Một thống kê cho thấy, hơn 85% người bệnh đã duy trì giảm một nửa cân nặng ban đầu. (1)

Bị béo phì khi nào cần phẫu thuật?

Người béo phì có thể lựa chọn phẫu thuật trong các trường hợp:

  • Các phương pháp giảm cân khác như: ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc… không hiệu quả.
  • Có các vấn đề sức khỏe đi kèm như: cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, bệnh khớp…
  • Người béo phì độ III (BMI > 40) hoặc 35-39,9; có kèm theo ít nhất một bệnh khác như cao huyết áp, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, cholesterol cao, xương khớp…
  • Người có BMI là 37 hoặc 32 (bác sĩ một số nước châu Á chọn) có kèm bệnh lý chuyển hóa để chỉ định phẫu thuật.

Chỉ số khối cơ thể BMI được dùng làm căn cứ xác định tình trạng béo phì. Công thức tính BMI như sau: BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)

Theo số liệu tham khảo từ Tổ chức Y tế Thế giới áp dụng cho người Châu Á, BMI từ 18,5 – 22,9 là người có cân nặng bình thường, BMI từ 25 đến >30 là béo phì.

BMI (kg/m2) Phân loại
< 18,5 Thiếu cân
18,5 – 22,9 Bình thường
23 – 24,9 Thừa cân
25 – 29,9 Béo phì độ I
≥ 30 Béo phì độ II

Xem thêm: Công cụ tính BMI – Kiểm tra chỉ số cân nặng cơ thể nam và nữ

Các phương pháp phẫu thuật béo phì phổ biến

Tùy thuộc vào cân nặng hiện tại, các bệnh mắc kèm và mục tiêu giảm cân của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật trị béo phì phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật béo phì phổ biến bao gồm:

1. Cắt dạ dày hình ống Vertical Sleeve Gastrectomy (VSG)

Cắt dạ dày hình ống VSG là phẫu thuật nhằm làm giảm kích thước dạ dày. Bác sĩ sẽ cắt dạ dày theo hình dáng đã được xác định trước, sau đó cắt bỏ phần phình vị ghrelin (sản sinh ra hormone thèm ăn). So với dạ dày cũ, dạ dày mới có thể tích nhỏ hơn 70% – 80%. Dạ dày mới chứa ít thức ăn và lượng hormone thèm ăn tiết ra ít hơn, giúp người bệnh cảm thấy nhanh no, ít đói hơn sau phẫu thuật. Phẫu thuật này không tác động đến ruột, do đó người bệnh không bị thiếu hụt dưỡng chất.

Cắt dạ dày hình ống VSG giúp người bệnh giảm cân hiệu quả. Sau 1 năm phẫu thuật, người bệnh có thể giảm được tới 75% lượng cân thừa nếu tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt dạ dày hình ống VSG
Phẫu thuật cắt dạ dày hình ống VSG giúp người bệnh cảm thấy nhanh no, ít đói hơn do dạ dày đã giảm kích thước.

2. Nối tắt dạ dày (Gastric Bypass)

Theo Hiệp hội Nội tiết (The Endocrine Society), nối thắt dạ dày là kỹ thuật vừa làm giảm thể tích chứa vừa làm giảm hấp thu, nối tắt dạ dày kiểu Roux-en-y. Bác sĩ sẽ tạo một khoang dạ dày nhỏ bên trên, sau đó nối phần dạ dày vừa tạo với hồi tràng (đoạn cuối của ruột non). Sau phẫu thuật, thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ không đi qua phần dưới dạ dày và phần đầu ruột non, nhờ đó giảm lượng calo mà cơ thể hấp thụ. Điều này giúp giảm đi phần lớn lượng calo mà cơ thể hấp thụ, qua đó giúp người bệnh giảm cân hiệu quả. (2)

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp béo phì độ 3 trở lên, đặc biệt có kèm bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

Phẫu thuật nối tắt dạ dày là một trong các phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật nối tắt dạ dày là một trong các phương pháp phẫu thuật trị béo phì hiệu quả.

3. Phẫu thuật thắt đai dạ dày (Gastric Banding)

Với phẫu thuật thắt đai dạ dày, bác sĩ sẽ đặt một vòng silicon (đai dạ dày) quanh phần trên dạ dày, tạo thành một túi nhỏ. Đai dạ dày không siết chặt mà tạo thành thắt eo giữa phần trên và phần dưới dạ dày. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy nhanh no và no lâu, nhờ thức ăn di chuyển qua dạ dày chậm.

Ưu điểm của phẫu thuật này là thực hiện đơn giản, thời gian phục hồi nhanh, có thể khôi phục cấu trúc dạ dày như cũ. Bác sĩ có thể thắt chặt hoặc nới lỏng đai khi cần. Tuy nhiên nhược điểm của phẫu thuật thắt đai dạ dày là hiệu quả giảm cân thấp hơn những loại phẫu thuật khác. Người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng như tắc ruột, hoạt tử thành dạ dày…, đồng thời các chỉ định ăn uống, sinh hoạt sau mổ cũng nghiêm ngặt hơn.

Phẫu thuật thắt đai dạ dày có nhiều ưu điểm
Phẫu thuật thắt đai dạ dày có các ưu điểm: đơn giản, thời gian phục hồi nhanh, có thể khôi phục cấu trúc dạ dày như cũ.

4. Chuyển dòng mật tụy (Biliopancreatic Diversion with Duodenal Switch – BPD)

Phẫu thuật chuyển dòng mật tụy còn được gọi là phẫu thuật hỗn hợp bao gồm 2 thủ thuật riêng biệt. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cắt bỏ khoảng 80% dạ dày để tạo thành hình ống (tương tự phẫu thuật cắt dạ dày tạo hình ống). Tiếp đó, bác sĩ sẽ chuyển lại lưu thông ruột và cắt bỏ túi mật. Phương pháp này không chỉ làm giảm thể tích dạ dày mà còn giảm khả năng hấp thụ calo và chất dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ quá trình giảm cân.

Phẫu thuật chuyển dòng mật tụy mang đến hiệu quả giảm cân nhanh và mạnh hơn, nhưng phương pháp này ít được lựa chọn do có nhiều rủi ro.

Ưu điểm và hạn chế của phẫu thuật điều trị béo phì

Phẫu thuật trị béo phì được xem là một trong những phương pháp giảm cân nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là với những người béo phì mức độ nặng. Sau phẫu thuật, người béo phì có các vấn đề sức khỏe kèm theo cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, trào ngược dạ dày – thực quản, đau nửa đầu, trầm cảm, u não, khó thở khi ngủ, rối loạn lipid máu, suyễn, cao huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, thoái hóa khớp, gout…

Bất kỳ phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định. Phẫu thuật trị béo phì có thể xảy ra một số rủi ro trong quá trình gây mê và phẫu thuật. Người bệnh cần lựa chọn các đơn vị y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, kỹ thuật hiện đại để thực hiện điều trị. Sau phẫu thuật, người bệnh cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và duy trì lối sống khoa học để duy trì và giảm trọng lượng cơ thể về mức phù hợp.

Lưu ý đối với các phương pháp phẫu thuật trị béo phì

Phẫu thuật trị béo phì không được thực hiện trên những người đang gặp các vấn đề sức khỏe như: suy tim nặng, bệnh động mạch vành không ổn định, bệnh phổi giai đoạn cuối; ung thư nặng, không thể thuyên giảm; tăng áp lực tĩnh mạch cửa; nghiện ma túy/rượu và suy giảm khả năng trí tuệ’ có khối u trong dạ dày, có virus HP (cần điều trị hết HP mới có thể thực hiện phẫu thuật); mắc các bệnh lý về rối loạn tâm thần; có một số các rối loạn đe dọa đến mạng sống khác. (3)

Ngoài ra, vì tất cả phẫu thuật điều trị béo phì đều yêu cầu người bệnh phải gây mê toàn thân, do đó bất kỳ chống chỉ định nào của gây mê toàn thân cũng là chống chỉ định đối với phẫu thuật giảm béo.

Quy trình phẫu thuật điều trị béo phì

Quy trình phẫu thuật điều trị béo phì có thể khác nhau tùy trường hợp, cơ bản gồm:

1. Trước phẫu thuật

  • Người bệnh được giải thích cặn kẽ về phương pháp phẫu thuật trị béo phì, các ưu/nhược điểm, biến chứng có thể gặp phải trong/sau phẫu thuật…
  • Người bệnh được khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và kiểm tra cần thiết.
  • Bác sĩ xem xét bệnh sử, các bệnh mắc kèm và các loại thuốc điều trị mà người bệnh đang sử dụng.

2. Quá trình phẫu thuật giảm cân

Hầu hết các phẫu thuật giảm cân đều được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Tùy từng phương pháp phẫu thuật mà thời gian thực hiện và quy trình sẽ khác nhau. Riêng cắt dạ dày có thể được thực hiện bằng mổ nội soi hoặc mổ mở. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật mổ phù hợp.

3. Giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật

Kết thúc phẫu thuật, người bệnh được chuyển đến phòng hồi tỉnh. Người bệnh được theo dõi liên tục về tình trạng hô hấp, tim mạch… để kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bất thường. Tùy vào từng loại phẫu thuật và tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian cần lưu viện và thời gian cần nghỉ dưỡng tại nhà.

Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật chữa béo phì

Biến chứng của phẫu thuật chữa béo phì không quá phổ biến, tỷ lệ nhỏ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, 1 – 14 ngày sau phẫu thuật. Tùy vào loại phẫu thuật được thực hiện, mổ nội soi hay mổ mở, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh mà nguy cơ biến chứng sẽ khác nhau, có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng vết mổ hoặc ổ bụng.
  • Chảy máu.
  • Tắc ruột.
  • Xuất hiện cục máu đông.
  • Rò đường cắt dạ dày, ruột non.
  • Vết loét.
  • Thoát vị.
  • Dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc mê.
  • Các vấn đề về phổi hoặc hô hấp.

Sau bất cứ phẫu thuật điều trị béo phì nào, người bệnh cần theo dõi sức khỏe, chú ý đến các biểu hiện của cơ thể và nhanh chóng đi khám khi có những vấn đề bất thường xảy ra. Khi đó, các rủi ro nếu xảy ra sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng các chỉ định, dặn dò của bác sĩ phẫu thuật sau khi xuất viện.

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật trị béo phì

Sau khi phẫu thuật trị béo phì, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống và tập luyện theo chỉ định. Điều này giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ tăng cân trở lại và về được mức cân nặng đề ra. Các lưu ý về chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật bao gồm:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể theo dặn dò của bác sĩ.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, nước ngọt, rượu/bia…

Ngoài ra, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng để giúp cơ thể dẻo dai, duy trì vóc dáng, hỗ trợ giảm cân sau mổ.

người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để duy trì cân nặng mong muốn.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những thắc mắc về phẫu thuật trị béo phì được nhiều người quan tâm và thông tin giải đáp:

1. Điều trị béo phì bằng phẫu thuật có an toàn không?

Có! Tuy nhiên cần lựa chọn phẫu thuật tại các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín, có các bác sĩ tay nghề cao và được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại.

2. Bệnh nhân sẽ giảm được bao nhiêu sau phẫu thuật trị béo phì?

Người bệnh có thể giảm được bao nhiêu cân phụ thuộc vào số cân nặng hiện tại, loại phẫu thuật và đặc biệt là mức độ tuân thủ theo các hướng dẫn sau mổ của bác sĩ. Người bệnh có thể giảm từ 50% đến 70% trọng lượng cơ thể thừa trong vòng 2 năm sau phẫu thuật. (4)

3. Phẫu thuật trị béo phì chi phí thế nào?

Chi phí phẫu thuật trị béo phì phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật, dụng cụ và thiết bị phẫu thuật được sử dụng, quá trình gây mê và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác kèm theo. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên tư vấn  kỹ với bác sĩ về chi phí, cũng như các hạng mục có thể phát sinh.

4. Phẫu thuật điều trị béo phì ở đâu uy tín?

Khi lựa chọn địa chỉ khám, phẫu thuật điều trị béo phì, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo quá trình phẫu thuật an toàn, hiệu quả.

Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì và Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, PlinkCare TP.HCM là những đơn vị điều trị béo phì uy tín, được nhiều người bệnh tin tưởng. Đặc biệt, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì là đơn vị điều trị về béo phì đầu tiên tại Việt Nam đặt trong bệnh viện đa khoa. Trung tâm có các phác đồ kiểm soát cân nặng, điều trị thừa cân, béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trung tâm cũng hội tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nội tiết, chữa trị béo phì. Các loại thuốc sử dụng cũng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) công nhận toàn cầu. Người bệnh được điều trị bằng những kỹ thuật mới nhất, máy công nghệ cao hiện đại… Bên cạnh đó, sự tham gia hỗ trợ của chuyên khoa dinh dưỡng, y học vận động… nhằm chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho người bệnh.

Góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân, giảm mỡ, giảm mỡ nội tạng, kiểm soát rối loạn mỡ máu, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, đẩy lùi các nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, tiểu đường, nội tiết…

Để đặt lịch khám, tư vấn hoặc điều trị các vấn đề cân nặng tại Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, hệ thống PlinkCare, khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

Phẫu thuật trị béo phì là cách nhanh nhất để người bệnh loại bỏ số cân nặng dư thừa, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro, biến chứng. Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố như: BMI, thói quen ăn uống, các vấn đề sức khỏe kèm theo của người bệnh… để chỉ định phương pháp phẫu thuật. Sau phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý để đạt được cân nặng mong muốn.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send