
Phẫu thuật thay khớp: Phân loại, chuẩn bị và các lưu ý sau mổ
Phẫu thuật thay khớp là gì?
Phẫu thuật thay khớp là biện pháp can thiệp xâm lấn nhằm mục tiêu thay thế khớp cũ đã bị hư hại bằng khớp nhân tạo có chất liệu bằng vật liệu sinh học, kim loại… có khả năng phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.
Phương pháp thay thế khớp thường được áp dụng để điều trị các trường hợp khớp bị tổn thương do nguyên nhân thoái hóa, chấn thương, bệnh lý ung bướu… Các vị trí phổ biến dễ bị tác động và thường phải thực hiện kỹ thuật này là khớp gối, khớp vai, khớp háng.
Để có thể thực hiện thành công một ca phẫu thuật thay khớp không chỉ đòi hỏi sức khỏe người bệnh đạt yêu cầu, tay nghề của bác sĩ mà còn phải có các cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.
Do đó, kỹ thuật này đã phát triển tại các nước trên thế giới từ rất nhiều năm, nhưng chỉ phổ biến ở nước ta trong khoảng 30 năm trở lại đây. Đặc biệt, tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống PlinkCare, đã thực hiện thành công việc thay khớp gối theo hướng cá thể hóa, với khớp gối được thiết kế riêng, phù hợp với đặc điểm cơ thể, giúp người bệnh phục hồi nhanh, về nhà sớm.
Tại sao phải phẫu thuật thay khớp?
Cơ thể con người sẽ thoái hóa theo thời gian. Hệ cơ xương khớp cũng không ngoại lệ. Tình trạng này khiến cho người bệnh chịu nhiều đau đớn, khó khăn khi di chuyển, biến dạng chi và thậm chí là có thể bị tàn phế. Các khớp được thay thế sẽ giúp giải phóng người bệnh khỏi cảm giác đau nhức, khôi phục khả năng di chuyển và tránh được những biến chứng khác có liên quan đến thoái hóa khớp.
Phương pháp thay khớp bằng phẫu thuật không chỉ áp dụng cho người bệnh bị thoái hóa, mà còn phù hợp với người mắc các bệnh lý hiểm nghèo ở cơ xương khớp như ung thư xương… Nhờ đó, giúp bảo tồn khả năng vận động, giúp người bệnh có cơ hội trải nghiệm một cuộc sống chất lượng hơn.
Ở góc độ gián tiếp, phương pháp này còn giúp người bệnh, nhất là người cao tuổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường…; tránh được những tình trạng nguy hiểm phát sinh trong quá trình bất động để điều trị lâu ngày như: thuyên tắc mạch phổi, loét do tì đè…
Thay khớp an toàn và hiệu quả hơn các phương pháp điều trị trước đây. Khớp nhân tạo thường hoạt động hiệu quả trong khoảng 15-20 năm, nên người bệnh sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn, tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Các loại phẫu thuật thay khớp thường thấy
Theo các chuyên gia Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống PlinkCare, cùng với những tiến bộ của y học hiện đại, phẫu thuật thay khớp hiện nay đã rất an toàn, hiệu quả và có thể áp dụng được cho hầu hết các khớp. Cụ thể như sau:
1. Khớp háng
Ở nước ta, những ca thay khớp háng đầu tiên được thực hiện vào những năm 1990. Phương pháp này được chỉ định cho người bệnh có những tổn thương nặng nề ở khớp háng, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc do các bệnh lý như thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, người già bị gãy cổ xương đùi, u xương, ung thư di căn…
Khớp háng nhân tạo thường có chất liệu Titanium, nhựa tổng hợp cao cấp có độ bền cao, chịu được lực khá tốt. Hiện tại, khớp háng nhân tạo gồm có: khớp háng nhân tạo bán phần và khớp háng nhân tạo toàn phần.
2. Khớp gối
Đây là một trong những khớp thường bị hư hại nhiều nhất, nên tỷ lệ phẫu thuật thay khớp gối cũng rất lớn. Khớp gối thường bị hư hại, biến dạng do các nguyên nhân như thoái hóa đầu gối, chấn thương do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông… gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.
Để thay khớp đầu gối, bác sĩ sẽ dựa trên những kết quả có được từ quá trình thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để lên kế hoạch trước mổ. Trong mổ, bác sĩ thực hiện cắt bỏ những phần xương đã bị hư và tái tạo lại bằng vật liệu nhân tạo để hạn chế các cơn đau và giúp người bệnh vận động thuận lợi hơn. Tùy theo tính chất phức tạp, mỗi ca phẫu thuật thường mất khoảng 45-60 phút.
3. Khớp vai, khớp khuỷu
So với phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối, khớp vai và khớp khuỷu ít phổ biến hơn. Nguyên nhân chủ yếu cũng đến từ yếu tố thoái hóa và chấn thương. Trong đó, thoái hóa khớp vai được chia thành hai loại là nguyên phát và thứ phát.
Xem thêm: Phẫu thuật thay khớp khuỷu toàn phần, “hồi sinh” cánh tay “tàn phế” cho bệnh nhân
4. Khớp bàn – ngón tay, liên đốt ngón tay
Đây là nhóm khớp nhỏ và nhỡ nên thường ít được quan tâm như các khớp lớn khác của cơ thể. Tuy nhiên, những vấn đề về thoái hóa hay chấn thương cũng khiến cho các khớp này bị mất chức năng, biến dạng, đau đớn… ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc.
Phẫu thuật thay khớp cho nhóm khớp bàn tay, ngón tay, liên đốt ngón tay sẽ được thực hiện và tận dụng ưu điểm của chất liệu khớp nhân tạo bằng kim loại, polyme để khôi phục chức năng cho người bệnh.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật thay khớp
Để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho cuộc phẫu thuật, các chuyên gia cơ xương khớp sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như sau:
1. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang nhằm khảo sát về tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp… để đánh giá mức độ tổn thương của khớp dự định thay
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp khảo sát hình ảnh chi tiết và cấu trúc bên trong khớp nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra hình ảnh khớp theo lát cắt ngang, giúp khảo sát mô mềm, mạch máu…
2. Đánh giá sức khỏe tổng thể
- Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của người bệnh, các nguy cơ khi gây mê… bằng cách hỏi bệnh sử, khám sức khỏe, xét nghiệm máu, các loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng.
- Lúc này, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng sau phẫu thuật thay khớp để được tư vấn cụ thể.
3. Lập kế hoạch, chuẩn bị tâm lý
- Đây được xem là một ca phẫu thuật lớn, nên người bệnh cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của bản thân và sinh hoạt của gia đình.
- Người bệnh nên lên kế hoạch cho quá trình nghỉ ngơi tại bệnh viện, sắp xếp người chăm sóc và đón xuất viện… Khi về nhà cần chuẩn bị người hỗ trợ tái vận động hay đưa đón tái khám. Bác sĩ và các chuyên gia tâm lý cũng sẽ có buổi trao đổi trực tiếp để người bệnh cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi bước vào ca phẫu thuật.
4. Chuẩn bị các vật dụng hỗ trợ
- Sau phẫu thuật thay khớp, người bệnh có thể gặp khó khăn khi di chuyển, nên cần có dụng cụ hỗ trợ như: khung tập đi, nạng, giày chuyên dụng…
- Với một số trường hợp đặc thù như người cao tuổi, người bị hạn chế vận động nhiều cần phải dùng dụng cụ hỗ trợ khi đi lại, nên chủ động trang bị tay nắm nhà vệ sinh, chọn nghỉ ngơi ở tầng thấp hơn nếu ở nhà cao tầng…
Một số lưu ý trong và sau khi phẫu thuật thay khớp
- Để cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những điều nên – không nên làm và tuân thủ một cách nghiêm túc. Vào ngày diễn ra phẫu thuật, nên đến bệnh viện đúng hẹn, mang theo đầy đủ hồ sơ.
- Trong thời gian nằm viện, người bệnh nên nghỉ ngơi thật tốt để cơ thể nhanh khỏe lại, khôi phục chức năng vận động cho khớp.
- Để các khớp có thể hoạt động lại một cách thuận lợi, người bệnh nên đồng thời thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được chỉ định tại bệnh viện và tại nhà.
- Suốt quá trình nằm viện và nghỉ ngơi tại nhà, người bệnh nên chú trọng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cơ xương khớp.
- Để phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông làm thuyên tắc tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh mang vớ y khoa trước, trong và sau phẫu thuật để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn ngừa chứng thuyên tắc nhất là ở phổi.
- Với những tiến bộ của y học hiện đại, kích thước các vết mổ thay khớp đã không còn quá lớn, nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn tồn tại, nên người bệnh chú ý giữ gìn vệ sinh, thay băng đúng hạn và tránh khu vực đông người, khói bụi…
Kết quả và các biến chứng cần lưu ý
Kết quả
- Sau phẫu thuật, khớp nhân tạo mới được thay có thể khiến người bệnh chưa quen, có cảm giác đau nhức, tê cứng. Do đó, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau dạng uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp kiểm soát cơn đau.
- Hầu hết người bệnh sẽ cải thiện các vấn đề của mình và có thể bắt đầu vật lý trị liệu vào ngày phẫu thuật hoặc một ngày sau đó để thúc đẩy lưu lượng máu đến các mô xung quanh, giúp vùng khớp mới khỏe hơn.
- Bác sĩ phẫu thuật sẽ trao đổi với người bệnh về thời điểm xuất viện, dựa trên kết quả của cuộc phẫu thuật, tình trạng hồi phục và hẹn ngày tái khám.
- Trước khi người bệnh xuất viện, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh một số bài tập, cách thức và cường độ tập luyện…
Biến chứng
Mọi biện pháp can thiệp y tế đều tiềm ẩn rủi ro. Do đó, bác sĩ điều trị sẽ giải thích những rủi ro này và đề xuất các biện pháp giúp giảm thiểu biến chứng. Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật thay khớp bao gồm:
- Chảy máu
- Đau nhức sau phẫu thuật
- Khớp nhân tạo bị mòn theo thời gian
- Hình thành cục máu đông tĩnh mạch
- Khó thở, mất tiếng do tác dụng phụ của thuốc gây mê
- Cứng khớp
- Tổn thương dây thần kinh
Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ, nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ớn lạnh
- Rỉ dịch từ vết mổ
- Sốt trên 37,8 ° C
- Khớp đau, đỏ, sưng nhiều ngày
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống PlinkCare, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
PlinkCare còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, PlinkCare, Quý khách vui lòng liên hệ:
Phẫu thuật thay khớp là một trong những tiến bộ trong điều trị các vấn đề về cơ xương khớp, giúp người bệnh tránh được nguy cơ tàn phế, khôi phục khả năng vận động. Tuy nhiên, để thay khớp nhân tạo thành công, người bệnh cần phải chọn được các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình uy tín, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tối ưu, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa tái phát.