
Nội soi siêu âm trực tràng: Quy trình, chống chỉ định và lưu ý
Nội soi siêu âm trực tràng là gì?
Nội soi siêu âm trực tràng là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm. Trong đó, nội soi sẽ giúp quan sát bề mặt bên trong trực tràng. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi có gắn có gắn camera qua hậu môn vào đến trực tràng. Hình ảnh thu được từ ống nội soi sẽ giúp phát hiện những tổn thương tại trực tràng như viêm loét, polyp, xuất huyết niêm mạc, khối u lành/ác tính…

Nội soi khi được kết hợp siêu âm sẽ giúp tăng tính chính xác cho quá trình chẩn đoán, đánh giá được cấu trúc dưới niêm mạc và các tổn thương thành ống tiêu hóa và cấu trúc lân cận.
Trực tràng dài khoảng 15 cm. Đây là đoạn cuối của ruột già. Bộ phận này có chức năng lưu giữ phân, những chất thải từ quá trình tiêu hóa; tham gia đào thải những chất cặn bã. Khi xuất hiện bất thường ở bộ phận này, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thải phân, ngoài ra còn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Chỉ định và chống chỉ định
1. Chỉ định nội soi siêu âm trực tràng
- Đánh giá giai đoạn ung thư đại trực tràng dựa theo hệ thống TNM
- Theo dõi tái phát sau khi người bệnh được điều trị hóa chất, tia xạ
- Chẩn đoán những tổn thương dưới niêm mạc ép lên thành trực tràng
- Thương tổn thâm nhiễm đại trực tràng
- Phát hiện tổn thương ở cơ thắt hậu môn
- Áp xe ở quanh hậu môn và rò hậu môn
- Hướng dẫn chọc hút áp xe ở quanh hậu môn

2. Chống chỉ định nội soi siêu âm trực tràng
- Các trường hợp chống chỉ định thực hiện nội soi siêu âm trực tràng gồm:
- Người mắc bệnh nhồi máu cơ tim
- Người cao tuổi (đặc biệt thận trọng với nhóm đối tượng này)
Quy trình nội soi siêu âm trực tràng
1. Chuẩn bị gì trước nội soi siêu âm trực tràng?
- Người thực hiện thủ thuật là bác sĩ chuyên khoa sâu Tiêu hóa
- Dụng cụ gồm máy siêu âm nội soi, máy hút, máy theo dõi mạch, huyết áp, SpO2
- Thuốc gồm propofol, midazolam và fentanyl, buscopan
- Người bệnh: Bác sĩ sẽ giải thích rõ cho người bệnh về những thông tin cần thiết về phương pháp nội soi siêu âm trực tràng. Chỉ tiến hành thực hiện thủ thuật khi có sự đồng ý của bệnh nhân. (1)
2. Thực hiện nội soi siêu âm trực tràng
2.1 Tư thế người bệnh
- Người bệnh được hướng dẫn nằm với tư thế nghiêng sang trái hoặc nằm ngửa.
- Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành tiền mê bằng seduxen hoặc midazolam/ fentanyl gây mê tĩnh mạch hoặc có thể soi thường không cần tiền mê. Trong suốt quá trình nội soi siêu âm trực tràng, bệnh nhân luôn được theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ và nhịp thở.
2.2 Kỹ thuật
- Bác sĩ thụt tháo tương tự nội soi trực tràng và đại tràng sigma. Đảm bảo cho trực tràng sạch không có dị vật, gây nhiễu hình ảnh siêu âm.
- Đưa đầu dò vào trực tràng, tiếp cận tổn thương
- Để tạo cửa sổ siêu âm có thể gắn bóng đầu ống soi hoặc bơm nước trực tiếp vào lòng trực tràng
- Tiến hành rút dần đầu dò ra đánh giá trực tràng trên, giữa và những vùng xung quanh, cơ thắt hậu môn. Nếu đánh giá cơ thắt hậu môn, bác sĩ sẽ rút đầu dò ra quan sát hình ảnh cơ thắt trong, cơ thắt ngoài.
3. Sau khi nội soi siêu âm trực tràng
Một số tai biến có thể xảy ra như chảy máu và thủng trực tràng. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng vì các trường hợp xuất hiện tai biến rất hiếm.
Nội soi siêu âm trực tràng có rủi ro không?
Tỷ lệ xuất hiện rủi ro khi thực hiện nội soi siêu âm trực tràng rất thấp (1/5000 ca). Các rủi ro gồm chảy máu và thủng trực tràng. Tình trạng chảy máu thường ngừng trong quá trình thực hiện thủ thuật. Trong một số trường hợp, người bệnh bị chảy máu nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện truyền máu. (2)
Thủng trực tràng rất hiếm, có thể đóng lỗ thủng qua nội soi, rất ít trường hợp cần phẫu thuật can thiệp. Ngoài ra, cũng có một số ít người bệnh gặp phản ứng bất lợi từ thuốc an thần và giảm đau tiêm tĩnh mạch.
Nên lưu ý gì khi nội soi siêu âm trực tràng?
Sau khi thực hiện nội soi siêu âm trực tràng, nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc chảy máu dai dẳng, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống phù hợp còn giúp bệnh nhân hạn chế những triệu chứng khó chịu, giúp sức khỏe đường ruột tốt hơn.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (PlinkCare TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (PlinkCare Hà Nội) thuộc Hệ thống PlinkCare là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch… Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống PlinkCare, xin vui lòng liên hệ:
Nội soi siêu âm trực tràng là phương pháp được áp dụng phổ biến do sở hữu nhiều ưu điểm trong việc chẩn đoán và điều trị những bệnh lý trực tràng. Thông qua kết quả, bác sĩ có thể nhận biết các bất thường ở trực tràng và các bộ phận gần kề, qua đó đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định phác đồ điều trị thích hợp cho mỗi người bệnh.