Image

Nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú bằng túi ngực là gì?

Tái tạo vú bằng túi ngực được thực hiện như thế nào?

Tái tạo vú bằng túi ngực được thực hiện dưới dạng phẫu thuật gồm 2 giai đoạn: dùng túi giãn mô (TE) sau đó được chuyển sang đặt túi ngực. Hoặc người bệnh có thể thực hiện dưới dạng phẫu thuật một giai đoạn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp bằng túi ngực (DTI).

Ưu điểm của tái tạo vú bằng túi ngực

So với tái tạo vú bằng mô tự thân thì tái tạo vú bằng túi ngực có ưu điểm:

  • Rút ngắn thời gian phẫu thuật.
  • Giảm thời gian nằm viện.
  • Quá trình phục hồi tổng thể nhanh hơn.

Khuyết điểm của tái tạo vú bằng túi ngực

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng của phẫu thuật là mối quan tâm lớn vì có thể dẫn đến nhiễm trùng túi tái tạo vú, thất bại cuối cùng phải lấy bỏ túi giãn mô hoặc túi ngực.

Tỷ lệ nhiễm trùng sau tái tạo vú bằng túi ngực đã được báo cáo là khoảng 2,5–3,4% và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Đôi khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể phát triển ở mô xung quanh túi ngực hoặc túi giãn mô vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật tái tạo vú.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú

  • Vi khuẩn: nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng sau khi tái tạo túi ngực do vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết mổ trong quá trình phẫu thuật. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể đã hiện diện trên da hoặc trong cơ thể và các vết mổ phẫu thuật là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào mô vú thuận lợi hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến vết mổ, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.
  • Béo phì: Bên cạnh yếu tố hút thuốc lá thì tình trạng béo phì cũng là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú. Béo phì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng vết thương, bao gồm cả nhiễm trùng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, có thể do bạn đang bị bệnh nào đó hoặc do đang dùng một loại thuốc điều trị bệnh… cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Triệu chứng nhiễm trùng túi ngực

Ở một người có dấu hiệu nhiễm trùng sau phẫu thuật tái tạo vú bằng túi ngực bao gồm: đỏ, sưng, nóng và đau xung quanh vết mổ. Bạn cũng có thể bị sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, vết mổ có thể bắt đầu chảy mủ hoặc chất lỏng khác. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều cần thiết là phải liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay lập tức.

Ngoài ra, triệu chứng sốt đôi khi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng. Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể cải thiện tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ phẫu thuật càng sớm càng tốt, ngay cả khi bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng nào khác. Bởi chỉ có bác sĩ mới tiên lượng được có cần điều trị hay không.

Triệu chứng nhiễm trùng túi ngực
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng liên quan đến tái tạo túi ngực.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú là một trong những rủi ro phổ biến nhất liên quan đến tái tạo túi ngực. Khi thực hiện tái tạo vú bằng túi ngực sau đoạn nhũ điều trị ung thư vú, bạn hãy chọn bác sĩ vừa có chuyên môn về phẫu thuật ung thư và thẩm mỹ. Sau phẫu thuật tái tạo vú, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào sau khi tái tạo túi ngực, bạn hãy liên hệ với bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức. Tùy tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và vẫn giữ được dáng ngực nhờ phẫu thuật tái tạo vú.

Điều trị nhiễm trùng trên bệnh nhân tái tạo vú bằng túi ngực

1. Với bệnh nhân nhiễm trùng thông thường

bác sĩ điều trị bằng cách lấy bỏ túi giãn mô hoặc lấy bỏ túi ngực và điều trị bằng kháng sinh toàn thân trong tối đa 2 tuần. Người bệnh có thể thử đặt lại túi ngực khác sau khi lấy bỏ túi ngực trong vòng 3–6 tháng, mặc dù điều này có thể không thực hiện được trong các trường hợp liên quan đến xạ trị thành ngực.

2. Với bệnh nhân nhiễm trùng nhẹ

để cố gắng cứu vãn việc tái tạo vú bằng túi ngực, dùng kháng sinh toàn thân mà không cần tháo bỏ túi ngực có thể thành công ở một nhóm nhỏ bệnh nhân với nhiễm trùng nhẹ. Việc xử trí như vậy thường đòi hỏi điều trị bằng kháng sinh lâu dài và có thể dẫn đến trì hoãn hoặc gián đoạn liệu pháp điều trị ung thư hỗ trợ như hoá trị.

Gần đây, các nghiên cứu trên số lượng lớn hơn đã được thực hiện trên quy mô rộng hơn, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia như Chương trình cải thiện chất lượng phẫu thuật quốc gia (NSQIP) và Theo dõi hoạt động và kết quả của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ (TOPS). Những nghiên cứu này đã đưa ra những hiểu biết quan trọng về tỷ lệ biến chứng phẫu thuật và đề xuất các bệnh đi kèm cho thấy sự thất bại của tái tạo vú bằng túi ngực ở cấp độ dân số.

Tuy nhiên, những cơ sở dữ liệu này chỉ cho được kết quả tối đa 30 ngày sau phẫu thuật và không cho phép đánh giá kết quả lâm sàng lâu dài. Do đó, nhiều tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng vết mổ được công bố gần đây trong tái tạo vú bằng túi ngực chỉ giới hạn ở nhiễm trùng sớm.

Dù phần lớn các biến chứng của nhiễm trùng xảy ra trong vòng 30 ngày sau thủ thuật nhưng nhiễm trùng muộn thường được quan sát thấy vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi tái tạo vú bằng túi ngực. Hậu quả của nhiễm trùng muộn cũng nghiêm trọng như nhiễm trùng sớm và việc điều trị không dễ dàng. Bất chấp thực tế này, tỷ lệ nhiễm trùng muộn vẫn chưa được biết rõ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng muộn vẫn chưa rõ ràng.

Phòng ngừa nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú

  • Tuân thủ hướng dẫn sau mổ: sau khi tái tạo túi ngực, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật một cách cẩn thận như: dùng thuốc kháng sinh theo quy định, giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô ráo, tránh hoạt động thể chất nặng và bỏ hút thuốc nếu bạn là người hút thuốc. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc cũng rất cần thiết. Một lối sống lành mạnh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tái khám đúng hẹn: ngoài ra, hãy nhớ tái khám với bác sĩ phẫu thuật của bạn theo lịch trình. Bác sĩ phẫu thuật sẽ theo dõi tiến trình của bạn và kiểm tra mọi dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở ngực hoặc vị trí vết mổ giữa các lần hẹn, hãy nhớ liên hệ với bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Làm thế nào để giảm nguy cơ nhiễm trùng?

Các chuyên gia khuyến nghị những điều sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng vết thương:

  • Không ngâm mình trong nước: đừng ngâm mình trong hồ bơi, bồn tắm hoặc bồn nước nóng cho đến khi bác sĩ phẫu thuật cho bạn biết đã an toàn. Thời gian an toàn sau đặt túi ngực thường 6-8 tuần sau khi phẫu thuật khi vết mổ và vị trí dẫn lưu vết mổ đã lành hoàn toàn. Tốt nhất, bạn nên nói chuyện với nhóm bác sĩ phẫu thuật của mình trước khi thực hiện.
  • Giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo, đồng thời phủ gạc kín cho đến khi bác sĩ phẫu thuật cho bạn biết rằng đã an toàn để ngừng làm như vậy.
  • Đừng cạo lông nách, cho đến khi bác sĩ phẫu thuật cho biết bạn đã an toàn ở vị trí này, thường khoảng 2 tuần sau mổ. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng dao cạo điện để tránh da bị tổn thương.
  • Không sử dụng chất khử mùi, cho đến khi bạn mặc áo ngực vào để tránh dính vào vết mổ và hoàn toàn không sử dụng chất khử mùi ở bên mổ nếu bạn bị rạn da.

Xem thêm: Những điều cần biết trước khi đặt túi ngực và lưu ý quan trọng

điều trị nhiễm trùng túi ngực

Khoa Ngoại Vú, PlinkCare TP.HCM với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu tất cả các vấn đề liên quan đến tuyến vú nói chung (khối u lành tính, bất thường bẩm sinh, vú sa trễ, vú phì đại…) và ung thư vú nói riêng.

Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị các máy móc, trang thiết bị hiện đại từ các nước Âu – Mỹ nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất như máy siêu âm đàn hồi, máy chụp nhũ ảnh 3D, máy chụp cộng hưởng từ… giúp tất cả người bệnh cảm thấy an tâm và hài lòng khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú bằng túi ngực. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng ở tuyến vú, người bệnh nên nhanh chóng đến khám bác sĩ khoa Ngoại Vú để kiểm tra và điều trị sớm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send