Image

Người bệnh thận nào nên tiêm kháng thể đơn dòng?

Nhóm bệnh nhân thận cần tiêm kháng thể đơn dòng

Tương tự, với nhóm người bệnh phải ghép tạng (tim, thận, phổi, tụy…) càng cần phải được tiêm bộ đôi kháng thể đơn dòng Evusheld. Những bệnh nhân này dù có tiêm đầy đủ các mũi vắc xin thì tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn tăng cao, vì cơ thể không có khả năng tạo ra kháng thể hoặc tạo ra không đủ kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Người ghép tạng còn phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Loại thuốc này ngăn chặn hoặc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch nên khi có tác nhân bên ngoài tấn công không chỉ dễ nhiễm bệnh, bệnh dễ trở nặng mà còn có nguy cơ cao phải nằm ở đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Việc nhiễm Covid-19 còn khiến người ghép tạng mất chức năng thận ghép, bệnh diễn biến xấu nhanh hơn và thậm chí là gây tử vong.

tư vấn bệnh nhân
Bác sĩ Tạ Phương Dung khám và tư vấn cho người bệnh có nhu cầu tiêm kháng thể đơn dòng. Ảnh: PlinkCare cung cấp.

Ngoài nhóm đối tượng bệnh nhân ung thư, suy thận giai đoạn cuối, ghép tạng… người mắc bệnh tự miễn, bệnh lupus da hay hội chứng thận hư, bệnh cầu thận IgA, … cũng cần tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld.

Bộ đôi kháng thể đơn dòng Evusheld có quy trình sản xuất ưu việt, bằng cách dùng nguồn huyết thanh của người khỏi bệnh để chọn ra 2 kháng thể có hoạt lực mạnh nhất (gồm Tixagevimab kết hợp Cilgavimab), tối ưu hóa bằng công nghệ độc quyền của AstraZeneca. Loại kháng thể hiệp đồng này có khả năng gắn trên nhiều protein gai ở các vị trí khác nhau của virus SARS-CoV-2, vô hiệu hóa khả năng hoạt động của virus, khiến cho virus không thể gắn với thụ thể ACE2 (protein) nằm trên niêm mạc hầu họng của người nên không xâm nhập được vào tế bào và tấn công, phá hủy cơ thể người.

Ngoài khả năng ngăn cản virus gắn protein gai của chúng vào thụ thể ACE2 của người, bộ đôi kháng thể đơn dòng còn được nhà sản xuất làm thay đổi vị trí của chuỗi nặng, kéo dài thời gian tác dụng, giúp kháng thể tồn tại lâu hơn trong cơ thể người lâu gấp 3 lần  bình thường, giúp kéo dài thời gian bảo vệ nhóm người bệnh có nguy cơ cao.

Chia sẻ về thời điểm tiêm kháng thể đơn dòng của nhóm người bệnh được ghép tạng, bác sĩ Phương Dung cho biết, bệnh nhân sau ghép tạng có thể có các vấn đề liên quan đến chống thải ghép, nhiễm trùng nên dễ bị mệt mỏi, sốt, thay đổi nước tiểu… Vì thế không nên tiêm ngay khi ghép. Người bệnh cần được theo dõi sát sao, chăm sóc hợp lý, nghỉ ngơi sau 1-3 tháng để sức khỏe ổn định mới có thể dùng kháng thể đơn dòng.

Bộ đôi kháng thể đơn dòng không phải thuốc chữa Covid-19 

Loại kháng thể mà người bệnh Covid-19 được chỉ định điều trị và bộ đôi kháng thể đơn dòng Evusheld là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Kháng thể điều trị Covid-19 được dùng khi người bệnh đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Bộ đôi kháng thể đơn dòng Evusheld được dùng để phòng và điều trị COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ cấp phép cho việc sử dụng Evusheld trong dự phòng trước phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Bộ đôi kháng thể đơn dòng không phải là vắc xin, mà là thuốc cung cấp kháng thể miễn dịch thụ động. Nghĩa là thuốc chứa một lượng kháng thể đã được tổng hợp sẵn. Khi tiêm vào cơ thể sẽ cung cấp kháng thể dự phòng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, nhờ việc ngăn cản các tác nhân gây bệnh mà ta đang nói đến là virus SARS-CoV-2 gắn kết với tế bào ACE2 trong niêm mạc hầu họng ở người và từ đó chống xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh ở người.

Sau tiêm 6 giờ, thuốc đã phát huy tác dụng bảo vệ. So với nhóm chứng giả dược, người được dùng kháng thể đơn dòng có tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong do virus SARS-CoV-2 thấp hơn. Số liệu thống kê từ nghiên cứu PROVENT của AstraZeneca cho thấy, thực tế không có trường hợp tử vong vì Covid-19 sau 3 tháng, 6 tháng tính đến thời điểm quan sát và đang tiếp tục được theo dõi.

chăm sóc bệnh nhân
Một trong những người đầu tiên được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld. Ảnh: PlinkCare.

Evusheld được chỉ định cho mục đích dự phòng phơi nhiễm Covid-19 ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên có cân nặng tối thiểu là 40kg. Người được tiêm phải đáp ứng các điều kiện gồm không nhiễm SARS-CoV-2, không có tiếp xúc hiện tại với người nhiễm SARS-CoV-2 đã được xác định bị suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng do bệnh lý hay do các điều trị ức chế miễn dịch dẫn đến không đáp ứng đầy đủ với vắc xin Covid-19; người không thể tiêm bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào hiện có do tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Bộ đôi kháng thể đơn dòng là niềm hy vọng đối với nhóm đối tượng nguy cơ. Và hơn ai hết, các bác sĩ càng mong chờ một giải pháp tối ưu cho người bệnh, nhất là người bị suy thận nặng vào giai đoạn lọc máu, ghép thận… để tránh nguy cơ trở nặng, tử vong, kịp thời tạo thành lá chắn bảo vệ những đối tượng dễ tổn thương trong đại dịch Covid-19, BS.CKII Tạ Phương Dung cho hay.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm; tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu.

Bệnh viện là một trong đơn vị đầu tiên được cấp phép nhập khẩu và sử dụng kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng Covid-19 tại Việt Nam cho người bệnh thuộc các nhóm có nguy cơ suy giảm miễn dịch mức độ vừa và nặng, với khả năng bảo vệ nhanh chóng chỉ sau vài giờ tiêm và có tiềm năng phòng ngừa Covid-19 trong ít nhất là 6 tháng.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send