Image

Mụn nội tiết ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Mụn nội tiết ở nam là gì?

Mụn nội tiết ở nam là mụn trứng cá xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố ở nam, đặc biệt gia tăng nội tiết tố Androgen như Testosterone từ đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, gây bít tắc lỗ chân lông, thay đổi hoạt động của tế bào da, viêm nhiễm do vi khuẩn Cutibacterium Acnes (C. acnes) xâm nhập vào các nang lông gây mụn trứng cá.

Mụn trứng cá có mức độ nghiêm trọng khác nhau thường ảnh hưởng đến vùng mặt, phần trên cơ thể. Tình trạng mụn trứng cá phổ biến sẽ điều trị khỏi nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết nam

Có nhiều nguyên nhân gây mụn nội tiết ở nam bao gồm:

1. Nguyên nhân trực tiếp

Sự thay đổi nội tiết tố Androgen là nguyên nhân chính gây ra mụn ở nam. Đây vốn là Hormone có vai trò cho sự phát triển và duy trì các đặc tính nam giới, chịu trách nhiệm cả quá trình sản xuất tinh trùng.

Một khi nội tiết tố Androgen thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoạt động của tuyến bã nhờn trên da để tạo độ ẩm, sự đàn hồi, sáng bóng cho da.

Khi nội tiết tố Androgen bị thay đổi, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức làm lượng dầu trên da tiết ra quá nhiều khiến bít tắc lỗ chân lông. Dầu thừa kết hợp với vi khuẩn, tế bào sừng, bụi bẩn tạo ra mụn viêm.

2. Mụn nội tiết tố do căng thẳng kéo dài

Căng thẳng mạn tính cũng gây ra mụn nội tiết, do làm tăng các Hormon như Cortisol dẫn đến dễ tiết dầu nhờn nhiều hơn. Dầu nhờn nhiều là yếu tố kích thích mụn trứng cá bùng phát.

3. Thói quen cạo râu không đúng cách

Việc cạo râu vùng mặt có thể dẫn tới tình trạng mụn trứng cá. Thông thường mụn mủ xuất hiện vùng mặt sau khi cạo râu thường do sợi lông mọc ngược hoặc bị trầy do dao cạo. Bạn có thể tránh việc xuất hiện các mụn mủ này bằng cách dùng dao cạo đơn sạch và luôn dùng thêm kem cạo râu hoặc một loại chất bôi trơn khác, đặc biệt trên tuýp da nhạy cảm khác. Đồng thời bạn cũng nên cạo râu từ từ để tránh kéo mạnh sợi lông và cẩn thận để không đi một vùng nhiều lần.

4. Chế độ ăn uống nhiều sữa, đường:

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa sữa, đường làm tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng IGF-1 và các thành phần Hormon trong sữa được cho là đóng vai trò trong cơ chế sinh mụn trứng cá.

5. Ít chăm sóc, vệ sinh da

Nam thường ít quan tâm đến việc chăm sóc da, vệ sinh da nên các chất bẩn, da chết, dầu thừa tích tụ dần trong các nang lông gây ra mụn. Do đó, nam giới cũng thường xuyên vệ sinh da hàng ngày để ngăn mụn xuất hiện.

6. Một số bệnh khác

Một số bệnh khác bao gồm: hội chứng Cushing, suy giáp, tiểu đường… làm mất cân bằng nội tiết gây mụn. Một số loại thuốc như: Lithium, điều trị rối loạn lưỡng cực, Corticosteroid (Prednisone) cũng gây mụn trứng cá. (2)

Triệu chứng mụn nội tiết ở nam

Triệu chứng mụn nội tiết ở nam được đặc trưng bởi các sẩn đỏ, mềm hoặc các sẩn lớn màu đỏ hoặc trắng chứa đầy mủ. Những mụn này có xu hướng sâu hơn mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen trên bề mặt. Mụn nội tiết tố thường xuất hiện ở nửa dưới của khuôn mặt như: má, quai hàm, cằm, cổ. Mụn cơ thể do nội tiết tố cũng phổ biến vì nam có nhiều tuyến bã nhờn hơn trên mỗi nang lông trên ngực, vai, lưng. (3)

Sự gia tăng nồng độ Androgen sẽ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn cùng với sự viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các nang lông gây mụn trứng cá.

Triệu chứng mụn nội tiết ở nam
Sự gia tăng nồng độ Androgen sẽ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn cùng với sự viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các nang lông gây mụn trứng cá.

Điều trị mụn nội tiết ở nam

Một số cách điều trị mụn nội tiết ở nam được áp dụng như:

1. Sử dụng các sản phẩm trị mụn

Mụn trứng cá do nội tiết tố nhẹ được điều trị bằng thuốc không kê đơn. Nhưng ở nam giới, phần lớn mụn do rối loạn nội tiết tố là mụn dạng nang nằm sâu dưới da nên các loại thuốc bôi ngoài da khó tác động vào mụn. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc uống để có hiệu quả điều trị tốt hơn.

Một số loại thuốc thường được kê đơn để điều trị mụn nội tiết ở nam như:

  • Benzoyl Peroxide bôi ngoài da: dùng khi mụn nội tiết tố mới xuất hiện trên da. Thuốc thẩm thấu qua các nang lông, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, tạo cơ hội cho Oxy xâm nhập, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.
  • AHA/BHA tại chỗ: dùng khi mụn nội tiết mới đang hình thành. Thuốc sẽ tẩy tế bào chết trên da, loại bỏ các tác nhân gây mụn, làm thông thoáng lỗ chân lông giúp da mềm mại, mịn màng hơn.
  • Thuốc kháng Androgen đường uống: giúp giảm nội tiết tố Androgen dư thừa trong cơ thể, làm giảm nguy cơ hình thành mụn nội tiết ở nam.
  • Isotretinoin: giúp giảm viêm, giảm mụn, kiểm soát bã nhờn, diệt khuẩn hiệu quả, ngăn mụn tái phát nên dùng điều trị các loại mụn bọc, mụn mủ.

Lưu ý: trường hợp mụn do nội tiết ở nam nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng của thuốc để tránh các tác dụng phụ. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như: thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn để tránh gây mụn.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như: thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn để tránh gây mụn.

2. Sử dụng thuốc uống

Mụn nội tiết tố nam xuất hiện do cơ thể thiếu hụt một số chất quan trọng nên sử dụng thuốc uống hoặc việc bổ sung đầy đủ các chất, Vitamin rất cần thiết để hỗ trợ quá trình điều trị mụn nội tiết tố nam nhanh hơn, bao gồm:

  • Sử dụng thực phẩm chức năng chứa: kẽm, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E giúp ổn định nội tiết tố nam.
  • Uống nhiều nước, thường xuyên thanh lọc cơ thể để hỗ trợ mát gan như: trà xanh, nước ép rau má…
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa Vitamin A, B, C, Magie, kẽm.
  • Trường hợp suy giảm Testosterone nghiêm trọng nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da phối hợp với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được bác sĩ soi da, chẩn đoán, áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng mụn nội tiết ở nữ

Cách phòng ngừa mụn do nội tiết tố ở nam giới

Để ngừa mụn do nội tiết tố nam xuất hiện, người bệnh nên học cách chăm sóc, làm sạch da hàng ngày, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho da.

Một số cách phòng ngừa mụn do nội tiết tố ở nam giới bao gồm:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: giúp hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân ở nam, ngừa sự thiếu hụt Testosterone trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như: thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn…
  • Tăng cường bổ sung Canxi: nồng độ Testosterone không chỉ gây ra mụn trứng cá mà còn khiến cơ thể bị loãng xương nên bổ sung thực phẩm giàu Canxi như: rau Bina, cải xoăn… sẽ giúp hạn chế nguy cơ gãy xương cho người bệnh.
  • Chăm sóc, vệ sinh da cẩn thận: da sạch sẽ giúp ngừa mụn hình thành, tái phát trở lại, loại bỏ bụi bẩn, se khít lỗ chân lông ngăn vi khuẩn xâm nhập. Nên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày để loại bỏ dầu thừa, đeo khẩu trang khi ra ngoài để giảm mụn nội tiết ở nam.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả: giúp cơ thể cải thiện chức năng gan, giúp da luôn khỏe mạnh, chống lại quá trình Estrogen hóa, cân bằng nội tiết tố ở nam giới. Một số loại rau tốt cho sức khỏe như: bắp cải, súp lơ, nấm…
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya: giúp lượng Testosterone nam được ổn định, tránh được nguy cơ mụn do nội tiết tố phát triển.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi: vì căng thẳng làm tăng nồng độ Hormone Cortisol trong máu khiến tăng lượng nội tiết tố Androgen gây ra mụn nội tiết tố. Do đó, nên hạn chế căng thẳng, tập thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập yoga, đi bộ…

Bổ sung nhiều rau củ quả giúp da luôn khỏe mạnh, chống lại quá trình Estrogen hóa, cân bằng nội tiết tố ở nam giới.

Bổ sung nhiều rau củ quả giúp da luôn khỏe mạnh
Bổ sung nhiều rau củ quả giúp da luôn khỏe mạnh, chống lại quá trình Estrogen hóa, cân bằng nội tiết tố ở nam giới.

>>>Xem thêm: Hình ảnh mụn nội tiết dễ nhận biết và không nên chủ quan

Chế độ dinh dưỡng cho nam giới bị mụn nội tiết

Chế độ dinh dưỡng cho nam giới bị mụn nội tiết rất quan trọng trong việc kiểm soát mụn. Dinh dưỡng cũng có thể đóng một vai trò trong mụn trứng cá. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu khiến hình thành mụn trứng cá nhiều hơn. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, thực phẩm có đường như nước ngọt. (4)

Nên giảm sữa, ăn nhiều thực phẩm trị mụn nội tiết có chỉ số đường huyết thấp như: trái cây, rau, đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt).

Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nên uống nhiều nước, mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Dakhoa Nội tiết – Đái tháo đường, PlinkCare TP.HCM có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, PlinkCare luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn, chất lượng, hiệu quả cao giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố, mụn trứng cá do rối loạn nội tiết, bướu cổ, tiểu đường…

Mụn nội tiết ở nam xảy ra do rối loạn nội tiết tố, do đó, khi xuất hiện mụn nội tiết, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám để có phương pháp điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send