Image

Mụn bọc ở trán: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa

Mụn bọc ở trán là gì?

Mụn bọc ở trán là dạng mụn sưng viêm to, màu đỏ và bên trong chứa đầy mủ. Mụn xuất hiện khi da vùng trán có bã nhờn, bụi bẩn tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, sau đó nhiễm trùng và viêm tấy. Mụn bọc xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và một số người trong độ tuổi trưởng thành. (1)

Nguyên nhân mọc mụn bọc ở trán

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể: ở tuổi dậy thì, hormone androgen tăng lên kích thích tăng tuyến bã nhờn, da tiết nhiều dầu hơn, gây tắc lỗ chân lông. (2)
  • Da tiết nhiều dầu: vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm là những vùng tập trung nhiều tuyến bã nhờn nên rất dễ nổi mụn.
  • Vệ sinh da mặt chưa kỹ: người bệnh không làm sạch da mặt thường xuyên, bụi bẩn tích tụ, dầu và các chất khác lắng đọng trên da khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, nổi mụn bọc. Hơn nữa, thói quen hay sờ chạm, nặn mụn dễ lây lan vi khuẩn khiến tình trạng mụn nặng hơn.
  • Tóc mái: sự tiếp xúc giữa da nhờn vùng trán và tóc cũng như chất nhờn và hóa chất, bụi bẩn trên tóc thường xuyên cũng dễ gây nổi mụn bọc ở trán.
  • Nón bảo hiểm: nón cọ xát vào da gây mụn bọc ở trán. Vì vậy, người bệnh cần vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên. (3)
  • Trang điểm thường xuyên: dùng các các sản phẩm trang điểm không phù hợp với da, gây bí bách da và sinh mụn. (4)
  • Mỹ phẩm kém chất lượng: dùng các mỹ phẩm chăm sóc da kém chất lượng, không phù hợp với da của mình dễ làm lỗ chân lông bít tắc, kích ứng và nổi mụn. Ngoài ra, một số sản phẩm chăm sóc tóc cũng gây nổi mụn bọc nếu tiếp xúc với trán.
  • Thức khuya: thời điểm về đêm các tế bào da được tái tạo nhanh hơn so với ban ngày. Thức khuya khiến quá trình tái tạo và điều hòa tế bào da diễn ra thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này làm da lão hóa sớm, xỉn màu, nổi mụn bọc…
  • Hay chạm lên trán, nặn mụn: trên ngón tay chứa bụi bẩn và vi khuẩn. Khi   chạm lên trán dễ nổi mụn bọc.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trên trán

Một số dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở trán bao gồm:

  • Nốt sưng to, có mủ, màu đỏ và rất đau.
  • Mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc nổi theo cụm.
  • Mụn có kích thước khác nhau.
dấu hiệu mụn bọc ở trán
Mụn bọc ở trán là dạng nốt sưng to, có mủ, màu đỏ và rất đau.

Có nên nặn mụn bọc ở trán không?

Không nên nặn mụn bọc ở trán vì bụi bẩn từ ngón tay có thể xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Hơn nữa, vết thương sẽ mất nhiều thời gian hơn để lành và có thể để lại sẹo. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da để được khám, chẩn đoán, đưa ra liệu trình điều trị và lấy sạch mụn bọc ở trán đúng cách và an toàn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da nếu:

  • Mụn bọc ở trán sưng, viêm, đau nhiều.
  • Tình trạng mụn bọc kéo dài dai dẳng.
  • Mụn bọc để lại nhiều vết thâm và sẹo.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, dày đặc, mủ nhiều.

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị mụn bọc bao gồm thuốc theo toa, các thủ thuật y tế và các cách khắc phục tại nhà. Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, PlinkCare TPHCM hội tụ các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên môn cao, liên tục cập nhật các phương pháp điều trị da mới nhất và trang bị máy móc hiện đại trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn… để mang lại chất lượng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Chẩn đoán mụn bọc ở trán như thế nào?

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng mụn bọc ở trán bằng cách khám trực tiếp, quan sát và kiểm tra loại mụn. Ngoài ra, bác sĩ còn xem xét thêm tuổi tác, thói quen sinh hoạt và hoàn cảnh sống của người bệnh để chẩn đoán tình trạng mụn. Một số xét nghiệm có thể cần thực hiện tùy vào tình trạng mụn như: soi da, vi khuẩn nuôi cấy, xét nghiệm máu thường,…

Cách trị mụn bọc ở trán hiệu quả nhanh chóng.

1. Cách trị mụn bọc ở trán tại nhà

Mụn bọc, mụn nang được xếp là mụn trung bình – nặng, thường kém đáp ứng với các loại thuốc bôi mụn không kê toa và biện pháp chăm sóc da thông thường tại nhà. Vì vậy, nếu người bệnh nhận thấy mụn bọc mình mãi không hết hoặc tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng. Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp với làn da của mình.

2. Cách điều trị mụn bọc ở trán bằng liệu pháp y tế

2.1 Bằng kháng sinh đường uống

Thuốc kháng sinh đường uống giúp điều trị mụn bọc ở trán bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, giảm mủ. Các nhóm thuốc kháng sinh bằng đường uống gồm:

  • Tetracycline (minocycline, doxycycline).
  • Macrolide (erythromycin, azithromycin) dành cho người không thể dùng tetracycline, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ dưới 8 tuổi.

Lưu ý, thuốc kháng sinh bằng đường uống nên sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc có thể dùng kết hợp với một số loại thuốc bôi và thuốc uống khác để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Bác sĩ thực hiện tiểu phẫu
Bác sĩ thực hiện tiểu phẫu bằng cách rạch, dẫn lưu và hút dịch mủ để điều trị mụn bọc ở trán.

2.2 Isotretinoin dạng uống

Isotretinoin dạng uống là một dẫn xuất của vitamin A giúp điều trị mụn bọc ở mức độ vừa và nặng. Ngoài ra, thuốc còn dùng cho trường hợp điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Isotretinoin dạng uống cũng có tác dụng phụ tiềm ẩn khác như: viêm ruột, trầm cảm… Người bệnh dùng thuốc isotretinoin dạng uống cần có chỉ định và theo dõi sát bởi bác sĩ.

2.3 Tiểu phẫu

Bác sĩ thực hiện tiểu phẫu bằng cách rạch, dẫn lưu và hút dịch mủ để điều trị mụn bọc. Đầu tiên, bác sĩ sát khuẩn khu vực cần điều trị, rạch và dẫn lưu mụn bọc. Sau khi dẫn lưu, vị trí nổi mọc mụn bọc được dùng tăm bông tẩm phenol 88% và trung hòa với cồn đỏ povidone-iodine để sát khuẩn và ngăn mụn tái phát.

Phương pháp ngăn ngừa nổi mụn bọc ở trán

Một số phương pháp ngăn ngừa nổi mụn bọc ở trán bao gồm:

  • Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày.
  • Tránh dùng mỹ phẩm gốc dầu.
  • Dung kem chống nắng không gây mụn, ít nhất SPF 30.
  • Tẩy tế bào chết cho da 1 – 2 lần/tuần.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm có đường.
  • Thường xuyên thay vỏ gối, ra trải giường sạch sẽ.
  • Uống đủ nước.
  • Tránh chạm tay lên mặt.
  • Tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 4 lần/ngày.
  • Giảm căng thẳng bằng việc ngồi thiền, tập yoga.
  • Tránh dùng keo xịt tóc, gel vuốt tóc.
Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày để ngăn nổi mụn bọc ở trán
Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ngày để ngăn nổi mụn bọc ở trán.

Một số phương pháp điều trị mụn bọc ở trán có thể gây kích ứng da hoặc biến chứng, hãy gặp ngay bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, PlinkCare TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Mụn bọc ở trán nếu không được điều trị triệt để sẽ có khả năng tái phát. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về mụn bọc ở trán. Từ đó, người bệnh có thể biết cách chăm sóc, điều trị dứt điểm mụn và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send