
Lưu trữ tế bào gốc là gì? Có tác dụng để làm gì trong tương lai?
Lưu trữ tế bào gốc là gì?
Lưu trữ tế bào gốc là quá trình thu thập, xử lý, và bảo quản lạnh tế bào gốc từ máu hoặc mô chứa nhiều tế bào gốc trong điều kiện đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng trong mục đích y tế. Tại Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô, Hệ thống PlinkCare, dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn và mô dây rốn của trẻ sơ sinh đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động từ tháng 7 năm 2019.
Lưu trữ tế bào gốc để làm gì?
Việc lưu trữ tế bào gốc nhằm mục đích sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan trong tương lai, cho cả bản thân người hiến, người thân trong gia đình lẫn người không cùng huyết thống.
Dây rốn, nhau thai của trẻ sơ sinh chứa đựng những tế bào gốc trung mô, có khả năng kháng viêm, tái tạo mô và có thể biệt hóa thành các loại tế bào của mô liên kết hoặc các tế bào khác trong cơ thể. Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh rất giàu tế bào gốc tạo máu, có thể sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tạo máu và miễn dịch.
Lưu trữ tế bào gốc của trẻ sơ sinh phục vụ cho phương pháp ghép tế bào gốc, giúp tăng hiệu quả chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai (đặc biệt là bệnh máu ác tính và không ác tính). (1)

Các nguồn tế bào gốc phổ biến có thể lưu trữ sử dụng lâu dài
Tế bào gốc được chia thành hai loại chính là tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell – ESC) và tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC). ESC được thu thập từ phôi nang. ASC được thu thập từ tủy xương, mô mỡ, máu cuống rốn, mô dây rốn, nhau thai… Vì lý do về tính an toàn cũng như vấn đề pháp lý và đạo đức, chỉ có tế bào gốc nguồn từ mô cơ thể trưởng thành (ASC) được sử dụng để điều trị và có thể lưu trữ sử dụng lâu dài.
Hiện nay, hai loại tế bào gốc ASC được lưu trữ phổ biến là tế bào gốc từ máu cuống rốn và mô dây rốn. Trước đây, phần dây rốn và bánh nhau thường không được lưu tâm và bị loại bỏ sau khi sinh. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, máu và mô của dây rốn hoặc bánh nhau đã được thu thập để tách lấy tế bào gốc. Quá trình thu thập đơn giản, nhanh chóng, không gây đau đớn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
1. Tế bào gốc từ máu cuống rốn
Máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, có khả năng tái tạo toàn bộ hệ máu và hệ miễn dịch. Khối tế bào gốc tạo máu có thể được ghép cho bệnh nhân sau khi điều trị điều kiện để thay thế toàn bộ máu và hệ miễn dịch để điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh máu ác tính, đa u tủy, lymphoma, suy tủy xương, tan máu bẩm sinh, và rối loạn chuyển hóa…
So sánh với các nguồn tế bào gốc từ tủy xương hay máu ngoại vi, máu cuống rốn thu thập không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến, tính sinh miễn dịch thấp và có khả năng tương thích tốt với người nhận không hoàn toàn phù hợp HLA.
Tìm hiểu thêm: Lưu trữ máu cuống rốn có tác dụng gì? Bảo hiểm cho sức khỏe.
2. Tế bào gốc từ mô dây rốn
Liệu pháp tế bào gốc trung mô đang trở thành một phương pháp tiềm năng trong việc điều trị nhiều bệnh lý như bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh tự miễn và bệnh cơ xương khớp. Mô dây rốn là một nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc trung mô chất lượng tốt, có tính năng giảm viêm, hỗ trợ tái tạo mô hư tổn, và có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể như mỡ, sụn, cơ, và xương. (2)
So sánh với tế bào gốc trung mô từ những nguồn tủy và mô mỡ, tế bào gốc trung mô từ dây rốn dễ thu thập, dễ nuôi tăng sinh, sở hữu tính sinh miễn dịch thấp nên có thể dùng cho người không cùng huyết thống, và hiệu quả điều trị ấn tượng do lượng chất tiết và khả năng di chuyển đến vị trí tổn thương vượt trội của tế bào gốc từ mô dây rốn.
Tìm hiểu thêm: Lưu trữ mô dây rốn để làm gì?
Lưu trữ tế bào gốc chữa được những bệnh gì?
Như đã đề cập, khối tế bào gốc tạo máu có thể thay thế lại hệ máu và hệ miễn dịch trong nhiều bệnh nguy hiểm, và tế bào gốc trung mô sở hữu khả năng hỗ trợ cho quá trình tái tạo, sửa chữa mô bị tổn thương hoặc mất đi do ảnh hưởng của bệnh lý.
Hiện tại, tế bào gốc đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản, suy giảm miễn dịch, suy tim, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, viêm xương khớp, bệnh Hodgkin, u lympho không Hodgkin… Do thu thập đơn giản và chất lượng tế bào gốc tốt, lưu trữ tế bào gốc được đánh giá là tiềm năng trong việc ứng dụng vào điều trị sau này khi cần thiết. (3)
Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc cho con?
Nếu như vẫn còn thắc mắc lưu trữ tế bào gốc để làm gì thì dịch vụ này được xem là “bảo hiểm sinh học” hay là “”hệ miễn dịch dự phòng” giúp đảm bảo sức khỏe cho cả chính em bé hoặc những thành viên khác trong gia đình.
Tế bào gốc có thể được lưu trữ lâu dài và sử dụng khi cần thiết, đảm bảo nguồn cung sẵn có, tiết kiệm chi phí và thời gian chữa trị cho người bệnh. Vì vậy, nếu có điều kiện, người dân nên lưu trữ tế bào gốc cho con để dự phòng chữa trị nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các gia đình có tiền sử di truyền các bệnh lý có thể được điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc như bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường tuýp 1, suy tủy xương…

Ai có thể lưu trữ tế bào gốc?
Sau khi đã làm rõ vấn đề lưu trữ tế bào gốc là như thế nào, chúng ta nên tìm hiểu đối tượng có thể thực hiện dịch vụ này. Hiện nay, hầu hết sản phụ có sức khỏe ổn định, không mắc bệnh lý mạn tính nguy hiểm và không xảy ra biến chứng trong thai kỳ có thể đăng ký lưu trữ tế bào gốc cho con.
Quy định lưu trữ tế bào gốc cho con ở mỗi bệnh viện có thể khác nhau, thai phụ và gia đình nên sớm tìm hiểu và đưa ra quyết định trước tuần thứ 34 của thai kỳ. (4)
Lưu ý: Trong một số trường hợp bố hoặc mẹ của em bé từng trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư vẫn có thể thực hiện lưu trữ tế bào gốc cho con, tuy nhiên cần trao đổi và tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trường hợp nào không được lưu trữ tế bào gốc?
Sản phụ có thể không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện lưu trữ tế bào gốc cho con nếu:
- Chưa đủ 18 tuổi.
- Mắc các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, rubella, giang mai, nhiễm virus cytomegalo (CMV), HIV…
- Đang mắc bệnh ung thư.
- Thai kỳ có xảy ra biến chứng hoặc tiềm ẩn nguy cơ khởi phát biến chứng thai kỳ cao.
Để biết chính xác bản thân có đủ điều kiện thực hiện lưu trữ tế bào gốc cho con hay không, sản phụ và gia đình nên sớm đến bệnh viện uy tín có cung cấp dịch vụ này để bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết.
Tế bào gốc lưu trữ được trong bao lâu?
Tế bào gốc được bảo quản lạnh ở nhiệt độ – 150 độ C đến -196 độ C có thể được lưu trữ trong thời gian lâu dài, có thể tới hơn 25 năm, thậm chí lâu hơn. Nhờ vào quá trình đông lạnh và bảo quản ở nhiệt độ thấp, các hoạt động hóa sinh của tế bào ngừng lại và bảo toàn nguyên vẹn chức năng của của tế bào gốc đến khi rã đông, đảm bảo tối ưu để có thể phục vụ tốt cho quá trình chữa trị bệnh trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc lưu trữ được bao lâu? Thời gian tối đa bao nhiêu năm?
Chi phí lưu trữ tế bào gốc
Hiện nay, chi phí lưu trữ tế bào gốc dao động từ nhiều mức khác nhau tùy trường hợp và thời gian lưu trữ. Tại mỗi bệnh viện, mức chi phí này có thể có sự chênh lệch, tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Chất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ tại từng cơ sở y tế:
- Mỗi ngân hàng tế bào gốc sẽ cung cấp dịch vụ và quy trình lưu trữ với chất lượng khác nhau, khách hàng nên tham khảo mức chi phí để chọn được nơi lưu trữ tế bào gốc phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
- Để tối ưu chi phí, khách hàng tại Việt Nam có thể cân nhắc chọn lưu trữ tế bào gốc tại các ngân hàng tế bào gốc uy tín trong nước, đơn cử như Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô thuộc Hệ thống PlinkCare.
- Hạng mục lưu trữ: Mỗi gói lưu trữ như “máu & mô dây rốn”, “máu & tế bào từ mô dây rốn” hoặc lưu trữ 1 trong các thành phần bao gồm “mô dây rốn”, “máu dây rốn”, “tế bào từ mô dây rốn” sẽ có mức chi phí khác nhau.
- Thời gian lưu trữ: Tùy thuộc vào số năm lưu trữ tế bào gốc chẳng hạn như 1 năm, 5 năm, 10 năm, 17 năm hay 25 năm mà mức chi phí sẽ có sự thay đổi.
- Chi phí thăm khám thai kỳ và xét nghiệm chuyên sâu: Trước khi thu thập và lưu trữ tế bào gốc cho con, sản phụ cần phải thăm khám sức khỏe thai kỳ và thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm. Tại mỗi bệnh viện, mức chi phí cho toàn bộ quá trình này sẽ có chênh lệch.
Lưu ý, chi phí dịch vụ trên là giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn chính xác, cụ thể về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ.
Địa chỉ lưu trữ tế bào gốc ở đâu tốt?
Để đảm bảo tối ưu chất lượng tế bào gốc được lưu trữ, có thể hỗ trợ tốt quá trình dự phòng chữa trị bệnh lý trong tương lai, khách hàng nên ưu tiên chọn bệnh viện uy tín.
Trung tâm Tế bào gốc & Ngân hàng mô thuộc Hệ thống PlinkCare chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc uy tín, được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động từ tháng 7 năm 2019.
Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Tế bào gốc, đồng thời tiên phong về công nghệ, chất lượng lưu trữ, nghiên cứu tế bào. Quy trình tại trung tâm được thực hiện khoa học và khép kín từ việc thu thập, tiếp nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ, ứng dụng hỗ trợ điều trị, nuôi cấy…
Ngoài ra, trung tâm còn sở hữu hệ thống hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong y sinh giúp nâng cao chất lượng xử lý, phân tích tế bào như hệ thống máy phân tích tế bào theo dòng chảy BD FACSCanto II, hệ thống xử lý tế bào gốc tạo máu tự động Sepax® 2…
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ lưu trữ tế bào gốc tại TPHCM ở đâu tốt, uy tín?
Quy trình lưu trữ tế bào tế bào gốc tại PlinkCare
Dịch vụ lưu trữ tế bào gốc tại Trung tâm Tế bào gốc & Ngân hàng mô thuộc Hệ thống PlinkCare được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Quy trình lưu trữ tế bào gốc bao gồm các bước cơ bản như sau:
- Đặt lịch tư vấn: Khi có nhu cầu tham khảo về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cho con, khách hàng có thể liên hệ hotline 093 180 6858 – 0287 102 6789 (TP.HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để được nhân viên tư vấn.
- Đăng ký dịch vụ: Khách hàng cần xác nhận bằng văn bản về quyết định đăng ký thực hiện dịch vụ lưu trữ tế bào gốc trước khi chuyển dạ (trước tuần thứ 34 của thai kỳ).
- Thực hiện thu thập và lưu trữ: Trong quá trình đỡ sinh tại bệnh viện, nhân viên y tế sẽ tiến hành thu thập mẫu máu / mô từ dây rốn của em bé. Các mẫu được thu thập sẽ trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng, sau đó xử lý, phân lập và tiến hành lưu trữ tế bào gốc tại Ngân hàng Mô.

Tóm lại, lưu trữ tế bào gốc mang lại nhiều lợi ích giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong tương lai. Nếu còn các thắc mắc về vấn đề lưu trữ tế bào gốc là sao, khách hàng có thể liên hệ đến fanpage hoặc hotline của Hệ thống PlinkCare để được hỗ trợ nhanh chóng.