Image

Lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo? Nên chọn phương pháp nào?

Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?

Suy thận giai đoạn cuối (giai đoạn 5) là giai đoạn bệnh tiến triển nghiêm trọng nhất. Thận của người bệnh đã bị tổn thương vô cùng nặng nề, với mức lọc cầu thận < 15mL/ph/1,73m². Người bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan bị nhiễm độc, đặc biệt là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu. Nguy cơ ảnh hưởng tới mạng sống cao khi không được điều trị thay thế thận kịp thời. (1)

Chức năng của thận là lọc chất thải và những chất dư thừa từ máu, sau đó sẽ đẩy ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất lỏng, các chất điện giải và chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như nôn và buồn nôn, khó thở, giảm lượng nước tiểu, phù mắt cá chân và bàn chân, ngứa da, đau hoặc cảm thấy tức ngực…

suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận mạn giai đoạn cuối khi độ lọc cầu thận đã nằm ở mức kém nhất. Những chất dư thừa, chất độc được lọc đi rất chậm, dẫn tới tình trạng tích tụ và gây độc cho cơ thể của người bệnh.

Người bệnh suy thận ở giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh. Ở giai đoạn này, ghép thận sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.

>> Xem thêm: 5 giai đoạn suy thận mạn

Các phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

1. Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo (lọc máu nhân tạo) là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể của người bệnh. Việc lọc máu sẽ được thực hiện bởi một loại máy chuyên dụng. Phương pháp này thường được chỉ định điều trị cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp (thường do ngộ độc). Thận khi đó đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng. (2)

Khi chạy thận nhân tạo, điều dưỡng lọc máu sẽ đặt hai cây kim vào cầu nối mạch máu có sẵn trên cánh tay người bệnh. Các kim này sẽ gắn vào một ống mềm kết nối với máy lọc máu.

chạy thận nhân tạo

Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc rồi đưa máu trở lại vào cơ thể của người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu luôn kiểm tra huyết áp và tốc độ bơm máu qua bộ lọc cùng các chất cần loại bỏ khỏi cơ thể người bệnh.

Bộ lọc gồm hai phần. Một phần dành cho máu và một phần dành cho dịch lọc. Cả hai phần này được ngăn cách với nhau bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng giúp giữ lại những tế bào máu, protein và các chất quan trọng khác, đồng thời loại bỏ những chất thải như urê, creatinine, kali, chất lỏng thừa ra khỏi máu.

2. Lọc màng bụng

Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh để làm màng lọc thay thế cho thận suy yếu. Phương pháp này giúp lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể và cân bằng nội môi. (3)

Màng bụng có diện tích gần bằng diện tích của cơ thể, khoảng 1 – 2m². Thông thường, khoang ổ bụng chứa khoảng 100ml dịch sinh lý, có thể chứa hơn 2l dịch lọc màng bụng mà không gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

lọc màng bụng

Màng bụng được dùng như một màng bán thấm, ngăn cách giữa hai khoang gồm một khoang chứa dịch, một khoang chứa những mao mạch quanh màng bụng. Trong quá trình dịch lọc màng bụng lưu trong khoang bụng, quá trình khuếch tán, siêu lọc và hấp thu sẽ diễn ra đồng thời.

Quá trình khuếch tán là hiện tượng các chất hòa tan đi từ nơi có nồng độ cao trong máu như ure, creatinine, kali… qua màng bán thấm (màng bụng) tới khoang chứa dịch lọc. Sự chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa dịch lọc và mạch máu có thể giúp nước thẩm thấu từ khoang máu sang tới khoang dịch lọc, qua đó loại bỏ nước thừa trong cơ thể.

3. Ghép thận

Một phương pháp điều trị khác dành cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối là cấy ghép thận. Một quả thận khỏe mạnh sẽ thay thế cho quả thận đã mất tới 90% khả năng hoạt động bình thường, không còn khả năng lọc máu.

Nguồn thận được dùng cho việc cấy ghép có thể từ người cho thận còn sống (thân nhân hay không phải thân nhân) hoặc người đã chết não. Đây được xem là lựa chọn điều trị tốt nhất cho người bệnh suy thận.

Vì phương pháp này có thể làm tăng cơ hội sống lâu và khỏe mạnh hơn. Người bệnh thường được ghép thận khi thận suy, trước khi cần lọc máu, có thể áp dụng kèm với lọc máu trong khi chờ ghép thận.

Nên lựa chọn phương pháp lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo?

Lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo là hai phương pháp có thể hỗ trợ nhau trong quá trình điều trị người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Với các trường hợp chạy thận nhân tạo lâu năm, mạch máu đã biến đổi, lòng mạch hẹp, lưu lượng máu giảm, phương pháp lọc máu kém hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét chỉ định người bệnh chuyển sang lọc màng bụng.

Mặt khác, người bệnh nhân lọc màng bụng lâu năm khi hiệu quả giảm có thể chuyển sang phương pháp chạy thận nhân tạo. Trong quá trình này, người bệnh lọc màng bụng có thể mỗi tháng tới bệnh viện chạy thận nhân tạo 1 – 2 lần để tăng cường hiệu quả lọc máu.

Ưu và khuyết điểm của từng phương pháp

1. Chạy thận nhân tạo

  • Ưu điểm: Phương pháp này có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp, đồng thời duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và những khoáng chất khác nhau như kali và natri trong cơ thể. Quá trình chạy thận nhân tạo thường được bắt đầu trước khi thận ngừng hoạt động tới mức gây ra những biến chứng đe dọa mạng sống.
  • Khuyết điểm: Trong quá trình lọc máu nhân tạo, các vấn đề ở đường vào mạch máu có khả năng xảy ra. Đây là lý do phổ biến khiến người bệnh cần tới bệnh viện để thực hiện bằng phương pháp này. Vì bất cứ loại tiếp cận mạch máu nào cũng có khả năng gây ra những biến chứng như tắc nghẽn mạch máu, hạ huyết áp và mất máu.

ưu và khuyết điểm

2. Lọc màng bụng

  • Ưu điểm: 
    • Phương pháp đơn giản, có thể thực hiện ở các nơi không có máy chạy thận nhân tạo. Người bệnh không cần phụ thuộc vào máy móc.
    • Phù hợp với nhiều nhóm đối tượng, đặc biệt là người đi học, đi làm.
    • Phù hợp với các trường hợp có huyết động không ổn định. Do phương pháp lọc màng bụng sẽ làm thay đổi từ từ các chất hòa tan, lượng nước trong cơ thể.
    • Hiệu quả lọc máu cao, giúp bảo tồn thận tốt.
    • Ít gây mất máu, thiếu sắt ở người bệnh suy thận giai đoạn cuối.
    • Người bệnh ít bị hạn chế trong chế độ dinh dưỡng hơn khi áp dụng phương pháp lọc máu nhân tạo.
    • Không cần dùng  những loại thuốc chống đông, qua đó hạn chế nguy cơ đột quỵ và xuất huyết tiêu hóa.

Không như người bệnh chạy thận nhân tạo phải đến bệnh viện để lọc máu 3 lần mỗi tuần, các trường hợp lọc màng bụng có thể thực hiện tại nhà. Người bệnh chỉ tái khám hàng tháng và lãnh dịch lọc cùng thuốc.

  • Khuyết điểm

Sau khi thực hiện lọc màng bụng, người bệnh có thể đối mặt với các nguy cơ như:

  • Nguy cơ tăng đường máu vì dịch lọc màng bụng có nồng độ glucose 1,5%, 2,5% hay 4,25 %.
  • Viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường ra của ống thông do không tuân thủ quy trình được hướng dẫn khi thực hiện tại nhà.
  • Huyết áp hạ do siêu lọc rút ra nhiều dịch. Tỷ lệ tăng huyết áp gia tăng đối với các trường hợp xơ gan cổ chướng những ngày đầu.
  • Mất nhiều protein qua lọc.
  • Hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim.
  • Các nguy cơ khác như rò rỉ dịch từ ổ bụng, tụt catheter vào trong hoặc ra ngoài ổ bụng, tắc catheter, chảy máu ở nơi đặt catheter hay vào khoang phúc mạc.

>> Xem thêm: Người bị suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị suy thận mạn

Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ làm chậm tiến trình bệnh, giúp bảo tồn chức năng của những đơn vị thận còn lại, hạn chế ảnh hưởng tới những cơ quan khác và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh thận tiến triển thường khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, dẫn tới tình trạng ăn uống kém, nhanh chóng sụt cân. Vì thế, chế độ ăn của người bệnh suy thận cần có sự tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng để bảo vệ thận và sức khỏe, cụ thể:

  • Bổ sung những món ít đạm như gạo trắng, miến, bún, hủ tiếu, phở, khoai lang, bột sắn dây…
  • Người bệnh suy thận có kèm bệnh nền đái tháo đường nên bổ sung các loại thực phẩm ít đường như bún, bánh canh, bánh cuốn, khoai sọ, bún, khoai lang…
  • Cần ăn đa dạng, đầy đủ và đúng liều chất đạm. Người bệnh có thể thay thế đạm động vật bằng những loại đạm thực vật dễ tiêu hoá, calo thấp… Đặc biệt, người bệnh suy thận đi kèm rối loạn mỡ máu nên hạn chế bổ sung trứng gà, thịt đỏ…
  • Bổ sung canxi bằng những loại sữa ít đường hoặc không đường.
  • Người bệnh suy thận chưa chạy thận nhân tạo có thể dùng dầu thực vật như dầu ô-liu, dầu mè, dầu đậu nành… để bổ sung chất béo.

Đố với trường hợp suy thận mạn có kèm đái tháo đường cần chọn trái cây ít ngọt, đặc biệt cần lưu ý hàm lượng kali trong mỗi loại thực phẩm.

  • Bổ sung thêm chất sắt và axit folic… theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Tránh dùng các chất kích thích, rượu bia, thức uống có cồn, nước ngọt, cà phê… Điều này nhằm tránh gây thêm gánh nặng cho thận.
  • Bổ sung đủ vitamin bằng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây… Người bệnh có thể chọn những loại trái cây màu xanh, đỏ, vàng và tím.

chế độ dinh dưỡng

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống PlinkCare quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống PlinkCare, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo sẽ là các lựa chọn điều trị cho người bệnh suy thận ở giai đoạn cuối. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, lưu ý chỉ thực hiện các phương pháp này ở các cơ sở y tế uy tín nhằm giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send