Image

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng chi tiết nhất

lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Vai trò quan trọng của kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến và đáng lo ngại ở trẻ em. Theo thống kê từ UNICEF, gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do suy dinh dưỡng. Theo đó, tình trạng suy dinh dưỡng có thể cản trở sự phát triển về thể chất và khiến trẻ thiếu các kỹ năng vận động cũng như suy giảm trí tuệ.

Nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, thiếu hụt dinh dưỡng thường bắt nguồn từ việc trẻ không được cung cấp đúng và đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, trẻ sinh non hoặc không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời đều là những trường hợp có nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng như dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, tiêu chảy

Bằng cách đo chiều cao, cân nặng của trẻ hàng tháng và theo dõi sự phát triển định kỳ mỗi tháng dựa vào biểu đồ tăng trưởng sẽ giúp ba mẹ đánh giá chính xác trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Khi trẻ tăng cân và tăng chiều cao theo đúng giai đoạn độ tuổi thì có nghĩa là trẻ đang khỏe mạnh và phát triển bình thường. Trong trường hợp trẻ nhiều tháng không tăng cân và thấp còi hơn so với các bạn đồng trang lứa thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mà ba mẹ cần chú ý.

Việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp ba mẹ xác định rõ nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của con, từ đó đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời giúp ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe toàn diện của trẻ.

Khi nào cần lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng?

Theo các chuyên gia, một đứa trẻ bình thường và phát triển khỏe mạnh sẽ tăng cân đều hàng tháng, khi trẻ không tăng cân hoặc đứng cân là dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cần được theo dõi cũng như có sự chăm sóc đặc biệt.

Chính vì thế, việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là vô cùng cần thiết mà ba mẹ không nên bỏ qua, nhất là khi bé có những dấu hiệu bất thường về sự phát triển thể chất và hệ tiêu hóa chẳng hạn như:

  • Bé không tăng cân trong thời gian dài;
  • Bé thấp còi, nhẹ cân hơn các bạn cùng tuổi;
  • Bé biếng ăn hoặc ăn rất ít;
  • Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt;
  • Bé có biểu hiện chậm chạp, kém linh hoạt;
  • Xuất hiện những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,…
kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng vô cùng cần thiết
Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng vô cùng cần thiết với trường hợp trẻ biếng ăn và chậm tăng cân

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cần dựa vào tình trạng dinh dưỡng và thể trạng khác nhau của từng đứa trẻ. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến suy dinh dưỡng, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chuyên sâu cũng như tham khảo hướng dẫn của bác sĩ nhằm xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả nhất. (1)

Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết từ các chuyên gia về cách lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng ba mẹ có thể tham khảo.

1. Lập kế hoạch ăn uống hợp vệ sinh

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em mà nhiều ba mẹ không chú ý, đó là vấn đề vệ sinh trong ăn uống. Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn còn khá non nớt, do đó khi ăn phải thức ăn ô nhiễm và không hợp vệ sinh trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,… Chính vì thế, ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh khi lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ.

Theo đó, một số lưu ý trong vấn đề vệ sinh ăn uống khi ba mẹ lên kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Cho trẻ ăn chín uống sôi, tránh sử dụng đồ ăn đã nguội.
  • Nên hâm nóng lại thức ăn khi đồ ăn để bên ngoài quá 3 tiếng.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Rửa sạch rau củ và cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
  • Vệ sinh dụng cụ chế biến và các dụng cụ ăn uống sạch sẽ giúp trẻ tránh với vi khuẩn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn bên ngoài không được đảm bảo vệ sinh, đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.

2. Kế hoạch vệ sinh cá nhân, môi trường

Bên cạnh các vấn đề vệ sinh ăn uống, việc vệ sinh cá nhân hàng ngày cũng cần được ba mẹ lưu ý khi chăm sóc trẻ. Tắm gội sạch sẽ, tránh để trẻ mặc quần áo bẩn cả ngày, cắt móng tay thường xuyên và không cho trẻ mút tay hay ngậm đồ chơi,…

Ba mẹ có thể dạy trẻ một vài kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đánh răng đúng cách 2 lần/ngày và giữ cơ thể sạch sẽ để phòng tránh các bệnh ngoài da.

Mặt khác, ba mẹ cũng cần tạo cho trẻ môi trường sống, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày sạch sẽ, thoáng mát. Dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh các nguồn lây nhiễm, đồng thời thu gom và xử lý rác thải hàng ngày để tránh ô nhiễm môi trường sống của trẻ.

3. Kế hoạch cho cha mẹ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Nguyên tắc chính của kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng đó là đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể từ 4 nhóm chất chính bao gồm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Trong một số trường hợp không bổ sung đủ dinh dưỡng bằng cách ăn uống, ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng một số thực phẩm chức năng phù hợp với trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh hoặc các vitamin khác khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây tác dụng ngược khi đang điều trị tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

Các chuyên gia khuyến khích ba mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức nhất định về dinh dưỡng để có cách chăm sóc hợp lý và khoa học nhất.

  • Trẻ em cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nhằm cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch cũng như bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng, nấu thức ăn chín kỳ đề phòng các nguy cơ ngộ độc hoặc nhiễm các bệnh về đường ruột.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm đảm bảo trẻ đang phát triển đúng theo độ tuổi.
  • Thay đổi thực đơn thường xuyên và chế biến đa dạng các món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nhằm kích thích cảm giác thèm ăn và giúp trẻ có cảm giác hứng thú hơn khi đến giờ ăn. Bổ sung các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi và nước ép trái cây nguyên chất giúp tăng đề kháng.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý và tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần từ khi trẻ được 1 tuổi.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động và tham gia các hoạt động thể chất vừa tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện vừa phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả.
đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đẩy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính cần thiết cho sự phát triển của trẻ

4. Kế hoạch theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ nhỏ

Bằng việc theo dõi cân nặng, chiều cao kết hợp cùng biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo từng tháng giúp ba mẹ xác định được trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, ba mẹ có thể ghi lại sự thay đổi thể trạng của trẻ theo các mốc thời gian nhất định nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ chi tiết hơn.

Bên cạnh việc tự theo dõi tại nhà, ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để các bác sĩ xác định chính xác lượng chất thừa hoặc thiếu trong con. Vì mỗi trẻ sẽ có sự hấp thu dinh dưỡng khác nhau, nên sau khi tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây suy dinh dưỡng ở trẻ, ba mẹ sẽ được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn về kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi cho con đảm bảo cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.

5. Kế hoạch chăm sóc tâm lý cho trẻ suy dinh dưỡng

Trong trường hợp trẻ gặp các vấn đề về tâm lý dẫn đến chán ăn, biếng ăn và khó hấp thụ dinh dưỡng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục các tình trạng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống thường ngày của trẻ.

Mặt khác, ba mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời hoặc chơi các bộ môn thể thao phù hợp với độ tuổi như bơi lội, đi bộ, nhảy dây… giúp trẻ tăng cơ hội giao lưu, tiếp xúc với các bạn từ đó cải thiện tinh thần và thể chất cho trẻ hiệu quả hơn.

Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ khi nào cần điều trị tại bệnh viện?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của tình trạng thiếu chất trầm trọng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Theo đó, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện khi gặp các vấn đề sau:

  • Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân trong thời gian dài. Trẻ gầy gò, thấp bé hơn những bạn bè cùng tuổi.
  • Trọng lượng cơ thể thấp, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3 đến 6 tháng.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi thường xuyên, chậm phát triển, quấy khóc nhiều, ít vui chơi và kém linh hoạt.
  • Sức đề kháng yếu, bị bệnh thường xuyên, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hóa.
  • Da khô, xanh xao, nhợt nhạt.

Để biết thêm thông tin về cách lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, ba mẹ có thể liên hệ đến PlinkCare theo thông tin:

Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết có thể giúp ba mẹ có thêm kiến thức cần thiết để lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng một cách đúng đắn và hiệu quả. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng là cả một quá trình đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực chăm sóc đặc biệt từ gia đình cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Do đó, khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, ba mẹ đừng ngần ngại liên hệ đến Hotline PlinkCare để được các chuyên gia, bác sĩ giỏi tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send