
Lang ben có chữa được không? Có tự khỏi không?
Tổng quan về bệnh lang ben
1. Nguyên nhân
Để biết được lang ben có chữa được không, người bệnh cần hiểu nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Nguyên nhân gây lang ben là do sự phát triển quá mức của nấm Malassezia globosa trên bề mặt da. Trong môi trường ấm áp, ẩm ướt và nhiều dầu các loại nấm này phát triển mạnh ngoài tầm kiểm soát. Những loại nấm men này gây ra các triệu chứng của bệnh lang ben.
2. Triệu chứng
Hầu hết những người bệnh lang ben có triệu chứng như: (1)
- Da bị đổi màu
- Trên da trắng, các mảng lang ben có màu hồng, đỏ hoặc nâu nhạt mà không phải do rám nắng
- Trên da nâu hoặc đen các mảng lang ben có xu hướng nhạt màu hơn vùng da xung quanh.
- Lang ben thường xuất hiện ở ngực, lưng trên, cánh tay trên, cổ hoặc bụng.
- Các mảng lang ben phẳng, tròn và liên kết với nhau để tạo thành các khu vực rộng lớn.
- Lang ben có nhiều vảy và gây triệu chứng ngứa.
Ai có thể bị lang ben?
Bệnh lang ben ảnh hưởng đến nhiều người trên toàn thế giới, cụ thể:
- Người sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và phổ biến vào những tháng hè ở vùng khí hậu ôn đới.
- Người đang ở tuổi dậy vì đây là lúc các tuyến dầu trên da hoạt động mạnh.
- Người có thai, nội tiết tố rối loạn.
- Người suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị lang ben do dùng thuốc như corticosteroid hoặc mắc các bệnh như tiểu đường.
Yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh lang ben
Yếu tố tăng khả năng mắc bệnh lang ben gồm:
- Thay đổi nội tiết tố (đặc biệt là dậy thì, mang thai hoặc dùng nội tiết thay thế).
- Hệ thống miễn dịch suy yếu (HIV, trẻ em bị bệnh cúm, sởi,…).
- Vệ sinh cá nhân kém.
- Thời tiết nóng ẩm.
- Đổ mồ hôi.
- Da nhờn.

Lang ben có tự khỏi không?
Có. Theo các chuyên gia, lang ben là bệnh da liễu lành tính, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát cũng như hạn chế tình trạng lây lan của lang ben.
Bệnh lang ben có chữa được không?
Có, lang ben chữa được. Nhìn chung, lang ben rất dễ điều trị, người bệnh có thể dùng các loại kem hoặc xà phòng sử dụng cho vùng da. Đối với các trường hợp lang ben nặng hoặc lan rộng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống. Những loại thuốc này chưa chất chống nấm nhằm tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển nấm. Việc điều trị đúng cách bằng thuốc kháng nấm là cần thiết giúp người bệnh phục hồi và ngăn ngừa tái phát.
Điều trị lang ben có thể mất tầm vài tháng để da trở lại bình thường. Nếu bệnh tái phát hãy gặp bác sĩ để điều trị lại như cũ hoặc sẽ được đề nghị điều trị lâu dài như việc dùng dầu gội chống nấm vài tuần/lần. (2)
Bệnh lang ben có lây không? Lây qua đường nào?
Song song với câu hỏi “lang ben có chữa được không?” thì câu hỏi “lang ben có lây không?” cũng nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh lang ben không là bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, thực tế lang ben rất dễ lây lan khi gặp điều kiện thuận lợi như người có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh nền,… Bệnh lây từ người bệnh sang người lành, nhất là các thành viên trong gia đình vì dùng chung các đồ dùng cá nhân, nằm chung giường,…
Đặc biệt, lang ben lây nhiều hơn khi gặp điều kiện thuận lợi đổ mồ hôi, nhất là vào ngày hè nắng nóng. Ngoài ra, bệnh lang ben còn có yếu tố di truyền nên khi ba mẹ bị mắc bệnh, con cái cũng có nguy cơ cao dễ bị lang ben.
Bệnh lang ben có khả năng lây lan qua các con đường sau:
- Lây từ vùng da này sang vùng da khác: ban đầu lang ben chỉ là các vết hồng ban, mảng nâu, đốm trắng trên da rồi lang rộng thành mảng lớn hoặc rải rác ở những vùng tiết nhiều mồ hôi.
- Lây từ người sang người: người không bệnh có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao nếu tiếp xúc thân mật, đụng chạm, cọ xát với vùng da nhiễm nấm lang ben.
- Lang ben lây qua đồ dùng: nấm lang ben có thể trú ngụ tạm thời ở quần áo, khăn tắm, giường nệm,.. nên khi người không bệnh tiếp xúc với các vật này cũng có thể dễ bị lang ben.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lang ben
Để trả lời cho câu hỏi “lang ben có chữa được không?” trước tiên các bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lang ben bằng các xét nghiệm da đơn giản. Tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ cạo lấy các tế bào da bị bệnh lang ben đi kiểm tra ở dưới kính hiển vi và tìm tế bào nấm men.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra da của người bệnh lang ben với đèn Wood – một thiết bị dùng tia cực tím (UV) chiếu sáng vào làn da. Từ đó, các bác sĩ dễ dàng nhìn thấy dưới ánh sáng tia cực tím, các vùng da lang ben sẽ là màu vàng xanh.
Người bệnh nếu nghi bản thân bị mắc lang ben hãy đến gặp bác sĩ. Trước khi đi người bệnh nên chuẩn bị một số câu hỏi lúc thăm khám cho bác sĩ khi chẩn đoán cơ bản về bệnh gồm:
- Tôi bị lang ben như thế nào?
- Nguyên nhân khác có thể là gì?
- Cần xét nghiệm gì không?
- Bệnh lang ben là tạm thời hay lâu dài?
- Có những phương pháp điều trị nào, và tình trảng mình thì khuyên dùng phương pháp nào?
- Tôi có thể bị tác dụng phụ nào trong lúc điều trị?
- Mất bao lâu để làn da trở lại bình thường?
- Nên kiêng gì khi điều trị lang ben?
Đồng thời, bác sĩ có thể hỏi người một số câu hỏi, chẳng hạn như:
- Những vùng đổi màu này trên da bao lâu rồi?
- Các triệu chứng diễn ra liên tục hay thỉnh thoảng?
- Người bệnh đã từng bị lang ben hay bệnh tương tự lúc trước chưa?
- Các khu vực bị lang ben có ngứa không?
Cách điều trị bệnh lang ben hiệu quả
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lang ben, cụ thể:
1. Điều trị tại nhà
Với các trường hợp lang ben nhẹ người bệnh có thể thoa kem hoặc thuốc chống nấm không kê đơn. Hầu hết, người bệnh nhiễm nấm đều đáp ứng tốt với các thuốc bôi này, bao gồm:
- Thuốc bôi hoặc kem dưỡng da có chứa Clotrimazole (Lotrimin AF).
- Kem Miconazole (Micaderm).
- Selenium sulfide (Selsun).
- Terbinafine (Lamisil AT) dạng kem, gel.
- Xà phòng kẽm pyrithione, Piroctone olamine.
Trước khi sử dụng dạng thuốc mỡ, kem,… người bệnh hãy rửa và lau khô vùng da lang ben. Sau đó thoa thuốc một lớp mỏng 1 – 2 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần. Nếu người bệnh không thấy sự cải thiện sau 4 tuần hãy đến gặp bác sĩ. Người bệnh có thể cần một loại thuốc mạnh hơn.
Ngoài ra, thuốc bôi không kê đơn còn giúp bảo vệ làn da của người bệnh khỏi ánh nắng mặt trời và các nguồn tia UV nhân tạo. Thông thường, sau khi điều trị thành công một vài tháng, người bệnh sẽ có màu da cũng đồng đều trở lại.
2. Thuốc chống nấm theo toa
Nếu bệnh lang ben nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc kháng nấm không kê đơn, người bệnh cần dùng thuốc tăng cường theo toa. Các loại thuốc này là các chế phẩm bôi ngoài da hoặc một số loại thuốc uống như:
- Dầu gội, kem hoặc gel Ketoconazole (Ketoconazole, Nizoral,…).
- Dầu gội, kem hoặc gel Ciclopirox (Loprox, Penlac).
- Fluconazole (Diflucan) dạng dung dịch uống, viên nén.
- Viên nang, viên nén hoặc dung dịch uống Itraconazole (Onmel, Sporanox).
- Selenium sulfide (Selsun) 2,5%.
Nếu các triệu chứng của người bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm bằng đường uống như:
- Fluconazole (Diflucan) dạng dung dịch uống hoặc viên nén.
- Itraconazole (Onmel, Sporanox) dạng viên nén/nang, dung dịch uống.
- Terbinafin viên nén.
Khi điều trị thành công, màu da của bạn vẫn không đều màu trong vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể tái phát khi thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, trong những trường hợp dai dẳng, người bệnh phải dùng thuốc một hoặc hai lần một tháng để ngăn nhiễm trùng tái phát.

Khi điều trị thành công, màu da của bạn vẫn không đều màu trong vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể tái phát khi thời tiết nóng ẩm
Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa lang ben tái phát
Bổ trợ cho đáp án câu hỏi “lang ben có chữa được không” thì biện pháp chăm sóc, phòng ngừa lang ben tái phát cũng rất quan trọng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc để người bệnh dùng 1 – 2 lần/tháng gồm:
- Selenium sulfide (Selsun) 2,5%.
- Dầu gội, kem hoặc gel Ketoconazole (Ketoconazole, Nizoral,…).
- Viên nang, viên nén hoặc dung dịch uống Itraconazole (Onmel, Sporanox).
- Fluconazole (Diflucan) dung dịch uống hoặc viên nén.
Ngoài ra, người bệnh phòng ngừa lang ben tái phát như:
- Tránh đổ mồ hôi quá nhiều.
- Thoa kem chống nắng.
- Hạn chế ra trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, cotton để giảm tiết mồ hôi.
- Tránh dùng các sản phẩm gây nhờn da.
- Dùng thuốc theo bác sĩ hướng dẫn.
Nếu người bệnh có các dấu hiệu bất thường trên da như các tổn thương dạng dát hồng, nâu,… hay có vảy hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hơn nữa, người bệnh cũng nên gặp bác sĩ để thăm khám lại nếu trong quá trình điều trị có biểu hiện của tác dụng phụ thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý xử lý khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp. Hơn nữa, người bệnh cần lưu ý không dùng chung đồ đạc với mọi người và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là vitamin và kẽm.
Câu hỏi liên quan
1. Bệnh lang ben có tái phát không?
Đáp ứng được câu hỏi “lang ben có chữa được không?” Người bệnh cũng thường thắc mắc lang ben có tái phát không? Có, nhiều người bị tái phát lang ben vì nấm phát triển tự nhiên trên da nên có thể bị mắc bệnh trở lại. Tuy nhiên, lang ben không phải là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da. Người bệnh chỉ cần dùng xà phòng hoặc thuốc vài lần mỗi tuần hoặc mỗi tháng làm giảm tái phát bệnh lang ben.
2. Điều trị lang ben bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Thông thường, lang ben được điều trị ổn với các biện pháp điều trị tại nhà và có thể kiểm soát sau 2 – 6 tuần điều trị tùy thuộc vào vùng da nhiễm nấm men.
Hơn nữa, nếu người bệnh tuân thủ theo liệu trình điều trị và có chế độ chăm sóc phù hợp với từng trường hợp thì bệnh có thể thuyên giảm nhanh chóng và hạn chế tối đa tình trạng tái nhiễm.
Ngược lại, nếu người bệnh dùng thuốc không đều đặn, ngưng dùng thuốc sớm hơn liệu trình, vệ sinh cơ thể kém,… sẽ làm giảm khả năng điều trị của thuốc đồng thời làm tăng nguy cơ kháng thuốc và khiến bệnh bùng phát nặng hơn.
Vì vậy, thời gian điều trị lang ben phụ thuộc vào mức độ tổn thương, các biểu hiện lâm sàng, thái độ tuân thủ điều trị và cách chăm sóc da của người bệnh.
Thời gian điều trị lang ben phụ thuộc vào mức độ tổn thương, các biểu hiện lâm sàng, thái độ tuân thủ điều trị và cách chăm sóc da của người bệnh.
Chữa bệnh lang ben ở đâu tốt?
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, PlinkCare quy tụ các bác sĩ, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và liên tục cập nhật các phương pháp điều trị mới nhất sẽ tư vấn và điều trị bệnh phù hợp theo từng người bệnh.
Lang ben có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Có, lang ben nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh, cụ thể:
- Tổn thương đến cơ thể: vùng da người bệnh bị đổi màu trắng, hồng, vàng, nâu (tùy vào sắc tố da) thành từng mảng ở nửa người trên như mặt, cổ, lưng, ngực,…
- Ảnh hưởng đến tâm lý: bệnh gây phản cảm, mất thẩm mỹ,… làm người bệnh tự ti và mặc cảm.
- Lây lan bệnh cho cộng đồng: chính vì sự xem nhẹ của người bệnh nên tự do tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân,… làm lây bệnh cho người khác.
Nhiều người bệnh nghĩ lang ben là bệnh dễ điều trị mà chủ quan để bệnh tự khỏi và không cần áp dụng các phương pháp điều trị. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, lang ben có thể tái nhiễm, lây lan và ở trên da vĩnh viễn.
Vì vậy, người bệnh cần gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, kiểm soát bệnh không trở nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, PlinkCare TP.HCM hội tụ các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, với chuyên môn cao và liên tục cập nhật phương pháp điều trị đầy tiên tiến của thế giới, điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Lang ben – bệnh ngoài da khá phổ biến. Thông qua bài “Lang ben có chữa được không? Có tự khỏi không?” mong rằng người bệnh hiểu hơn về bệnh này cũng như biết cách phòng ngừa lây lan bệnh với những người xung quanh.