Image

8 kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm IVF

Thụ tinh ống nghiệm IVF là gì?

ky thuat tang ty le thanh cong ivf
TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản PlinkCare, Hà Nội – người “gieo mầm” sống và giúp hàng nghìn gia đình hiếm muộn hoàn thành giấc mơ làm cha mẹ.

Theo thống kê đến năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 50.000 trẻ được sinh ra nhờ kỹ thuật IVF/ICSI và 30.000 chu kỳ là IVF/ICSI mới được tiến hành mỗi năm, được xem là nước thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhiều nhất khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ thành công cao và chi phí điều trị thấp nhất khu vực.

Thụ tinh ống nghiệm IVF (In-vitro fertilization) được thực hiện để điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng mong con, có các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như có dị dạng về vòi trứng, bất thường về tinh trùng… hiếm muộn không rõ nguyên nhân, các trường hợp xin noãn, có bất thường về gen…

Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF

Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, PlinkCare, Hà Nội, có 4 yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), đó là: Độ tuổi của người phụ nữ, thời điểm bắt đầu điều trị, phác đồ điều trị toàn diện cho cả nam và nữ; kết hợp với kỹ thuật, trang thiết bị và phòng LAB đạt chuẩn.

Chính vì vậy, khi hai vợ chồng không sử dụng các biện pháp tránh thai trên 1 năm mà chưa có con cần thăm khám ngay để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị. Bên cạnh đó, những cơ sở có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại cùng phác đồ điều trị cá thể hóa phù hợp cũng giúp hạn chế những đau đớn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Việc thăm khám muộn, chẩn đoán và điều trị không đúng phương pháp khiến quá  trình điều trị có thể kéo dài 5-7 năm, thậm chí cả thập kỷ mới “tìm được con”.

Các kỹ thuật tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm

Việc áp dụng các kỹ thuật điều trị vô sinh mới nhất trong khu vực và thế giới tại PlinkCare đã tạo ra những “đột phá” mới, nâng cao tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm. Một số kỹ thuật hiện đại đang được áp dụng trong thụ tinh ống nghiệm hiện nay như:

1. Hỗ trợ phôi thoát màng

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted Hatching) tăng khả năng làm tổ của phôi. Để có thể bám vào được thành nội mạc tử cung và làm tổ, phôi phải thoát khỏi lớp màng trong suốt bao bọc quanh phôi. Trong thụ tinh ống nghiệm, phôi được nuôi cấy ở môi trường ngoài cơ thể và sau đó được đưa trở lại vào buồng tử cung.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân lớn tuổi, noãn bất thường, hoặc quá trình đông rã và nuôi cấy dài ngày bên ngoài cơ thể có thể ảnh hưởng tới tính chất màng trong suốt, vì vậy gây khó khăn khi thoát ra ngoài và làm tổ của phôi nang.

Nhằm khắc phục tình trạng này, các nhà nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật phôi thoát màng bằng việc tạo ra một lỗ thủng hoặc làm mỏng lớp màng bọc trước khi cấy phôi vào tử cung, nhờ đó phôi có thể thoát ra dễ hơn và tỷ lệ phôi bám vào nội mạc để làm tổ tăng lên.

2. Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ PGT

Những nghiên cứu khoa học tiến bộ đã chứng minh có nhiều bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ sau. Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) là 1 trong những phương pháp có thể can thiệp giúp ngăn ngừa sự di truyền của các bệnh lý này. Kỹ thuật này được phát triển từ những năm 1980 giúp phát hiện các bất thường di truyền phôi từ các cặp vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền cho thế hệ sau, tạo cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh, bình thường mà không phải đình chỉ thai kỳ khi phát hiện bệnh lý trong giai đoạn chẩn đoán tiền sản.

Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ được chia làm 3 nhóm chính và mỗi nhóm có những chỉ định khác nhau gồm:

  • Sàng lọc phôi bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (PGT-A)
  • Xét nghiệm bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (PGT-SR)
  • Xét nghiệm các bệnh lý di truyền do rối loạn đơn gene (PGT-M)

Trước đây, PGT-M được gọi là PGD (chẩn đoán di truyền tiền làm tổ) và PGT-A được gọi là PGS (được gọi là sàng lọc di truyền tiền làm tổ). Các xét nghiệm này khi kết hợp với nhau có thể cải thiện đáng kể cơ hội mang thai khỏe mạnh.

Hiện tại, kỹ thuật di truyền ngày càng phát triển giúp việc tầm soát và phân loại từng đối tượng được chính xác hơn, kỹ thuật này được kỳ vọng mang đến hiệu quả vượt trội, đảm bảo cho một thế hệ tương lai phát triển bình thường và khỏe mạnh.

3. Phương pháp điều trị với trường hợp tinh trùng có phân mảnh DNA

Tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của phôi và toàn vẹn DNA. Tinh trùng là yếu tố then chốt trong việc truyền đạt thông tin di truyền từ người cha. Do đó, việc đánh giá tính toàn vẹn DNA tinh trùng là vô cùng cần thiết khi làm thụ tinh ống nghiệm. 

Phân mảnh DNA tinh trùng được hiểu là sự đứt gãy bên trong DNA (2). Sự phân mảnh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kết quả điều trị thụ tinh ống nghiệm của nam giới. DNA tinh trùng có thể bị phân mảnh trong suốt quá trình sản sinh tinh trùng, hoặc với người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nhiệt độ cao, người đang trị liệu ung thư hoặc thực hiện các biện pháp hóa xạ trị.Theo nghiên cứu, có đến 30% nam giới vô sinh có các chỉ số tinh dịch bình thường nhưng chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng vượt ngưỡng.

Theo nghiên cứu, những nam giới có chỉ số phân mảnh DNA cao vượt ngưỡng cho phép thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc có con tự nhiên cũng như thất bại trong việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo (IUI). Trong chu kỳ điều trị IVF/ICSI, chỉ số phân mảnh cao làm giảm tỷ lệ thai, tác động đến khả năng phát triển thành phôi nang cũng như tăng tỷ lệ sẩy thai.

Từ kết quả của chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng, bác sĩ sẽ định hướng phác đồ hỗ trợ sinh sản phù hợp cho bệnh nhân. Phác đồ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên DFI có thể được thực hiện như sau (C.L. O’Neill và cs, 2018):

  • DFI < 25%: Thực hiện IUI hoặc IVF.
  • DFI >= 25%: thực hiện ICSI.

4. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)

Kỹ thuật này được thực hiện thành công lần đầu tiên vào năm 1992 và mở ra một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam, với phương pháp này người chồng có thể có con chính chủ dù có những bất thường về tinh trùng, chỉ cần một tinh trùng sống thì việc thụ tinh hoàn toàn có thể xảy ra.

tiem tinh trung vao bao tuong noan
Kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) được xem là cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh hiếm muộn.

So với IVF cổ điển, chúng ta cần ít nhất vài trăm nghìn tinh trùng chất lượng tốt để cấy với một noãn thì với ICSI, dưới sự trợ giúp của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại lớn, bác sĩ chỉ cần tiêm trực tiếp một tinh trùng vào bào tương noãn để thực hiện việc thụ tinh. Khác với thụ tinh tự nhiên hoặc IVF truyền thống, phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn bỏ qua giai đoạn tinh trùng xâm nhập vào lớp tế bào hạt xung quanh noãn, thực hiện phản ứng cực đầu, kết hợp với màng bào tương noãn.

5. Nuôi cấy phôi ngày 5

Phôi được nuôi cấy ở ngày 5 hoặc ngày 6 được gọi chung là phôi nang. Lúc này các thành phần chính của phôi nang bao gồm: Lớp tế bào nuôi và khối tế bào bên trong.

Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 cao hơn gấp 1,35 lần so với chuyển phôi ở giai đoạn phôi sớm. Phôi ngày 5 phản ánh chất lượng tốt, vì chỉ có phôi tương đối tốt trở lên mới có thể phát triển đến ngày 5. Những phôi yếu, chất lượng phôi không tốt sẽ có thể bị hỏng, dừng phát triển khi trải qua cuộc sàng lọc nuôi cấy dài ngày. Trung bình chỉ có khoảng 50% phôi ngày 3 có thể tiếp tục phát triển thành phôi ngày 5. 

Chuyển phôi ngày 5 sẽ hợp với sinh lý hơn, khả năng bám vào niêm mạc tử cung làm tổ cao hơn. Nuôi phôi ngày 5 kết hợp sàng lọc phôi sẽ loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng cơ hội có con khỏe mạnh. Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 có sàng lọc PGT là 75-80%. Chuyển phôi ngày 5 cũng giúp hạn chế khả năng đa thai vì mỗi lần chuyển phôi ngày 5, bác sĩ sẽ chỉ chuyển 1-2 phôi.

Một lưu ý quan trọng là kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 là kỹ thuật cao nên phụ thuộc nhiều vào trình độ của chuyên viên phôi học và trang thiết bị của cơ sở thực hiện. Tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Tâm Anh, tất cả chuyên viên phôi học đều có trình độ Thạc sĩ trở lên, giàu kinh nghiệm và thường xuyên được cập nhật kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; thiết bị nuôi cấy phôi hiện đại được nhập khẩu đồng bộ từ các nước Mỹ, Đức, Đan Mạch…

Đặc biệt hệ thống quản trị chất lượng được xây dựng với hàng trăm tiêu chí, được đánh giá nghiêm ngặt liên tục bởi đơn vị kiểm định độc lập. Tất cả những điều này đảm bảo hiệu quả cao nhất của kỹ thuật nuôi phôi ngày 5.

6. Trữ lạnh giao tử

Kỹ thuật trữ lạnh tinh trùng trong nitơ lỏng được thực hiện thành công ở nước ta từ năm 1995. Với kỹ thuật này, tinh trùng được lưu trữ trong nhiều năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng sau khi rã đông.

Với kỹ thuật này tinh trùng được pha với môi trường bảo vệ đông lạnh sau đó được hạ nhiệt độ từ từ đến -80 độ C. Sau đó, tinh trùng được lưu trữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Khi cần sử dụng, mẫu tinh trùng sẽ được rã đông, theo nghiên cứu hơn 50% tinh trùng sau rã đông còn sống sót và có khả năng thụ tinh với noãn tương đương như tinh trùng bình thường. Phương pháp này mang lại hy vọng cho việc điều trị vô sinh cũng như bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới.

Kỹ thuật đông lạnh và lưu trữ trứng (noãn) được thực hiện thành công tại Việt Nam từ năm 2003. Theo sinh lý bình thường, noãn sau khi được phóng noãn hoặc chọc hút ra ngoài cơ thể chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng vài giờ. Với kỹ thuật này, noãn được bảo quản trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến cơ chế thụ tinh sau khi rã. Để thực hiện kỹ thuật này, noãn sau khi được lấy ra sẽ cho tiếp xúc với các môi trường bảo vệ với nồng độ tăng dần. Sau đó, noãn sẽ được đưa vào nitơ lỏng theo kỹ thuật thủy tinh hóa.

7. Trữ lạnh phôi nang

Năm 1972, Whittingham cùng cộng sự của mình đã thực hiện thành công kỹ thuật đông lạnh phôi của chuột và sau đó kỹ thuật này được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chăn nuôi gia súc (3). Cho đến năm 1983 đánh giá bước ngoặt lớn về hỗ trợ sinh sản khi ca có thai đầu tiên từ phôi người đông lạnh được báo cáo tại Úc. Từ đó, kỹ thuật đông lạnh phôi trở thành một trong những kỹ thuật thiết yếu trong thụ tinh ống nghiệm.

Để thực hiện kỹ thuật này, phôi sẽ được cho tiếp xúc với các môi trường bảo vệ với nồng độ tăng dần. Sau đó phôi sẽ được cho vào buồng hạ nhiệt độ khoảng 2 giờ trước khi cho vào trong nitơ lỏng với phương pháp đông lạnh chậm hoặc cho thẳng vào nitơ lỏng với kỹ thuật thủy tinh hóa.

Với kỹ thuật này, phôi có thể được bảo quản tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng phôi sau rã. Người bệnh có thể sử dụng những phôi này để chuyển trong trường hợp thất bại ở chu kỳ IVF trước hoặc muốn có thêm con sau chu kỳ IVF mà không phải trải qua quá trình kích thích buồng trứng và chọc hút noãn thêm lần nữa.

tru lanh phoi, giao tu
Trữ lạnh giao tử, phôi, mô với nitơ lỏng được các chuyên gia đánh giá cao

8. Trữ lạnh mô (mô tinh hoàn, mô buồng trứng)

Trữ lạnh mô tinh hoàn là kỹ thuật sinh thiết mô tinh hoàn và lưu trữ trong môi trường đông lạnh, phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân vô tinh, không có tinh trùng trong tinh hoàn hoặc với những bệnh nhi chưa đến tuổi dậy thì đang điều trị bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai như điều trị ung thư…

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết tinh hoàn để tìm tinh trùng, mô tinh hoàn được chọn có chứa tinh trùng được bảo quản lạnh. Khi cần sử dụng, mô tinh hoàn sẽ được rã đông trong vòng 1 ngày trước khi chọc hút trứng và nuôi cấy tiếp trong 24 giờ. Sau đó các chuyên viên phôi học sẽ phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn rã đông và thực hiện kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để tạo phôi.

Với trữ lạnh mô buồng trứng, đây được xem là lựa chọn đối với những đối tượng là bệnh nhân ung thư muốn bảo tồn chức năng sinh sản mà không có đủ thời gian để kích thích buồng trứng và thu nhận noãn trước khi điều trị, cho những phụ nữ lớn tuổi, mãn kinh sớm hoặc cho bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng không may mắc các bệnh lý đe dọa đến chức năng buồng trứng.

Theo TS Thẩm Thị Thu Nga – Trưởng LAB trung tâm Tế bào gốc PlinkCare, Hà Nội (IVFTA) cho biết với trường hợp bé gái trước tuổi dậy thì không may bị cách bệnh lý như ung thư, các bệnh tự miễn thì trữ mô buồng trứng được coi là hy vọng cuối để bảo tồn chức năng sinh sản, với phương pháp này có thể bảo tồn chức năng buồng trứng về cả mặt sinh sản và nội tiết.

 Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ nội soi lấy thành phần mô buồng trứng, phân tách vỏ mô buồng trứng chứa nhiều trứng và nang noãn nhất sau đó chia thành các phần nhỏ và mang đi trữ lạnh mô.

Bệnh nhân sau điều trị bệnh hoặc sẵn sàng với việc mang thai, phần mô sẽ được rã và cấy ghép lại vào trong buồng trứng giúp bệnh nhân có thể mang thai tự nhiên hoặc có thể ở vị trí khác dưới da như ở cánh tay, bụng dưới… để có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Sự thành công của thụ tinh ống nghiệm đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sinh sản của nhân loại. Đây là một kỹ thuật điều trị y khoa phức tạp vì cần sự kết hợp chặt chẽ và song song giữa lĩnh vực y học và sinh học, giữa các bác sĩ lâm sàng và chuyên viên phôi học.

Việc tiếp cận, áp dụng các tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang đến những đột phá giúp nâng cao tỷ lệ thành công, cho hàng ngàn gia đình hiếm muộn, chậm con được chạm tay đến ước mơ đón được những em bé khỏe mạnh về nhà.

don con yeu nho ivf
Đón con yêu sau hành trình dài tìm kiếm là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với gia đình hiếm muộn, chậm con

Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, PlinkCare (IVFTA) là trung tâm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được trang bị phòng LAB đạt chuẩn ISO 5 – hệ thống phòng sạch tiêu chuẩn cao cấp trong thụ tinh ống nghiệm, với ưu thế tạo ra môi trường đạt độ vô khuẩn cao, kiểm soát không khí riêng biệt đáp ứng hoàn hảo yêu cầu về một môi trường nuôi cấy tốt nhất cho sự phát triển của phôi trong thụ tinh ống nghiệm

Bên cạnh đó, IVFTA là trung tâm Hỗ trợ sinh sản có tỷ lệ thành công cao hàng đầu cả nước, với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại như: Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, sảy thai nhiều lần liên tiếp; Sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ cho nhóm phụ nữ có dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, suy buồng trứng sớm, đáp ứng buồng trứng kém; xét nghiệm ERA Test đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung; trưởng thành trứng non (IVM); tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI); hỗ trợ phôi thoát màng; xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT); trữ lạnh giao tử (tinh trùng, trứng); Trữ lạnh mô (mô tinh hoàn, mô buồng trứng)… cùng các phác đồ tiên tiến, các loại thuốc mới… góp phần tăng tỷ lệ IVF thành công, đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người bệnh.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send