Image

Khám tim mạch cho trẻ em: Quy trình và khi nào nên thực hiện?

Dấu hiệu bệnh tim ở trẻ em cần được đi khám

Các khuyết tật về tim có thể bắt đầu hình thành trong 6 tuần đầu của thai kỳ. Những dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng thường được chẩn đoán trước hoặc ngay sau khi em bé chào đời. Trong một số trường hợp, các dị tật tim bẩm sinh bị bỏ sót do không tầm soát khi mang thai và bỏ qua các dấu hiệu quan trọng sau sinh, hoặc do dị tật diễn tiến âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng.

Các bệnh lý liên quan đến tim không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ, mà còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó, phụ huynh nên nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh;
  • Màu da của bé chuyển sang màu xám xanh hoặc tím, thường biểu hiện rõ ở môi, niêm mạc, móng tay;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Trẻ bị sưng ở chân, bụng, vùng quanh mắt;
  • Trẻ bị viêm phổi tái phát nhiều lần;
  • Bú kém, khó thở khi bú;
  • Trẻ chậm tăng cân. (1)

Ở những trẻ lớn hơn, các biểu hiện thường gặp cảnh báo bệnh tim như: Khi tập thể dục hoặc hoạt động thể lực, trẻ bị khó thở và dễ mệt, khả năng chịu đựng kém hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Trẻ có thể bị phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc ở tay. Trường hợp bệnh tim ở mức độ nặng, trẻ có thể thường xuyên ngất xỉu, có triệu chứng đau tức ở ngực. Lúc này, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tim.

Cần đưa trẻ đi khám tim mạch nếu trẻ bị viêm phổi tái phát nhiều lần
Cần đưa trẻ đi khám tim mạch nếu trẻ bị viêm phổi tái phát nhiều lần

Khám tim mạch ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trọng việc phát hiện sớm bệnh

Tỷ lệ trung bình trẻ em bị mắc dị tật tim bẩm sinh lên đến 8 ca trong 1000 trẻ được sinh ra. Căn bệnh này gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe của trẻ cũng như sự phát triển sau này. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, có thể làm lỡ mất thời gian chữa trị tốt nhất cho trẻ, hiệu quả điều trị bị giảm, làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Do đó, việc khám sàng lọc tim mạch cho con sau khi chào đời là rất cần thiết, mang lại nhiều ý nghĩa:

  • Có sự chuẩn bị về phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả cho trẻ;
  • Hạn chế tình trạng bệnh diễn tiến nặng;
  • Giảm nguy cơ các biến chứng cho trẻ, tránh được nguy cơ tử vong;
  • Giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh, phát triển bình thường;
  • Gia đình có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, tài chính trong việc điều trị sớm cho con. (2)

Khi nào cần đưa trẻ đi khám tim mạch?

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo, phụ huynh nên cho con kiểm tra tim mạch, thời điểm tốt nhất là từ 0-6 tuổi. Trường hợp trong thời gian mang thai, dù mẹ bầu đã có khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh trước đó, sau khi con chào đời, cũng nên thực hiện khám lại cho em bé. Vì một số trường hợp siêu âm tim thai khó phát hiện hoặc các bất thường ở tim chỉ xuất hiện sau sinh. Sau khi bé chào đời, thực hiện khám sàng lọc tim cho bé sẽ cho chẩn đoán chính xác nhất.

Trường hợp nhận thấy trẻ có triệu chứng bất thường, hoặc có nghi ngờ liên quan đến bệnh tim, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của con và sớm có biện pháp điều trị cho con.

Bố mẹ nên đưa con đi khám bệnh tim ngay sau khi sinh hoặc trong độ tuổi từ 0-6 tuổi
Bố mẹ nên đưa con đi khám bệnh tim ngay sau khi sinh hoặc trong độ tuổi từ 0-6 tuổi

Quy trình khám tim mạch cho trẻ em

Để việc thăm khám, điều trị bệnh về tim mạch cho con được tốt nhất, bố mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện có uy tín, có các chuyên khoa Tim mạch – Sản – Sơ sinh.

Quy trình thăm khám tim mạch cho trẻ tại PlinkCare bao gồm các bước:

  • Bước 1: Bố mẹ đặt hẹn với tổng đài và chọn ngày giờ khám phù hợp;
  • Bước 2: Bố mẹ đưa con đến Trung tâm Tim mạch – PlinkCare và lấy số thứ tự tại quầy lễ tân;
  • Bước 3: Khi đến lượt thăm khám của bé, thông tin họ tên của bé, số phòng khám sẽ được hiển thị trên màn hình tivi chiếu, được gắn ở dãy ghế ngồi chờ để bố mẹ có thể tiện theo dõi. Hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ gọi tên của bé, liên hệ phụ huynh khi đến lượt thăm khám;
  • Bước 4: Bác sĩ xem xét sổ khám bệnh, hồ sơ bệnh án của bé và tiến hành khám lâm sàng;
  • Bước 5: Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để có chẩn đoán về tình trạng sức khỏe tim, các bệnh lý liên quan đến tim;
  • Bước 6: Sau khi thực hiện các cận lâm sàng, phụ huynh đưa con đến gặp bác sĩ ở phòng khám ban đầu để được giải đáp về kết quả xét nghiệm;
  • Bước 7: Trường hợp trẻ không gặp bất thường gì ở tim, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho phụ huynh về cách chăm sóc cho con, giúp phòng ngừa các bệnh về tim. Trường hợp chẩn đoán trẻ mắc bệnh tim, phương pháp điều trị phù hợp nhất sẽ được hội chẩn và áp dụng điều trị sớm cho trẻ.

Các phương pháp chẩn đoán xác định bệnh tim ở trẻ em

1. Điện tâm đồ

Để có chẩn đoán xác định về bệnh tim ở trẻ em, điện tâm đồ có thể được chỉ định thực hiện. Kỹ thuật này không xâm lấn, không gây đau, đơn giản và an toàn nên có thể thực hiện cho trẻ em. Mục đích chính của đo điện tâm đồ là nhằm chẩn đoán các bất thường về tim bao gồm: nhịp tim, tần số tim, cấu trúc bất thường ở tim.

2. X-quang tim và phổi

Đối với chụp X-quang tim và phổi cho trẻ em, lượng tia X được điều chỉnh ở mức độ thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho ra kết quả hình ảnh rõ ràng. Thông thường, chụp X-quang chỉ yêu cầu trong một số trường hợp thật sự cần thiết và không chỉ định thường quy.

3. Siêu âm tim

Việc siêu âm tim thường được thực hiện ngay khi bé vừa chào đời để phát hiện sớm và đánh giá mức độ của bệnh tim. Hoặc trong tháng tuổi đầu đời của trẻ, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được siêu âm tim, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tim bé và sớm phát hiện ra bệnh tim nếu có.

Kỹ thuật này không sử dụng tia X hay năng lượng ion hóa nên an toàn khi thực hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Siêu âm tim là cận lâm sàng đặc biệt quan trọng và thuận tiện để chẩn đoán hầu hết các bệnh lý tim bẩm sinh.

Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ bằng phương pháp siêu âm tim
Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ bằng phương pháp siêu âm tim

4. Thông tim

Kỹ thuật thông tim có độ chính xác cao, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ và cả người lớn. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông, luồn vào động mạch hoặc tĩnh mạch ở bẹn, cổ hoặc cánh tay, luồn qua mạch máu và đi đến tim. Nhờ ống thông này, bác sĩ có thể thực hiện các kỹ thuật giúp chẩn đoán và điều bệnh bệnh tim. Đây là kỹ thuật dành cho các trường hợp tim bẩm sinh cần can thiệp điều trị, hoặc đo kháng lực phổi hoặc bệnh lý phức tạp cần khảo sát chuyên sâu. (3)

Bác sĩ thông tim chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh
Bác sĩ thông tim chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh

Các bệnh tim ở trẻ em có thể được phát hiện sau thăm khám

1. Bệnh tim bẩm sinh

Các dị tật ở cơ tim, van tim, vách hoặc buồng tim có thể được hình thành từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Một số trường hợp khám tim thai không phát hiện được bất thường, mà đến khi trẻ khi chào đời, khám tim mạch mới phát hiện. Những bất thường về bệnh tim bẩm sinh rất thường gặp và có thể tiến triển nặng nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời cho bé.

2. Bệnh thấp tim

Thông thường, sau khoảng 2 – 3 tuần bị viêm họng liên cầu khuẩn, có thể xuất hiện các đặc điểm lâm sàng của bệnh thấp khớp cấp. Bệnh thấp tim có thể gây tổn thương van tim vĩnh viễn, gây suy tim, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em trong độ tuổi đi học.

>> Xem thêm: Suy tim ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

3. Loạn nhịp tim

Các rối loạn về nhịp tim được phát hiện ở trẻ em sau khi thăm khám bao gồm: nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp tim không đều, bỏ nhịp hoặc thêm nhịp. Tim đập nhanh là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ em.

4. Bệnh Kawasaki

Bệnh gây viêm thành động mạch khắp cơ thể. Tình trạng viêm có thể làm hỏng các động mạch vành cung cấp máu cho tim, gây phình động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, hẹp tắc động mạch vành, thiếu máu cơ tim…

5. Viêm cơ tim ở trẻ em

Nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc các bệnh lý tại các mô liên kết gây ra tình trạng viêm thành cơ tim, hoại tử hoặc làm gián đoạn các đường dẫn truyền điện ở tim. Viêm cơ tim ở trẻ nhỏ thường đi kèm với tình trạng viêm màng trong tim hoặc viêm màng ngoài tim.

Huyết áp thấp làm suy giảm hệ thống thần kinh, tổn thương não, tim, thận ở trẻ
Huyết áp thấp làm suy giảm hệ thống thần kinh, tổn thương não, tim, thận ở trẻ

Những lưu ý trước và sau khi đi khám tim mạch cho trẻ em

1. Trước khi đi khám tim mạch cho trẻ

  • Bố mẹ nên tìm hiểu bệnh viện uy tín để chọn đưa con đến thăm khám bệnh tim;
  • Mang theo hồ sơ bệnh án của con để thuận tiện cho bác sĩ trong quá trình thăm khám lâm sàng.

2. Sau khi khám tim mạch cho trẻ

  • Trường hợp trẻ không mắc bệnh tim, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên phù hợp về dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe của con.
  • Trường hợp trẻ mắc bệnh tim nhẹ nhưng không cần can thiệp, phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách theo dõi và tái khám định kỳ.
  • Trường hợp trẻ mắc bệnh tim cần can thiệp điều trị, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ và nhanh chóng cho con được điều trị sớm, tránh bệnh diễn tiến nặng.

PlinkCare là đơn vị uy tín khám và điều trị các bệnh tim mạch cho trẻ em

Thăm khám, điều trị các bệnh tim mạch ở trẻ em cần có sự phối hợp liên chuyên khoa Tim mạch – Sơ sinh – Nhi. Đồng thời, bệnh viện cần đảm bảo đầy đủ về trang thiết bị, máy móc hiện đại để việc chẩn đoán có độ chính xác cao, đồng thời, hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất cho trẻ. Hiện nay, Trung tâm Tim mạch – PlinkCare là địa chỉ uy tín được nhiều phụ huynh tin tưởng, đưa con đến khám và điều trị bệnh tim nhờ:

  • Trung tâm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các liên chuyên khoa Tim mạch – Sơ sinh – Nhi;
  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch;
  • Các thiết bị máy móc tiên tiến, được nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Âu như Mỹ, Pháp, Đức,…
  • Hệ thống phòng phẫu thuật đảm bảo vô khuẩn, vô trùng, an toàn cho người bệnh;
  • Hệ thống phòng khám, phòng phẫu thuật đảm bảo vô khuẩn, vô trùng, an toàn cho người bệnh;
  • Quá trình thăm khám được tiến hành nhanh chóng, thủ tục đơn giản, được hướng dẫn tận tình.

>> Xem thêm: 2 bệnh viện khám tim mạch ở TPHCM tốt, uy tín và chuyên môn cao

BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh - PlinkCare TP.HCM đang thăm khám tim mạch cho bệnh nhi
BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh – PlinkCare TP.HCM đang thăm khám tim mạch cho bệnh nhi

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch – PlinkCare, bạn có thể liên hệ theo thông tin:

Bố mẹ nên đi khám tim mạch cho trẻ em sau khi chào đời, đặc biệt khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ liên quan đến bệnh tim, cần đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng và giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send