Image

Khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần? Thời gian được khuyến cáo?

Lý do vì sao nên đi khám sức khỏe định kỳ?

Trước khi tìm hiểu vấn đề “nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?”, mỗi người cần biết về lợi ích của việc làm này. Mọi đối tượng nên duy trì khám sức khỏe định kỳ, bởi vì điều này có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe của bản thân, cụ thể:

  • Phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý trong cơ thể: Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách giúp phát hiện sớm các yếu tố bất thường tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh trong cơ thể. Bởi vì, mỗi cá nhân đều có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác nhau và việc phát hiện bệnh giai đoạn sớm thường gặp nhiều khó khăn. Thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ, các chỉ số sức khỏe sẽ được làm rõ, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ tiềm ẩn bệnh và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống tối ưu.
  • Tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, giúp kéo dài sự sống cho người mắc các bệnh lý nguy hiểm: Nhờ việc phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn bệnh, thăm khám định kỳ sẽ giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh từ giai đoạn sớm, đặc biệt là các bệnh lý ác tính. Vì nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị, tinh thần và cơ hội sống của người bệnh. Bên cạnh đó, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm còn góp phần làm giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh một cách đáng kể.
  • Nâng cao sức khỏe của mỗi cá nhân: Thăm khám sức khỏe là biện pháp giúp mỗi người hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Dựa vào kết quả khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để mỗi cá nhân có thể chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt để hướng tới lối sống khoa học, nâng cao chất lượng cuộc sống tối ưu.

Như vậy, khám sức khỏe định kỳ không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với tinh thần của mỗi người.

khám định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe tối ưu

Khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Việc thăm khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/ năm để tầm soát các vấn đề bất thường trong cơ thể (Theo các chuyên gia y tế). Tuy nhiên, vấn đề khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường sống, độ tuổi, thể trạng, tiền sử mắc bệnh bản thân và gia đình của mỗi cá nhân.

Chẳng hạn như, người từ 40 tuổi trở lên được khuyến cáo nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn, bởi vì tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh cao (1).

Ngoài ra, người mắc bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim mạch, bệnh thận… cũng là đối tượng cần duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên (2). Đối với người mắc bệnh nền, kết quả thăm khám sức khỏe định kỳ là cơ sở giúp bác sĩ theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, từ đó cân nhắc việc điều chỉnh phác đồ điều trị nhằm gia tăng hiệu quả chữa trị và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.

>> Xem thêm: Chi phí khám sức khỏe định kỳ hết bao nhiêu tiền?

Quy định khám sức khỏe định kỳ mới nhất của Bộ Y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 vào ngày 31.12.2023 và Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2024 với hướng dẫn về việc thăm khám sức khỏe với các nội dung như sau:

Đối tượng thăm khám sức khỏe:

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, khám phân loại tình trạng sức khỏe để đi làm, đi học, khám sức khỏe sinh viên, học sinh đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam.
  • Thăm khám sức khỏe theo yêu cầu.
  • Thăm khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam khi đang làm việc ngoài nước theo hợp đồng.

Khám sức khỏe tại Chương này sẽ không áp dụng cho các trường hợp như:

  • Thăm khám bệnh nội trú, ngoại trú trong các cơ sở khám chữa bệnh.
  • Thăm khám giám định pháp y, y khoa, giám định pháp y tâm thần.
  • Thăm khám sức khỏe với mục đích cấp giấy chứng thương.
  • Thăm khám bệnh nghề nghiệp.
  • Thăm khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
  • Thăm khám sức khỏe đối với nghề đặc thù, các ban ngành.

Chi phí thăm khám sức khỏe:

  • Cá nhân hoặc tổ chức đề nghị thăm khám sức khỏe phải chi trả phí khám cho cơ sở y tế theo mức giá dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên đơn vị, trừ trường hợp được giảm hoặc miễn chi trả theo quy định của pháp luật.
  • Nếu người được thăm khám sức khỏe yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên phải chi trả thêm phí cấp giấy theo quy định của cơ sở y tế đó.
  • Việc thu, nộp, sử dụng và quản lý nguồn phú tự dịch vụ thăm khám sức khỏe cần được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quy trình thăm khám sức khỏe:

  • Khi đi khám sức khỏe, người được khám cần nộp hồ sơ theo mẫu được quy định tại cơ sở thăm khám.
  • Sau khi nhận hồ sơ, cơ sở y tế khám sức khỏe sẽ tiếp tục thực hiện các bước như sau:
    • Đối chiếu ảnh trong hồ sơ và người trực tiếp đến khám.
    • Đóng dấu giáp lai lên ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
    • Kiểm tra và đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ đối với trường hợp quy định ở khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
    • Hướng dẫn quy trình thăm khám sức khỏe cho người người được khám hoặc người giám hộ (nếu có).
    • Cơ sở y tế khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện các quy trình khám.
    • Trả kết quả và tiến hành lưu trữ hồ sơ thăm khám.

Có nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng tháng không?

Mặc dù thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ là khoản đầu tư xứng đáng để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên việc tự ý khám với tần suất dày đặc là điều không thật sự cần thiết.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ có quy trình phức tạp với nhiều xét nghiệm chuyên sâu, mất nhiều thời gian lẫn chi phí thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, người bệnh có thể phải thực hiện kỹ thuật chụp chụp X quang. Đây là kỹ thuật xét nghiệm có sử dụng tia bức xạ, nếu tiếp xúc với tần suất liên tục có thể gây hại cho sức khỏe.

Nếu trong khoảng thời gian giữa hai lần khám sức khỏe định kỳ, cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, mỗi cá nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nên đến thăm khám chuyên khoa cụ thể hay khám tổng quát.

Như vậy, trong đa số các trường hợp thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi tháng không thật sự cần thiết, trừ khi có chỉ định riêng từ bác sĩ.

tham khảo ý kiến bác sĩ khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần
Tần suất khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Quy trình khám định kỳ gồm những là gì?

Thông thường, quy trình khám sức khỏe định kỳ bao gồm 3 phần là thăm khám lâm sàng, xét nghiệm thường quy và chẩn đoán hình ảnh.

1. Khám lâm sàng tổng quát

Trong quá trình khám lâm sàng tổng quát, người bệnh sẽ được đo các chỉ số cơ bản như chiều cao, cân nặng, BMI và dấu hiệu sinh tồn bao gồm nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, mạch.

Sau đó, bác sĩ sẽ thăm hỏi một số thông tin như:

  • Tiền sử mắc phải và điều trị bệnh của bản thân và gia đình của người được thăm khám
  • Tiền sử sử dụng thuốc
  • Tiền sử xảy ra dị ứng của cơ thể
  • Thói quen sinh hoạt
  • Người được thăm khám sức khỏe có tiếp xúc với các yếu tố gây hại cho sức khỏe không, bao gồm bia, rượu, thuốc lá, môi trường độc hại, yếu tố gây stress…. (3)

Ngoài ra, người thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ được kiểm tra chuyên khoa bao gồm mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, sản phụ khoa hoặc nam khoa….

2. Xét nghiệm thường quy

Xét nghiệm thường quy bao gồm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản và tổng phân tích máu ngoại vi.
    • Trong đó, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ giúp bác sĩ xác định được tỷ lệ, số lượng và tính chất của các loại tế bào máu cơ bản như bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng huyết động của cơ thể và đưa ra nhận định về một số tình trạng như nhiễm trùng cấp tính, thiếu máu, rối loạn chức năng đông máu….
    • Mặt khác, xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm các chỉ số khác nhau tùy vào sự cân nhắc của bác sĩ. Xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản bao gồm chỉ số creatinin và ure, lượng đường trong máu, hai loại men (enzym) gan là ALT và AST. Dựa vào nồng độ các chất này, bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ về chức năng hoạt động của cơ quan thận – tiết niệu và gan.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thông số xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện các bệnh lý ở đường tiết niệu, bao gồm viêm bàng quang, viêm thận, hội chứng thận hư, suy thận…. thậm chí là các rối loạn sinh lý gây nhiễu kết quả nếu có.

3. Chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường quy được thực hiện trong thăm khám sức khỏe định kỳ là chụp X quang và siêu âm. Trong đó, phổ biến nhất là phương pháp chụp X quang ngực thẳng. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ xác định được những tổn thương ở tim, phổi và lồng ngực.

Sau đó, tùy thuộc vào kết quả chụp X quang hoặc siêu âm thường quy, bác sĩ có thể cân nhắc việc chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chụp chiếu khác để có thêm cơ sở chẩn đoán bệnh.

thăm khám lâm sàn khi khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám lâm sàng là bước không thể thiếu khi khám sức khỏe định kỳ

Những lưu ý khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề “khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?”, thì việc nắm rõ những điều cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thăm khám.

Những điều cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm:

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe nếu có, bao gồm hồ sơ bệnh án, lịch tiêm phòng, đơn thuốc đang sử dụng….
  • Ngủ đủ giấc để tránh đột ngột gây ra các bất thường liên quan đến các chỉ số quan trọng như huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim….
  • Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích ít nhất trước 24 giờ trước khi thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Không ăn sáng, không uống các loại nước có đường, cà phê, trà để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Nếu cần siêu âm bụng, người bệnh cần nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi thực hiện.
  • Khi được bác sĩ chỉ định nội soi tiêu hóa, người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện từ 6 đến 8 giờ.
  • Đối với trường hợp khám phụ khoa, phụ nữ không nên quan hệ tình dục trước ngày khám và chỉ thăm khám khi đã hết thời kỳ hành kinh từ 3 đến 5 ngày.
  • Đối tượng khám sức khỏe là phụ nữ cần chắc chắn bản thân không mang thai hoặc nếu nghi ngờ bản thân có thai cần thông báo điều này với bác sĩ.
  • Nên vệ sinh tai, mũi, họng và bộ phận sinh dục sạch sẽ để không làm ảnh hưởng tầm quan sát của bác sĩ.

Nên khám sức khỏe định kỳ ở đâu?

Để việc thăm khám sức khỏe định kỳ đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống PlinkCare là một trong những đơn vị y tế được đánh giá cao về dịch vụ thăm khám sức khỏe tổng quát, bởi vì:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm: Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và tận tâm với người bệnh, Khoa Nội tổng hợp tại Hệ thống PlinkCare đã thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho hàng nghìn người dân có nhu cầu.
  • Hệ thống máy móc, thiết bị y tế tiên tiến: Nơi đây đặc biệt chú trọng vào vấn đề chất lượng của máy móc y tế với công nghệ tiên tiến để gia tăng hiệu quả phát hiện những tổn thương nhỏ ở giai đoạn sớm, từ đó hỗ trợ nâng cao hiệu quả chẩn đoán bệnh lý. Một số trang thiết bị y tế hiện đại được trang bị tại đây có thể kể đến như hệ thống chụp CT 768 lát cắt, hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 – 3 Tesla ứng dụng công nghệ AI, máy siêu âm tổng quát Acuson Sequoia hiện đại với khả năng lấy nét theo thời gian thực….
  • Dịch vụ khám sức khỏe chuyên nghiệp với chi phí hợp lý: Hệ thống PlinkCare đầu tư xây dựng hệ thống phòng ốc, cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, nơi đây còn cung cấp dịch vụ khám sức khỏe với quy trình được chuẩn hóa và tính chuyên nghiệp cao.

>> Đọc thêm: Nên khám sức khỏe định kỳ ở đâu úy tín?

Ngoài ra, Khoa Nội tổng hợp tại Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh còn là một trong số ít cơ sở y tế cung cấp đa dạng các gói khám tổng quát được thiết kế chuyên biệt dựa trên thể trạng và nhu cầu của mỗi cá nhân. Nhờ vậy, hiệu quả tầm soát bệnh sẽ được đảm bảo tối ưu. Các gói khám sức khỏe tổng quát tại đây bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Bạc
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Vàng dành cho Nam
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Vàng dành cho Nữ (I)
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Vàng dành cho Nữ (II)
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Bạch Kim dành cho Nam
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Bạch Kim dành cho Nữ (I)
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Bạch Kim dành cho Nữ (II)
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Kim Cương dành cho Nam
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Kim Cương dành cho Nữ (I)
  • Gói khám sức khỏe tiêu chuẩn Kim Cương dành cho Nữ (II)
  • Gói tầm soát cao cấp Nam
  • Gói tầm soát cao cấp Nữ
  • Gói tầm soát chuyên sâu Nam
  • Gói tầm soát chuyên sâu Nữ
nên chọn khám sức khỏe tại cơ sở uy tín
Nên chọn thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế uy tín

Như vậy, tìm hiểu vấn đề khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần là điều cần thiết giúp mỗi cá nhân có thêm kiến thức y khoa để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu như có thêm thắc mắc liên quan đến việc khám sức khỏe định kỳ 1 năm mấy lần hoặc cần được tư vấn về các gói khám sức khỏe tổng quát bạn có thể liên hệ đến Hệ thống PlinkCare để được tư vấn chi tiết.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send