Image

Khám bàn chân đái tháo đường có nên không? Khám ở đâu uy tín?

Khám bàn chân đái tháo đường là gì?

Khám bàn chân đái tháo đường là một bước thăm khám cho bệnh nhân nhằm phát hiện và điều trị các vết loét, biến dạng bàn chân, mạch máu chi,… Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng hoặc hoại tử nghiêm trọng dẫn đến cắt cụt chi (phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc 1 phần bàn chân). (1)

Các vấn đề ở bàn chân của bệnh nhân mắc đái tháo đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu. Tổn thương thần kinh do đái tháo đường có thể làm bàn chân tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác. Khi bàn chân mất cảm giác, người bệnh có thể không cảm nhận vết chai, phồng rộp hoặc vết cắt. Nếu không điều trị sớm, những vết thương thông thường này có thể gây loét, thậm chí nhiễm trùng.

Ngoài ra, đường huyết tăng cao kéo dài có thể làm hẹp các mạch máu, đặc biệt là ở bàn chân. Nếu nhiễm trùng không thuyên giảm, các mô ở bàn chân có thể hoại thư (1 biến chứng của hoại tử), thậm chí phải cắt bỏ chi để ngăn nhiễm trùng lây lan.

Do đó, mỗi bệnh nhân cần chủ động giữ cho đôi chân khỏe mạnh bằng cách:

  • Khám bàn chân đái tháo đường định kỳ.
  • Chăm sóc, kiểm tra bàn chân tại nhà.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Có nên khám bàn chân đái tháo đường không?

Có! Khi xuất hiện bất kỳ những thương tổn nào dưới đây, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời:

  • Vết phồng rộp, vết cắt, bầm tím hoặc vết thương khác ở chân không lành sau vài ngày.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân tiểu đường: da trên bàn chân đỏ, ấm hoặc đau.
  • Vết chai có máu khô bên trong, đây có thể là dấu hiệu của tổn thương dưới vết chai.
  • Vết nhiễm trùng ở chân chuyển thành màu đen, có mùi hôi, thường là dấu hiệu của hoại thư.
Kiểm tra và chăm sóc bàn chân mỗi ngày
Kiểm tra và chăm sóc bàn chân mỗi ngày để sớm phát hiện những tổn thương bất kỳ.

Cách khám bàn chân đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường. Do đó, khám và chăm sóc bàn chân là biện pháp hữu hiệu giúp ngừa và hạn chế biến chứng này. Khám bàn chân đái tháo đường được thực hiện theo quy trình sau:

1. Đánh giá chung

Các bác sĩ sẽ kiểm tra

  • Tình trạng sức khỏe: mức độ kiểm soát lượng đường trong máu, các tình trạng khác mà người bệnh đang gặp (bệnh thận mạn, tình trạng xơ vữa động mạch)
  • Các loại thuốc đang dùng.
  • Kiểm tra giày, dép có vừa vặn không, bởi đi giày dép chật có thể gây phồng rộp, chai và loét.

2. Đánh giá da bàn chân

  • Kiểm tra da bàn chân để tìm tình trạng khô, nứt, chai, phồng rộp, loét, các tổn thương hoặc những bất thường khác.
  • Móng chân có bị nứt hoặc nhiễm nấm không.
  • Các kẽ ở ngón chân có nhiễm nấm không.

3. Đánh giá thần kinh

Bác sĩ sẽ thực hiện 1 số test đánh giá thần kinh và cảm giác ở bàn chân của người bệnh. Các kiểm tra gồm:

  • Kiểm tra bằng monofilament: 1 dụng cụ đặc biệt (sợi nylon mềm) đặt lên bàn chân và các ngón chân của bệnh nhân để kiểm tra độ nhạy khi chạm vào bàn chân.
  • Âm thoa và kiểm tra ngưỡng cảm nhận rung động (VPT): bác sĩ sẽ đặt 1 âm thoa hoặc thiết bị rung khác lên bàn chân và ngón chân để xem người bệnh có cảm nhận được các rung động hay không.
  • Phản xạ gân gót chân: bác sĩ sẽ dùng 1 chiếc búa nhỏ gõ nhẹ vào gân gót chân của người bệnh. Nếu dây thần kinh hoạt động bình thường, bàn chân sẽ giật nhẹ.

4. Đánh giá cơ xương khớp

Đánh giá cơ xương khớp giúp tìm kiếm những bất thường về hình dạng cũng như cấu trúc của bàn chân đái tháo đường. Các đánh giá gồm:

  • Ngón chân cong hoặc chồng lên nhau
  • Bunions (biến dạng ngón chân cái).
  • Bàn chân dị dạng (Charcot Foot – biến chứng ảnh hưởng đến xương, khớp và các mô mềm của bàn chân hoặc mắt cá chân)

5. Đánh giá mạch máu

Để kiểm tra lưu lượng máu đến chân của người bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm Doppler mạch máu để đánh giá, nếu có tắc hẹp mạch máu bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) mạch máu.

>>>Có thể bạn chưa biết về các gói tầm soát bàn chân đái tháo đường tại PlinkCare!

Điều trị các vấn đề ở chân cho bệnh nhân đái tháo đường

Hiện nay việc theo dõi bàn chân đái tháo đường được thực hiện tại bệnh viện uy tín, có chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Trong trường hợp tổn thương xuất hiện vết loét, chăm sóc và điều trị sớm là việc làm cần thiết giúp vết thương mau lành. Quá trình điều trị các vấn đề ở chân cho bệnh nhân đái tháo đường gồm:

1. Chăm sóc tại chỗ vết thương

  • Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, dịch tiết của vết thương, cắt lọc mô hoại tử chân ở người tiểu đường, cung cấp oxy mô tại chỗ, kích thích quá trình lên mô hạt và lành thương.
  • Sử dụng các dung dịch rửa vết thương: hypochlorite (HOCL), Prontosan, Betadine…
  • Các loại băng gạc vết thương mới giúp kiểm soát dịch tiết, kiểm soát nhiễm trùng tại chỗ như: Foam, Alginate, gạc tẩm bạc hay mật ong giúp kiểm soát mùi hôi, nhiễm trùng. Các loại gạc giúp giữ môi trường ẩm cho vết thương lành nhanh.
  • Các dụng cụ giúp kiểm soát dịch tiết, kích thích lên mô như: dụng cụ hút áp lực âm Vacuum assisted closure (VAC).
  • Các thuốc kích thích lên mô hạt và biểu bì hóa như: yếu tố tăng trưởng, các chất cung cấp nguồn oxy tại chỗ vết thương giúp lành thương nhanh.

2. Chăm sóc toàn thân

Việc kiểm soát tình trạng nhiễm trùng bằng các loại kháng sinh đường uống hay đường tiêm mạch nhằm kiểm soát nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế lan rộng. Kháng sinh thường được sử dụng theo yếu tố dịch tễ tại các địa phương và đơn vị. Kháng sinh ban đầu, kháng sinh theo kháng sinh đồ cần tuân thủ các khuyến cáo tại địa phương.

Người bệnh đái tháo đường nên khám định kỳ
Người bệnh đái tháo đường nên khám định kỳ kể cả khi chưa có những dấu hiệu bất thường nào ở chân.

Cách phòng tránh các vấn đề ở chân do tiểu đường

Người bệnh có thể giữ đôi chân khỏe mạnh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu mỗi ngày (2). Ngoài ra, cần chăm sóc đôi chân của mình bằng những cách sau:

  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: tìm các vết cắt, mẩn đỏ hoặc những thay đổi khác trên da, móng chân, kể cả mụn cóc, vết trầy xước. Kiểm tra cả lòng bàn chân để chắc chắn không có vết thương nào.
  • Rửa chân sạch sẽ: sử dụng nước ấm và xà phòng để rửa chân. Không nên ngâm chân vì có thể làm khô da. Sau khi lau khô chân, có thể sử dụng phấn rôm hoặc bột bắp chà xát giữa các ngón chân nhằm hấp thu độ ẩm, tránh gây nhiễm trùng. Không nên bôi kem dưỡng da vào giữa các ngón chân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ cách loại bỏ vết chai an toàn: loại bỏ vết chai sai cách có thể gây loét, nhiễm trùng.
  • Luôn mang giày, dép hoặc vớ vừa vặn để bảo vệ đôi chân.
  • Bảo vệ đôi chân bằng cách không đi chân trần, mang vớ giữ ấm chân khi trời trở lạnh
  • Cắt móng chân thường xuyên.
  • Không sử dụng các sản phẩm có nguy cơ ăn mòn da chân.
  • Giúp máu lưu thông đến bàn chân bằng các bài tập thể dục hàng ngày.
  • Đi khám bàn chân đái tháo đường định kỳ ngay cả khi chưa thấy các dấu hiệu bất thường xảy ra.

Địa chỉ khám bàn chân tiểu đường ở đâu đáng tin cậy?

Với người bệnh đái tháo đường, nên khám định kỳ kể cả khi chưa có những dấu hiệu bất thường nào ở chân. Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, PlinkCare với nền tảng nhân lực là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán, tư vấn, điều trị chuyên sâu bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố, bệnh to đầu chi, các bệnh nội tiết liên quan tuyến yên, béo phì do rối loạn nội tiết tố,…

Ngoài ra, khoa còn được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu chính hãng từ các nước châu Âu giúp người bệnh chẩn đoán chính xác, điều trị nhanh chóng, sớm hồi phục.

Chi phí khám bàn chân đái tháo đường giá bao nhiêu tiền?

Chi phí khám bàn chân đái tháo thường tùy thuộc vào cơ sở y tế – nơi bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Đồng thời, tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn chi phí điều trị hợp lý. Điều quan trọng, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện uy tín, có đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm, nhất là ở lĩnh vực Nội tiết – Đái tháo đường để điều trị.

Bài viết chia sẻ về khám bàn chân đái tháo đường có nên không? Khám ở địa chỉ nào uy tín? Người bệnh cần theo dõi bạn chân mỗi ngày, khi có những thay đổi bất thường xảy ra, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để kiểm tra, điều trị sớm nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng, ngăn biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send