Image

Huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì? 24 thực phẩm cần lưu ý

Huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh huyết áp thấp

Dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc quản lý và điều trị huyết áp thấp. Một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp duy trì và cải thiện các chỉ số huyết áp ổn định.

Huyết áp thấp ở mức độ nhẹ thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những người bị huyết áp thấp có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp thông qua việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, điều chỉnh lượng muối, và duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp

Ngược lại, thói quen ăn uống không khoa học, chẳng hạn như thiếu hụt dinh dưỡng hoặc không đủ muối, có thể khiến huyết áp giảm và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, việc chú trọng vào dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý huyết áp ổn định. Đối với bệnh nhân gặp tình trạng huyết áp thấp, một số thực phẩm được khuyên dùng, bao gồm:

1. Ăn đủ lượng muối khuyến cáo

Muối có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Muối ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể, giúp tăng huyết áp. Đối với người bị huyết áp thấp, việc tăng cường lượng muối trong khẩu phần ăn có thể mang lại lợi ích đáng kể. Có thể sử dụng muối theo một số cách như sau:

  • Nêm nếm thức ăn bằng muối.
  • Ăn các món ăn mặn như ô liu hoặc cá cơm.
  • Chọn các loại hạt được ướp muối làm món ăn vặt. (1)

2. Thực phẩm giàu vitamin B12 tốt cho người huyết áp thấp

Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, gây hạ huyết áp. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 nên được bổ sung cho người hạ huyết áp như: Thịt heo, thịt bò, trứng, gan, cá ngừ, cá hồi, các sản phẩm từ sữa, sữa chua,…

3. Thực phẩm giàu Folate

Thực phẩm giàu Folate giúp hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu, Folate có thể tìm thấy trong các loại rau màu xanh đậm như rau bina, bông cải xanh, măng tây, trái chuối, dưa, nấm, nước ép cà chua và các loại đậu.

4. Rau màu xanh đậm

Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ổn định.

5. Người huyết áp thấp nên ăn đủ lượng thịt đỏ

Thịt đỏ như bò, thịt lợn cung cấp lượng sắt, vitamin B12 và protein, giúp người bị huyết áp thấp cải thiện tuần hoàn và tăng huyết áp. (2)

6. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, ngoài ra trứng còn chứa vitamin B12 và Folate, giúp hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định.

7. Các sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai và sữa chua là những thực phẩm cung cấp canxi và vitamin B12, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp được ổn định.

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp

8. Thực phẩm có chứa cafein

Một số loại thực phẩm có chứa cafein như cafe có thể giúp tăng huyết áp tạm thời, cải thiện tình trạng huyết áp thấp cho người bệnh.

9. Socola

Đặc biệt là socola đen, chứa chất flavonoid có lợi cho tim mạch và giúp tăng huyết áp một cách nhẹ nhàng.

10. Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt giúp cung cấp chất béo lành mạnh, protein và vitamin E, tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện tình trạng huyết áp.

11. Nho khô

Nho khô là nguồn thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa và sắt, giúp tăng cường tuần hoàn máu, duy trì huyết áp khỏe mạnh.

12. Rễ cam thảo

Rễ cam thảo được biết đến với khả năng tăng huyết áp nhờ tác động lên hệ thống cân bằng muối và nước trong cơ thể.

13. Các loại đậu

Các loại đậu như: Đậu lăng, đậu xanh, đậu đen là nguồn thực phẩm giàu Folate và kali, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp ở mức ổn định.

14. Trái ô liu

Ô liu chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa, có công dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tăng huyết áp một cách tự nhiên. (3)

Người bị huyết áp thấp không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung cho người bị hạ huyết áp, người bệnh cũng nên lưu ý không nên sử dụng một số loại thực phẩm không tốt cho tình trạng huyết áp thấp bao gồm:

1. Thực phẩm giàu carbohydrate

Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate có thể gây huyết áp thấp đột ngột sau khi ăn. Điều này xảy ra do cơ thể tăng sản xuất insulin để xử lý lượng đường trong máu, dẫn đến làm hạ huyết áp.

Vì vậy, người bị huyết áp thấp nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì trắng, mì, gạo trắng và các món ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế.

2. Táo mèo

Táo mèo có tác dụng làm giãn mạch và giảm huyết áp. Do đó, người bị huyết áp thấp cần tránh sử dụng loại quả này để không làm tình trạng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.

3. Hạt dẻ nướng

Hạt dẻ nướng có tính mát và có thể gây hạ huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn loại hạt này để tránh gặp phải tình trạng huyết áp thấp đột ngột.

4. Sữa ong chúa

Sữa ong chúa có khả năng làm giãn nở mạch máu và hạ huyết áp. Việc tiêu thụ sữa ong chúa có thể không phù hợp với người bị huyết áp thấp, vì chúng có thể làm tình trạng hạ huyết áp trầm trọng hơn.

5. Cà chua

Cà chua có tính mát gây ảnh hưởng đến huyết áp của người sử dụng. Đối với người bị huyết áp thấp, việc ăn nhiều cà chua có thể gây giảm huyết áp đột ngột, do đó nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

6. Khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) có tính hàn và có thể gây tụt huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn khổ qua, đặc biệt là khi ăn sống hoặc uống nước ép khổ qua.

7. Các thực phẩm có tính lạnh không tốt đối với huyết áp thấp

Các loại thực phẩm có tính lạnh như dưa leo, rau má, bạc hà và hải sản có thể làm giảm huyết áp. Người bị huyết áp thấp nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này để tránh tình trạng hạ huyết áp đột ngột hơn.

8. Rượu bia

Rượu bia là nguyên nhân gây giãn mạch, dẫn đến hạ huyết áp tạm thời trong thời gian ngắn sau khi uống rượu bia. Uống nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm các triệu chứng của huyết áp thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh các thực phẩm có thể gây hạ huyết áp là điều quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định cho người bị huyết áp thấp.

Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng rượu, bia
Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng rượu, bia

Cần lưu ý gì khi chuẩn bị thực đơn cho người bị huyết áp thấp

Để lên thực đơn cho người bị huyết áp thấp, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

1. Tham vấn ý kiến bác sĩ đối với từng bệnh nhân

Mỗi bệnh nhân có tình trạng sức khỏe và độ tuổi khác nhau, do đó, trước khi xây dựng thực đơn cho người bị huyết áp thấp, việc tham vấn ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng.

Bác sĩ sẽ cung cấp những lời khuyên và thực đơn dinh dưỡng cụ thể, phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, giúp tối ưu hóa hiệu quả trong việc kiểm soát và duy trì huyết áp ổn định.

2. Tránh bị quá lạm dụng các thực phẩm cho người huyết áp thấp

Mặc dù có nhiều thực phẩm được khuyến cáo tốt cho người bị huyết áp thấp, nhưng việc lạm dụng hoặc tiêu thụ quá mức có thể gây tác dụng phụ ngược lại. Để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, người bệnh cần ăn uống điều độ và cân bằng, không nên chỉ tập trung vào một loại thực phẩm nào đó mà hãy kết hợp đa dạng trong mỗi bữa ăn.

>> Xem thêm: Bị huyết áp thấp nên làm gì và không nên làm gì? 14 điều lưu ý

3. Chế độ ăn uống kết hợp sử dụng thuốc để kiểm soát hiệu quả bệnh

Đối với những trường hợp huyết áp thấp nghiêm trọng hoặc mạn tính, chế độ ăn uống cần được kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sự kết hợp này giúp kiểm soát hiệu quả bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

4. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng huyết áp thấp

Thăm khám định kỳ là yếu tố quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát huyết áp thấp. Quy trình này bao gồm các bước kiểm tra thường xuyên và đánh giá toàn diện từ bác sĩ, nhằm đảm bảo tình trạng huyết áp được theo dõi một cách sát sao.

Trong các buổi thăm khám, bác sĩ sẽ đo huyết áp, xét nghiệm máu và kiểm tra các chỉ số sức khỏe khác để đánh giá sự thay đổi của huyết áp, từ đó nhận diện các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám để đưa ra các chỉ định điều chỉnh cần thiết bao gồm chế độ ăn uống, thuốc điều trị và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.

Câu hỏi thường gặp

1. Người bị huyết áp thấp nên uống nước gì?

Người bị huyết áp thấp nên uống đủ nước mỗi ngày để duy trì thể tích máu và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Một số loại nước uống có thể giúp tăng huyết áp bao gồm: Nước lọc, nước chanh muối, nước muối pha loãng và trà gừng ấm,… Các loại nước giúp kích thích tuần hoàn máu và làm tăng huyết áp trở lại.

2. Người bị huyết áp thấp nên ăn trái cây gì?

Trái cây là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng và ổn định huyết áp. Một số loại trái cây tốt cho người bị huyết áp thấp bao gồm: Nho khô, chuối, cam, quýt, táo, dưa hấu,…

Các loại thực phẩm như nho và chuối giàu kali, cam, quýt và táo giàu vitamin C, nước và chất xơ. Các chất dinh dưỡng trên giúp cải thiện tình trạng huyết áp được ổn định.

Việc lựa chọn đồ uống và trái cây phù hợp sẽ giúp người bị huyết áp thấp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Đừng quên thường xuyên kiểm tra tình trạng huyết áp để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xây dựng thực đơn cho người huyết áp thấp nên được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Xây dựng thực đơn cho người huyết áp thấp nên được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, PlinkCare, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Bệnh nhân cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dĩnh dưỡng về thực đơn cho người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì. Sự kết hợp hợp lý giữa các thực phẩm này sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send