Image

Hướng dẫn sơ cứu khi uống nhầm cồn đúng cách kịp thời và an toàn

Những thông tin cơ bản về cồn y tế

1. Cồn y tế là gì?

Cồn y tế là loại cồn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế với mục đích khử trùng và sát trùng. Có 2 loại cồn y tế chính là ethanol (ethyl alcohol) và isopropyl alcohol (isopropanol). Nồng độ cồn y tế thường dao động từ 60%-99%, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác nhờ khả năng làm biến tính protein. (1)

2. Công dụng

Cồn y tế có công dụng: (2)

  • Sát trùng da: trước khi tiêm hoặc thực hiện phẫu thuật, cồn y tế được dùng để làm sạch và sát trùng da.
  • Khử trùng bề mặt: cồn y tế có thể được dùng để lau chùi và khử trùng các bề mặt trong y tế hoặc gia đình.
  • Làm sạch vết thương nhỏ: cồn y tế giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm trùng cho các vết cắt hoặc vết xước nhỏ.

Tuy nhiên, cồn y tế không được sử dụng để uống vì có thể gây ngộ độc và có hại cho sức khỏe. Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu khi uống nhầm cồn càng sớm càng tốt.

thông tin cơ bản cồn y tế
Cồn ethanol nếu uống ở nồng độ cao hoặc thể tích lớn có thể gây ngộ độc, rối loạn ý thức, nôn mửa, đau bụng và gây tổn thương gan, thận…

3. Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của cồn y tế chủ yếu dựa trên khả năng làm biến tính protein và phá vỡ màng lipid của vi khuẩn, virus và nấm, tiêu diệt các vi sinh vật này. Cơ chế hoạt động của cồn y tế như sau:

3.1 Làm biến tính protein

Cồn y tế có khả năng làm biến tính protein, thay đổi cấu trúc 3 chiều của protein. Cồn tiếp xúc với tế bào của vi sinh vật, phá vỡ liên kết hydro cũng như các tương tác nội phân tử trong protein. Do protein là thành phần quan trọng của tế bào, sự biến tính này làm vi sinh vật không thể tồn tại và phát triển.

3.2 Phá vỡ màng lipid

Cồn là dung môi tốt cho chất béo nên có thể hòa tan màng lipid của tế bào vi sinh vật. Màng lipid đóng vai trò bảo vệ và giữ cho tế bào hoạt động bình thường. Khi màng bị phá vỡ, các thành phần bên trong tế bào bị tổn hại, không thể duy trì chức năng sống và bị loại bỏ.

3.3 Khả năng khử trùng và sát khuẩn

Cồn y tế hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gram dương và gram âm, virus có bao (cúm, HIV…) và nấm. Tuy nhiên, loại cồn này ít hiệu quả hơn với nha bào (dạng tế bào có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt và phát triển thành một cá thể mới trong điều kiện thuận lợi) hay bào tử vi khuẩn.

Nồng độ cồn tối ưu để sát khuẩn là 60-70%, đủ mạnh để phá hủy màng lipid cũng như biến tính protein nhưng không bay hơi quá nhanh, tiếp xúc đủ lâu để tiêu diệt vi sinh vật.

3.4 Khả năng khử trùng nhanh chóng

Cồn y tế bay hơi nhanh, không để lại dư lượng trên bề mặt, giúp quá trình khử trùng diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu cồn bay hơi quá nhanh có thể không đủ thời gian để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật.

3.5 Tác dụng phụ

Cồn có thể gây khô và kích ứng da, vì vậy nên hạn chế sử dụng quá nhiều trên da mà không có các biện pháp bảo vệ khác.

Tuy có nhiều công dụng trong tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm… nhưng cồn không thể uống. Do đó, phụ huynh cần để cồn ở nơi tránh xa tầm tay trẻ em đồng thời nắm được các kiến thức cơ bản về sơ cứu khi uống nhầm cồn, từ đó có hướng xử lý kịp thời khi trẻ vô tình uống phải.

Uống nhầm cồn có sao không?

Uống nhầm cồn có thể gây ngộ độc nghiêm trọng với các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, mất thị lực, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Có thể gây những vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy thuộc vào loại cồn và nồng độ mà các tác động với cơ thể có thể khác nhau.

uống nhầm cồn có sao không

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi uống nhầm cồn

Để sơ cứu khi uống nhầm cồn đúng cách, mỗi người cần nắm được các biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi uống nhầm cồn, cụ thể:

1. Methanol (methyl alcohol)

  • Nguy cơ: methanol gây ngộ độc nghiêm trọng, làm xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, mất thị lực, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Cơ chế: methanol trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và acid formic, gây tổn thương các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

Methanol trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và acid formic, gây tổn thương các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

2. Ethanol (ethyl alcohol)

  • Nguy cơ: nếu uống ethanol nồng độ cao hoặc thể tích lớn có thể gây say, rối loạn ý thức, nôn mửa, đau bụng và gây tổn thương gan, thận hoặc tử vong do ngộ độc.
  • Cơ chế: uống quá nhiều ethanol làm tăng nồng độ cồn trong máu, dẫn đến say, mất điều chỉnh và tổn thương các cơ quan.

3. Isopropyl alcohol (isopropanol)

  • Nguy cơ: uống isopropyl alcohol gây ngộ độc, bao gồm các triệu chứng như: đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, thậm chí tổn thương gan và thận. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến tử vong.
  • Cơ chế: isopropyl alcohol có thể gây kích ứng dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và làm giảm huyết áp.
isopropyl alcohol
Isopropyl alcohol có thể gây kích ứng dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và làm giảm huyết áp.

Dấu hiệu người bị ngộ độc cồn

Một số dấu hiệu cần nhận biết sớm để có cách sơ cứu khi uống nhầm cồn kịp thời:

  • Niêm mạc miệng tại vùng tiếp xúc với cồn có thể bị nề đỏ, bọng nước hoặc lở loét.
  • Nóng rát ở miệng và cổ họng, nặng hơn có thể gây bỏng.
  • Chóng mặt, mất phương hướng, nôn mửa, rối loạn ý thức.
  • Đau bụng, tiêu chảy, thậm chí loét đường tiêu hóa.
  • Cồn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan và thận, dẫn đến ngộ độc.
  • Uống nhầm cồn có thể gây buồn nôn, đau bụng, và tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Nhiều cơ sở sản xuất cồn không đạt tiêu chuẩn, pha trộn methanol (CH4O) – một chất cực độc với sức khỏe. Loại hóa chất này khi đưa vào cơ thể sẽ bị oxy hóa tạo thành formaldehyde, chất này tiếp tục bị oxy hóa trở thành acid formic (thành phần trong nọc độc kiến). Acid formic tích tụ nhiều trong huyết thanh có thể dẫn tới ngộ độc với các triệu chứng:

  • Bất tỉnh.
  • Nhiễm toan chuyển hóa (một trong hai dạng của nhiễm toan, còn được gọi là nhiễm độc axit).
  • Ngộ độc thần kinh.
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi uống nhầm cồn

Khi phát hiện người bệnh uống nhầm cồn, cần sơ cứu như sau:

  • Bước 1: trấn an người bệnh, khi uống nhầm cồn y tế với lượng nhỏ có thể không gây biến chứng quá nguy hiểm.
  • Bước 2: cho người bệnh uống thật nhiều nước nhằm pha loãng cồn, giảm khả năng gây hại của cồn với cơ thể.
  • Bước 3: theo dõi tình trạng của người bệnh, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường hay triệu chứng ngộ độc cồn, đặc biệt là cồn công nghiệp (rượu methanol), cần đưa ngay người bệnh đến bệnh viện gần nhất để có phương án điều trị kịp thời.

Lưu ý: trong quá trình sơ cứu khi uống nhầm cồn, tuyệt đối không cố gây nôn cho người bệnh vì điều này không giúp loại bỏ chất độc mà còn khiến tình hình thêm nguy kịch.

hướng dẫn cách sơ cứu khi uống nhầm cồn
Cho người bệnh uống thật nhiều nước nhằm pha loãng cồn, giảm khả năng gây hại của cồn.

Các biện pháp phòng ngừa uống nhầm cồn

Các biện pháp phòng ngừa uống nhầm cồn bao gồm:

  • Để đảm bảo an toàn, hãy lưu trữ dung dịch cồn ở những nơi khuất tầm tay trẻ em và không để chung với các chất lỏng khác.
  • Sau khi sử dụng, cần đậy kín nắp để tránh cồn bay hơi và ngăn trẻ em nghịch ngợm hoặc uống nhầm.
  • Tránh tháo rời nhãn mác và bao bì của sản phẩm.
  • Kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì trước khi mua và sử dụng.
  • Nên mua cồn đúng nhãn mác, mua tại những bệnh viện, nhà thuốc có giấy phép kinh doanh uy tín.
  • Cồn y tế chỉ được sử dụng để sát trùng ngoài da, tránh cho cồn tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận khác.
  • Không pha cồn y tế với nước hoặc bất kỳ dung dịch nào khác để uống.

Bên cạnh việc nắm được các kiến thức về sơ cứu khi uống nhầm cồn, điều quan trọng hơn là phòng ngừa uống nhầm cồn bằng các biện pháp kể trên để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, nhất là trẻ em.

Một số câu hỏi liên quan

1. Súc miệng bằng cồn 70 độ hay 90 độ có sao không?

Cồn 70 độ hay 90 độ là hóa chất có tính sát khuẩn, ăn mòn. Khi uống sẽ gây ra bỏng niêm mạc bỏng niêm mạc miệng và vùng hầu họng có tiếp xúc với cồn.

Nếu mức độ bỏng nhẹ không tạo ra sang thương thấy rõ trên bề mặt, người bệnh không cần lo lắng dù niêm mạc vẫn sẽ tăng tiết đờm nhiều nhưng sẽ giảm dần. Lúc này, người bệnh tiếp tục súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày vài lần, uống thêm vitamin trợ niêm mạc như vitamin C.

2. Người bị uống nhầm cồn khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bị uống nhầm cồn có bất kỳ các triệu chứng bất thường, đặc biệt ở vùng miệng, họng, cần đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị.

Khám và điều trị cho người bệnh uống nhầm cồn tại Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc (ICU), PlinkCare TP.HCM với các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục cập nhật phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp tiếp nhận, cấp cứu, hồi sức và chăm sóc tích cực toàn diện. Bên cạnh đó, khoa ICU còn:

  • Tiếp nhận và điều trị, chăm sóc tích cực, toàn diện 24/24 giờ cho bệnh nhân nặng từ khoa Cấp cứu, phòng mổ hoặc từ các khoa nội trú thuộc lĩnh vực Nội – Ngoại – Sản – Nhi.
  • Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.
  • Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu, hỗ trợ chuyên môn cho các phòng cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.

Tóm lại, người bệnh cần được sơ cứu khi uống nhầm cồn ngay lập tức để giảm thiểu các nguy cơ tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cẩn thận khi lưu trữ và sử dụng các sản phẩm chứa cồn, tránh xa tầm tay trẻ em để hạn chế những sự cố đáng tiếc.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send