Image

Hormon tuyến giáp là gì? Vai trò quan trọng như thế nào?

Tuyến giáp là gì và vai trò của tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể. Tuyến giáp có hình con bướm nằm ở phía sau khí quản. Hormon tuyến giáp hay được gọi là hormon giáp trạng do tuyến giáp tiết ra gồm có hormon Thuyroxine (T4) và hormon Tri-iodi-thyronine (T3)

Thạc sĩ bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, PlinkCare TP.HCM cho biết: trong các loại hormon tuyến giáp tiết ra thì hormon T4 chiếm tới 80%. Nếu hormon T4 mất đi một nguyên tử Iot sẽ trở thành hormon T3. Quá trình này thường xảy ra ở gan hoặc một số mô nhất định nơi T3 hoạt động. Hormon T3 đảm nhiệm vai trò chính cho việc truyền tải thông tin cho các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Hormon tuyến giáp được xem như 1 dạng ngôn ngữ chứa thông điệp di chuyển theo máu đến các cơ quan nhằm điều phối chức năng hoạt động của cơ thể. Đặc biệt hormon tuyến giáp chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát và trao đổi chất. Đối với trẻ sơ sinh, hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng cho sự phát của triển não. Cụ thể hơn, hormon tuyến giáp có khả năng ảnh hưởng đến nhiều tế bào trong cơ thể bằng cách: (1)

  • Ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể, bao gồm tim, hệ thống thần kinh trung ương, xương, chỉ số đường huyết và sự trao đổi chất cơ bản…
  • Điều chỉnh tốc độ sử dụng calo của cơ thể, có thể hiểu là ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất, điều này ảnh hưởng lớn đến việc tăng hay giảm cân.
  • Làm tăng hoặc chậm nhịp tim của bạn.
  • Làm tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Quyết định tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
  • Kiểm soát cách cơ bắp co lại.
  • Kiểm soát tốc độ tái tạo tế bào mới để thay thế cho tế bào chết, vì vậy ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của da và xương.
ảnh hưởng đến cơ thể
Hormon tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

Thiếu hoặc dư hormon tuyến giáp có sao không?

Hormon tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Nếu thiếu hoặc dư hormon tuyến giáp đều có thể khiến cơ thể hoạt động bất thường gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: bướu cổ, bệnh lý tim mạch, bệnh lý thần kinh, vô sinh, sảy thai, dị tật bẩm sinh,…

Dấu hiệu thiếu hormon tuyến giáp

Người bị thiếu hormon tuyến giáp sẽ có những biểu hiện như: Thường mệt mỏi, hay nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, trầm cảm, tâm trạng thất thường, da và tóc bị khô, rối loạn kinh nguyệt, cảm thấy quá lạnh vào mùa động và quá nóng bức vào mùa hè. (2)

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu hormon tuyến giáp là do bệnh suy giáp. Nếu thiếu hormon tuyến giáp bạn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh: Bướu cổ, các bệnh về tim mạch, gặp các vấn đề về tâm thần, bệnh thần kinh ngoại biên, chứng phù niêm, vô sinh, dị tật bẩm sinh,…

đi khám bác sĩ để can thiệp
Khi có các triệu chứng bất thường về tuyến giáp, cần đi khám ngay.

Dấu hiệu dư hormon tuyến giáp

Người bị dư thừa hormon tuyến giáp cũng gặp những vấn đề xấu về sức khỏe như: Sụt cân nhanh, dễ bị tiêu chảy hoặc đi cầu nhiều hơn, bị liệt ở chân đột ngột, mất ngủ, nhạy cảm với ánh sáng, lồi mắt, mệt mỏi toàn thân, khó thở khi gắng sức,… (3)

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng dư hormon tuyến giáp là do bệnh cường giáp. Nếu thừa hormon tuyến giáp bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh: Rung nhĩ, suy tim, loãng xương đối với người dư hormon tuyến giáp đã mãn kinh,…

Ngoài một số bệnh do thiếu và dư hormon thì còn có một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như: viêm tuyến giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp.

Theo bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, có nhiều bệnh liên quan đến tuyến giáp, tùy vào từng đối tượng sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng của những bệnh liên quan đến tuyến giáp thường không rõ ràng. Cách tốt nhất là bạn nên tự phòng ngừa bệnh tuyến giáp bằng những cách sau: (4)

  • Ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau và trái cây.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Có lối sống khoa học, ngủ sớm, không sử dụng các chất kích thích hay rượu bia, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung đủ lượng iốt, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị sớm.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hormone tuyến giáp hoặc muốn biết liệu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào phát triển bệnh tuyến giáp hay không, đừng ngại mà hãy liên lạc ngay với chúng tôi, chúng tôi ở đây để giúp bạn.

Tư vấn

close
  • smart_toy

    Chào bạn 👋
    Tôi có thể giúp gì cho bạn?

send